vichiha_itachi

New Member

Download miễn phí Đánh giá xu thế chuyển hóa năng lượng trong các vực nước biển ven bờ Việt Nam





Cácdữ liệu thu thậpvềhệ sinh thái biểngồm có:năng suấtsơcấp riêngcủatừnghệ sinh
thái, diện tíchbềmặttương đốicủahệ sinh thái đó sovớitổng diện tíchmặtnớc biển thềm
lục địa Việt Nam, cácsốliệuvềtổnglượngbứcxạbềmặt trênhệ sinh thái đó.Năng suất sinh
họcsơcấpcủatừnghệ sinh thái có thể được thu thậpbằng đơnvị gam cacbon/m2/ngày hay
các đơnvị có liênquan như gam Chlorophyll a/m3. Ngoài ra còn có cácthôngsốvềnguồnlợi
sinhvật biểncủa Việt Nam, được tínhbằng đơnvịtấntơi/năm.Tấtcả các đơnvị trênsẽ
đợc quy đổi thành đơnvịnănglợng Kcal/năm để so sánh đượcvớitổnglợngnănglượng
cungcấp chovực nước hay tổng lượngnănglượnghữu cơtrongthựcvật.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 12, SOÁ 09 - 2009
Trang 105
ĐÁNH GIÁ XU THẾ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC VỰC
NƯỚC BIỂN VEN BỜ VIỆT NAM
Lâm Ngọc Sao Mai1), Nguyễn Tác An(2)
(1)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
(2)Viện Hải dương học Nha Trang
(Bài nhận ngày 08 tháng 01 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 02 tháng 07 năm 2009)
TÓM TẮT: Năng suất sinh học biển và hiệu suất chuyển hóa năng lượng có thể được
đánh giá thông qua hệ số chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nguồn năng lượng hữu cơ
trong sinh vật biển. Nguồn năng lượng mặt trời Việt Nam nhận được trung bình khoảng 1.243
Kcal/km2/năm. Nguồn năng lượng này chuyển hóa thành năng suất sơ cấp với tổng sản lượng
sơ cấp toàn vùng biển Việt Nam là 210.1013 – 330.1013 Kcal/năm. Tổng trữ lượng cá và hải
sản của vùng biển Việt Nam ước tính từ 3,1 đến 4,2 triệu tấn. Như vậy hiệu suất chuyển hóa
năng lượng theo kênh năng lượng mặt trời - thực vật là 0,17 – 0,27%, theo kệnh động thực vật
là 0,062 – 0,075%.
Từ khóa: Năng suất sinh học biển, hiệu suất chuyển hóa năng lượng, năng suất sơ cấp
1.MỞ ĐẦU
Sản xuất và phân rã là hai quá trình quan trọng của sinh quyển. Quá trình sản xuất sơ cấp
trong các hệ sinh thái biển phụ thuộc vào nguồn bức xạ tự nhiên, vào nguồn cung cấp dinh
dưỡng, vào đặc trưng của lực lượng sản xuất sơ cấp gồm thực vật và vi sinh vật quang hợp và
vào sinh vật sử dụng: sinh vật phân rã và động vật. Các kết quả nghiên cứu cơ bản về hệ sinh
thái biển đã cung cấp dữ liệu, thông tin và các cơ sở khoa học để xem xét phân tích đánh giá
các mối quan hệ, đồng thời xây dựng các phương pháp tiếp cận khác nhau phục vụ cho việc
nghiên cứu đánh giá, dự báo các nguồn lợi sinh vật và biến động chất lương môi trường do
thay đổi khí hậu toàn cầu.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về năng lượng trong các hệ sinh thái biển ven bờ Việt Nam
chưa có nhiều. Vì vậy, nghiên cứu với đề tài “Đánh giá xu thế chuyển hóa năng lượng trong
các vực nước biển ven bờ Việt Nam” được triển khai nhằm đánh giá sơ bộ về dòng năng lượng
cũng như hiệu suất chuyển hóa năng lượng trong các hệ sinh thái biển ven bờ Việt Nam. Từ đó
có thể đánh giá tiềm năng khai thác nguồn lợi sinh vật của vùng biển ven bờ Việt Nam và so
sánh với các vùng khác trên thế giới.
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Phân tích cơ sở lý luận của các quá trình trong hệ sinh thái biển
Nghiên cứu này thực hiện công việc tổng quan nghiên cứu các lý luận và các quá trình
trong hệ sinh thái biển là nhằm đưa ra những cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu. Trong bài
báo này, chỉ chủ yếu nhấn mạnh vào quá trình sản xuất sơ cấp của sinh vật sản xuất trong biển
là các loài rong tảo và thực vật nổi, do đó không đề cập đến quá trình phân rã trong biển.
2.2.Nghiên cứu các phương pháp đánh giá nguồn năng lượng trong hệ sinh thái
Bài báo chọn biểu đồ hình tháp năng lượng để thể hiện hiệu suất chuyển hóa năng lượng
trong hệ sinh thái vì tính đơn giản của nó cũng như hạn chế về các thông số năng lượng cụ thể.
Với mục tiêu xây dựng mô hình tổng quát xu thế chuyển hóa năng lượng của các hệ sinh
thái vùng ven biển Việt Nam, do đó có thể xem như hệ sinh thái vùng biển ven bờ chỉ gồm 3
Science & Technology Development, Vol 12, No.09 - 2009
Trang 106
bậc dinh dưỡng, với thực vật nổi, động vật nổi hay vi sinh vật, cuối cùng là các loài cá ăn động
vật nổi và cá dữ ăn cá nhỏ, hai nhóm cá này có thể gộp chung thành các loài động vật ăn thịt.
Ngoài ra còn có thêm bậc năng lượng cơ sở là năng lượng mặt trời.
2.3. Phân tích dữ liệu, thông tin về hệ sinh thái biển, đặc trưng và cường độ chuyển
hoá vật chất và năng lượng
Các dữ liệu thu thập về hệ sinh thái biển gồm có: năng suất sơ cấp riêng của từng hệ sinh
thái, diện tích bề mặt tương đối của hệ sinh thái đó so với tổng diện tích mặt nước biển thềm
lục địa Việt Nam, các số liệu về tổng lượng bức xạ bề mặt trên hệ sinh thái đó. Năng suất sinh
học sơ cấp của từng hệ sinh thái có thể được thu thập bằng đơn vị gam cacbon/m2/ngày hay
các đơn vị có liên quan như gam Chlorophyll a/m3. Ngoài ra còn có các thông số về nguồn lợi
sinh vật biển của Việt Nam, được tính bằng đơn vị tấn tươi/năm. Tất cả các đơn vị trên sẽ
được quy đổi thành đơn vị năng lượng Kcal/năm để so sánh được với tổng lượng năng lượng
cung cấp cho vực nước hay tổng lượng năng lượng hữu cơ trong thực vật.
2.4.Ứng dụng cân bằng năng lượng để đánh giá hiệu suất chuyển hoá năng lượng của
các hệ sinh thái biển tiêu biểu
Khả năng cân bằng năng lượng của các hệ sinh thái được xác định theo mô hình truyền
thống, [1]: C = P + R + F (1)
Trong đó, C: khẩu phần ăn
P: năng suất sinh học
R: hô hấp
F: bài tiết
Biểu thức (1) chỉ rõ tổng số năng lượng hấp thụ của sinh vật (thông qua khẩu phần ăn C),
bằng tổng số năng lượng cần thiết để sinh vật phát triển (thông qua năng suất sinh học) và để
sống (thông qua đại lượng trao đổi chất R) và số năng lượng không hấp thụ được thải ra ngoài
môi trường (F).
Hiệu suất chuyển hóa được tính dựa vào tỉ số của phần năng lượng còn lại P tích tụ trong
cơ thể của nhóm sinh vật này để làm thức ăn cho nhóm sinh vật khác qua từng bậc dinh
dưỡng.
2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đã có hơn 70 công trình liên quan đến việc nghiên cứu chuyển hóa năng lượng và vật chất
của quá trình sản xuất sơ cấp trong hệ sinh thái biển nhiệt đới được công bố trong 5 năm gần
đây. Các kết quả nghiên cứu đã phân tích các mối quan hệ giữa môi trường và các nguồn lợi
sinh vật thông qua xích dinh dưỡng trong biển, các ảnh hưởng của sự biến đổi xu thế chuyển
hóa năng lượng lên nguồn lợi sinh vật biển. Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu cho thấy xu
thế chuyển hóa năng lượng là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá khả năng cung cấp tài
nguyên hải sản và sức tải của môi trường biển.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu quá trình chuyên hóa năng lượng và vật chất,quá trình sản xuất và phân rã, quá
trình trao đổi chất... trong hệ sinh thái biển Việt nam đã được chú ý triển khai tư những năm
1960, bắt đầu bằng việc định lượng sức sản xuất sơ cấp và mô hình hóa chu trình vật chất
trong hệ sinh thái biển, (Nguyễn Tác An,1969). Tiếp theo là các nghiên cứu của Nguyễn Tác
An vào các năm 1985, 1995, 1997 cho biết năng suất sinh học của từng hệ sinh thái trong vực
nước biển Việt Nam và một số vực nước cụ thể.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 12, SOÁ 09 - 2009
Trang 107
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Có thể mô hình hóa quá trình sản xuất sơ cấp dưới dạng cân bằng năng lượng và vật chất
như sau:
1300 Kcal năng lượng ánh sáng + 106 CO2 + 90 H2O + 16 NO3 + PO4 + các nguyên tố
khoáng = 13 Kcal thế năng chứa trong 3285g nguyên sinh chất (106 C, 180 H, 46 O, 1 P, 815g
chất trơ) + 154 O2 + 1287 Kcal năng lượng nhiệt phát tán, [6].
Lượng năn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Đánh giá tác động của công tác chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển hạ tầng, đô thị tại phường bãi chãy, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Nông Lâm Thủy sản 0
B Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý rác y tế tại bệnh viện chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh Khoa học Tự nhiên 2
T Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa. Đề xuất biện pháp quản lý khả thi Khoa học Tự nhiên 0
T Đánh giá hiệu quả của việc chuyển mục đích sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành Luận văn Kinh tế 0
N Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phân tích dòng chảy (FIA) nhằm đánh giá sự chuyển hoá các chất dinh dưỡng Khoa học Tự nhiên 0
B Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, TP Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
P Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top