Download miễn phí Đề tài Đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng vào chương trình 135 theo 4 tiêu chí công khai minh bạch, công bằng, hiệu quả, bền vững
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.Các khái niệm chung 2
2. Các hình thức tham gia 2
3. Tác dụng của sự tham gia. 2
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 4
I. Đánh giá chung về chương trình 135 4
II. Đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể 4
1. Tính công khai, minh bạch 4
1.1.Khái niệm công khai, minh bạch: 4
1.2. Nội dung đánh giá 5
1.3. Giải pháp 16
2. Tính công bằng 18
3. Tính hiệu quả 22
3.1. Giai đoạn I( 1998-2005) 22
3.2. Giai đoạn II( 2006-2010) 24
3.3. Đại diện 1 số vùng: 25
3. Tính bền vững 28
KẾT LUẬN 30
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-de_tai_danh_gia_thuc_trang_tham_gia_cua_cong_dong.OD0hNpyOrp.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70606/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
bản đề xuất lựa chọn CT được trưởng thôn/bản thông báo rộng rãi cho các hộ dân trước 2 đến 3 ngày để người dân có điều kiện chuẩn bị và tham gia dự họp đông đủ. Đây là lần đầu tiên người dân được làm chủ đầu tư toàn diện từ khâu lựa chọn, lập kế hoạch, thực hiện tới duy tu bảo dưỡng, do đó thu hút được rất nhiều người dân tham gia. Kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ tại xã cho thấy các biên bản họp thôn/bản đề xuất CT được ghi chép đầy đủ theo mẫu. Số người tham gia so với số hộ trong thôn bản chiếm từ 60% đến 100% (ở dự án GNMB). VD. Bản Pồ Chồ (Bát Xát, Lào Cai); thôn Rì (Lục Ngạn, Bắc Giang). Ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người, phụ nữ ít tham gia vào các hoạt động xã hội hơn nam giới, số phụ nữ tại các cuộc họp thôn bản chiếm tỷ lệ 30-80% tùy thuộc vào từng thời điểm mà tỷ lệ này có thể thay đổi, ví dụ: vào thời vụ thu hoạch, nam thường đi họp nhiều hơn nữ và ngược lại lúc nhàn rỗi thì phụ nữ đi họp đông hơn nam. Sự tham gia tích cực của cộng đồng đã thể hiện được tính dân chủ trong thực hiện đó là: (i) người dân được tiếp cận với các thông tin về dự án (ii) được họp, đề xuất và thảo luận về các CT ưu tiên đầu tư cho thôn/bản; (iii) được cử người thay mình giám sát các nhóm thợ thực hiện các CT; (iv) được đề xuất các nhóm thợ tham gia thực hiện các CT; (v) trực tiếp tham gia thực hiện các CT góp phần thu nhập; (vi) đưa ra quy chế vận hành, bảo trì và quản lý các CT (hương ước).Hạn chế
- Tuy nhiên, do trình độ văn hoá có hạn nên việc ghi chép biên bản họp thôn chưa mạch lạc, một số biên bản họp thôn ghi thiếu các thông tin như: tổng số hộ, số người tham dự, ngày tháng họp nhầm lẫn giữa ngày âm lịch và ngày dương lịch. thiếu thông về Qui mô CT, số người hưởng lợi, thiếu thứ tự ưu tiên cho CT. Sự tham gia phát biểu ý kiến của phụ nữ và nhóm người dễ bị tổn thương trong thôn tuỳ từng trường hợp vào tính chất cuộc họp, nhưng nhìn chung vẫn rụ rè do tập quán và hiểu biết hạn chế.
- Trong quá trình phát triển xã hội, thôn bản, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao vẫn cồn nhiều khó khăn về đời sống và văn hoá (hộ cùng kiệt chiếm 60-80%). Do địa hình khó khăn, phức tạp (có xã như Mo Rây-Kon Tum rộng gần bằng tỉnh Thái Bình, đi từ thôn này sang thôn khác phải mất cả ngày đường đi bộ) nên việc đầu tư cho các thôn bản không phải dễ dàng vì kinh phí có hạn. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của nhiều dân thôn bản vẫn còn rất thấp, Chẳng hạn có xã/thôn trình độ văn hoá của bí thư, chủ tịch chỉ mới lớp 3 lớp 4 (xã Đắc Kôi-Kon Rẫy, Kon Tum), thôn Sử Pán 1 xã Sử Pán có hộ dân nhưng trong số 70 phụ nữ của các chỉ có 2 người biết đánh vần và viết được ít chữ. Số lao động nhiều mà thiếu tay nghề, phong tục tập quán lạc hậu (đám ma, cưới hỏi,…) vẫn nặng nề. Một số thanh niên trẻ được đo tạo nhưng khi học xong họ ở lại làm việc ở các thị trấn hay thành phố làm ăn mà hầu hết không về thôn bản. Đó là những trở ngại lớn cho phát triển nông thôn. Mặt khác, một số các công trình được đầu tư nhưng chất lượng của các công trình chưa đảm bảo chất lượng, hiệu quả thấp (VD. Trường xây xong không có học sinh học ở Cát Tiên-Lâm Đồng, hệ thống nươc tự chảy ở Đắc Kôi –Kon Tum, mương nước vừa làm xong đã hỏng ở Sa Pa-Lao Cai,…).
c. Trong tổ chức thực hiện
Mặt được:
- Sự tham gia đóng góp của người dân đã tăng lên đáng kể
Đóng góp của người dân địa phương vào các công trình thường dưới dạng vật liệu xây dựng hay ngày công lao động, ngày công giám sát, tình nguyện đóng góp phần đất đai khi có công trình cần sử dụng mà không đòi hỏi bồi thường, cá biệt cũng có nơi đóng góp tiền để thực hiện dự án.
Hạn chế:
- Sự thiếu minh bạch còn thể hiện qua việc thực hiện cơ chế đấu thầu và thực hiện thầu. Công tác đấu thầu và thực hiện thầu còn mang tính hình thức, việc tổ chức đấu thầu hạn chế, thực chất là chỉ định thầu, cộng đồng hầu như đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy, nhiều hạng mục người dân hoàn toàn có thể đảm đương được lại được giao cho các nhà thầu thực hiện và trong quá trình thực hiện họ lại khoán lại cho người dân.
Bình Định
Việc thực hiện các phương châm, mục tiêu của Chính phủ quy định trong các dự án chương trình như: "dân chủ công khai"; "dân biết dân làm dân kiểm tra"; "xã có công trình dân có việc làm" cũng còn nhiều khiếm khuyết. Đối với việc việc nghiệm thu bàn giao và quản lý sử dụng và bảo dưỡng các công trình, các Ban quản lý dự án chưa hướng dẫn cách thức sử dụng, quy trình vận hành, quản lý, bảo trì để địa phương và nông dân quản lý sử dụng. Vì thế, một số công trình đầu mối về thủy lợi, hệ thống cửa của các công trình dân dụng, hệ thống máy bơm nước sạch không được nông dân bảo vệ. Một số công trình chợ, trạm khuyến nông, lâm, nhà văn hóa ở các trung tâm cụm xã ĐBKK làm xong không được bố trí sử dụng gây lãng phí…
d. Trong giám sát, đánh giá
Điểm mạnh
- Công tác tổ chức theo dõi cộng đồng thực hiện CT đến cấp xã
- Hệ thống văn bản của chương trình gồm có các tài liệu như quyết định, quy chế, nghị quyết, thông tin, hướng dẫn từ TW đến xã được ban hành và triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện Chương trình.
Ban chỉ đạo
Chương trình TW
Bộ phận TD&ĐG
TW
GSĐG
độc lập
BCĐ
Chương trình tỉnh
Cán bộ TD&ĐG tỉnh
BCĐ
Chương trình huyện
Cán bộ theo dõi
đánh giá huyện
BCĐ
Chương trình xã
Cán bộ theo dõi
đánh giá BPT xã
Ban GSĐG cộng đồng
Sơ đồ 1: Hệ thống GSĐG
- Một số tỉnh đã ban hành hướng dẫn thực hiện một câch dân chủ công khai.
Lựa chọn công trình theo nguyên tắc công khai, dân chủ, người dân tham gia. Hội đồng nhân dân xã quyết định hạng mục, quy mô và, khả năng nguồn vốn tại xã. Vai trò Ban giám sát xã được khẳng định trong quá trình giám sát thi công và nghiệm thu công trình. Đặc biệt về giám sát đánh giá Chương trình 135 đã đóng góp kinh nghiệm để Chính phủ đưa ra Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng (bước đầu có sự tham gia của cộng đồng). Theo Quyết định này, Ban GSĐG cộng đồng xã do chủ tịch Hội đồng nhân dân làm trưởng ban, các thành viên là thay mặt Hội đồng nhân dân xã, các Hội. Nhờ có các Ban GSĐG cộng đồng mà nhiều vụ tiêu cực trong quản lý, thi công CT được ngăn chặn, góp phần làm tăng chất lượng công trình, tăng tính dân chủ công khai và minh bạch trong tài chính, tạo niềm tin trong nhân dân đối với Lãnh đạo các cấp. Thông tư 666/2001 TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD về hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc CT 135. Thông tư¬ 894/2001/TT-UBDTMN hướng dẫn tổng hợp và báo cáo thống kê dự án HTCS và TTCX cúng được ban hành.
Ngoài các văn bản của TW, một số tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện dân chủ công khai và công tác giám sát thực hiện CT 135 đến cấp xã. Có những sáng kiến trong thực hiện (xã Thổ Bình tỉnh Tuyên Quang. Ban giám sát xã gồm các thành phần như t...