girl_sieu_way_25193
New Member
Download miễn phí Luận văn Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP THEO YÊU CẦU CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 7
1.1. Một số vấn đề chung về công chức thanh tra và đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành tư pháp 7
1.2. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành tư pháp 35
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP THEO YÊU CẦU NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM 52
2.1. Thực trạng đội ngũ công chức thanh tra tư pháp 52
2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành tư pháp 73
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP THEO YÊU CẦU CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 80
3.1. Quan điểm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành tư pháp 80
3.2. Các giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành tư pháp 82
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-luan_van_dao_tao_boi_duong_cong_chuc_thanh_tra_ng.zJSGLFKzNd.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63528/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
uyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Những vấn đề khiếu kiện hiện nay của nhân dân với các cơ quan Nhà nước nổi lên rất nhiều: từ quản lý, sử dụng đất đai, thu chi ngân sách ở địa phương, giải quyết các chế độ, chính sách, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của dân... Đó cũng là những vấn đề đòi hỏi người cán bộ thanh tra phải có bản lĩnh, năng lực, có tác phong gần gũi, lắng nghe ý kiến của quần chúng;- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; không quan liêu, hách dịch cửa quyền, sách nhiễu gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
- Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh; có lối sống giản dị, không bê tha đoàn kết, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự. Gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân nơi cư trú tín nhiệm. Phấn đấu trở thành một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng thì cán bộ thanh tra phải luôn rèn luyện và trau dồi đạo đức cách mạng của người cán bộ thanh tra như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “cán bộ thanh tra phải cố gắng học tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức Cách mạng, nâng cao trình độ lý luận, trình độ nghiệp vụ và trình độ chuyên môn để làm việc cho tốt” [6].
Từ những trình bày trên cho thấy, vấn đề nâng cao đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động cho mỗi cán bộ thanh tra là một trong những yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ đặc biệt vừa có tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính thường xuyên, cơ bản lâu dài, góy phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của nước ta và nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra nói chung và thanh tra ngành Tư pháp nói riêng.
Thứ ba: trình độ đào tạo
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ ba khoá VIII đã xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: “ lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xác định quá trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng cả kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành”. Để quán triệt tinh thần Nghị quyết, thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành đã xây dựng chương hành động cụ thể và cụ thể hoá bằng việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, xây dựng chiến lược về cán bộ thanh tra với mục tiêu chung là: “trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với công vụ; có trình độ quản lý tốt đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước”.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban hành nhằm khắc phục cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ, bảo đảm yêu cầu công việc và đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan Nhà nước bao gồm thi tuyển công chức, đào tạo tiền công vụ, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm nâng ngạch, bậc công chức [35].
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra ngành Tư pháp hiện nay thì việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ là cần thiết và cấp bách. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra là một vấn đề lớn, gồm nhiều nội dung: quan điểm, lập trường, phẩm chất đạo đức, tính trung thực, khách quan của người cán bộ thanh tra, về tài chính - kế toán, về xây dựng cơ bản, trình độ, phương pháp thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì việc phân loại theo đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
* Đối với thanh tra viên ngành Tư pháp:
Nhiệm vụ cụ thể: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo; Trực tiếp thực hiện hay tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan và phân công các thành viên trong đoàn tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến việc thanh tra, xét khiếu nai, tố cáo. Lập biên bản và viết báo cáo kết luận rõ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp giải quyết, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình; Tạm đình chỉ việc làm xét thấy đang hay sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện phần việc được giao, bàn giao hồ sơ, tài liệu của cuộc thanh tra theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Hiểu biết: Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để vận dụng vào hoạt động thanh tra; Nắm được nguyên tắc, chế độ, thể lệ trong quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, quản lý Nhà nước, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội; nắm chắc quy trình nghiệp vụ thanh tra; có khả năng tổ chức và tập hợp quần chúng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.
Yêu cầu về trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý Nhà nước và kiến thức pháp luật. Nếu là đại học chuyên môn nghiệp vụ hay tương đương (đã qua thời gian tập sự) thì phải theo học một lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thanh tra; Qua khoá đào tạo quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên. Biết một ngoại ngữ trình độ A (đọc, hiểu sách chuyên môn ngành Tư pháp và các văn bản thanh tra ngành).
* Đối với thanh tra viên chính ngành Tư pháp:
Nhiệm vụ cụ thể: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; Trực tiếp thực hiện hay tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan và phân công các thành viên trong đoàn tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ, tài liệu, có liên quan đến vụ việc thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo; Lập biên bản và viết báo cáo kết luận rõ đúng sai, nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp giải quyết, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình; Được đình chỉ việc làm xét thấy đang hay sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi tích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, xét khiếu nại, khiếu tố; Tổ chức tổng hợp, phân tích, tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo, nghiên cứu đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện v...