Devin

New Member

Download Tiểu luận Đào tạo luật ở Vương quốc Anh và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam miễn phí


MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Nội dung chính 1
1. Khái quát chung 1
2. Đào tạo luật ở Vương Quốc Anh 2
2.1. Đào tạo cử nhân luật 2
2.2. Đào tạo nghề luật 2
3. Những kinh nghiệm có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam 3
Kết luận 4
Danh mục tài liệu tham khảo 5


Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Nội dung chính 1
1. Khái quát chung 1
2. Đào tạo luật ở Vương Quốc Anh 2
2.1. Đào tạo cử nhân luật 2
2.2. Đào tạo nghề luật 2
3. Những kinh nghiệm có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam 3
Kết luận 4
Danh mục tài liệu tham khảo 5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, việc đào tạo luật ở nước ta đã được chú trọng hơn rất nhiều. Hiện nay, cả nước có 11 cơ sở đào tạo luật với khoảng 9000 cử nhân luật tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên có một thực tế đó là chất lượng đầu ra của các cử nhân luật là chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của xã hội đặt ra đang ngày càng nâng cao. Vì vậy, cần có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học, dựa trên những thông số thật sự chính xác, trung thực để có biện pháp chấn chỉnh, cải thiện, nâng cao và đổi mới phương pháp đào tạo luật ở Việt Nam. Để thực hiện điều này chúng ta cần có những phép so sánh đối với việc đào tạo luật ở một số quốc gia khác trên thế giới từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho mình. Vương quốc Anh là một quốc gia có hệ thống đào tạo luật phát triển và có chất lượng hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quan về đào tạo luật ở Anh, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam là việc hết sức cần thiết.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái quát chung.
Pháp luật Anh là thay mặt tiêu biểu cho dòng họ common law. Đào tạo luật ở Anh quốc là hoạt động hướng tới hai mục tiêu: nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý (acedamic) cho người học. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp bằng cử nhân luật sau khi kết thúc khóa học. Hai là, mục đích dạy nghề, và với mục đích này, người học sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật.
Việc đào tạo luật ở Anh được thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định như sau: về đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật. Trong đó, đào tạo nghề luật ở Anh thì gồm có đào tạo trong một số lĩnh vực như: đào tạo luật sư tư vấn, đào tạo luật sư tranh tụng. Đào tạo cử nhân luật là quá trình đào tạo học viên ở bậc đại học và thuộc về chức năng của các trường đại học đảm nhiệm; còn dạy nghề là đào tạo học viên ở bậc sau đại học và thuộc về chức năng của các cơ sở đào tạo được cấp phép bởi Đoàn luật sư (cơ sở đào tạo luật sư tranh tụng) và bởi Hội luật gia (cơ sở đào tạo luật sư tư vấn).
Việt Nam là một nước thuộc dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, cũng giống như ở Anh, Việt Nam cũng có các trường bậc đại học đào tạo cử nhân luật như Đại học Luật Hà Nội, khoa luật – Đại học Quốc Gia, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh… và có trường dạy nghề cho cử nhân luật theo các ngành khác nhau như luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên… là Học viện Tư pháp.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu đào tạo luật ở Anh và Việt Nam ta có thể nghiên cứu theo quy trình đào tạo cử nhân luật và đào tạo nghề luật.
2. Đào tạo luật.
2.1. Đào tạo cử nhân luật
Để thi đỗ vào khoa luật ở một trường đại học nào đó của Anh thì thường phải là những học sinh xuất sắc, có điểm thi đầu vào rất cao (đạt mức “A”). Vì vậy, chất lượng sinh viên đầu vào của các trường đào tạo cử nhân luật ở Anh là rất cao. Giống như ở Anh, điểm thi đầu vào các trường luật của nước ta cũng rất cao, có thể được xếp vào các trường “top trên” và có danh giá. Để lấy được bằng cử nhân luật, sinh viên Anh phải theo học ba năm tại khoa luật mà không phải là một khóa học bốn năm như ở nước ta. Trong thời gian theo học khóa học này, các sinh viên ở cả 2 nước sẽ được cung cấp các kiến thức khoa học pháp lý cơ bản cho người học, đó là bất cứ những kiến thức mà bất cứ người hành nghề luật nào cũng cần có trước khi có thể hành nghề luật. Chúng ta có thể thấy công tác đào tạo luật của Anh được chú trọng ngay từ khâu đầu tiên, với chất lượng sinh viên khá cao, đảm bảo cho việc tiếp thu các kiến thức pháp lý một cách tốt nhất, từ đó cũng giúp hình thành nên các luồng tư duy mới hơn trong suốt quá trình học tập và giảng dạy. Trong quá trình đào tạo ở Anh, các sinh viên được tiếp cận với các cách giảng dạy mới và tiên tiến dưới dạng thuyết trình, thảo luận, tranh luận với các giáo sư hay những người đang hành nghề luật nhằm đưa việc học luật sát với thực tiễn đúng với đặc điểm của dòng họ common law. Ở Việt Nam hiện nay, với đặc trưng của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa, có thể coi là một nhánh của dòng họ civil law thì việc đào tạo cử nhân luật gắn liền với việc dạy lí thuyết tuy nhiên việc đưa thực tiễn vào dạy luật ở nước ta cũng đã được quan tâm nhiều hơn.
Sau khi có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp sinh viên có thể quyết định lựa chọn để trở thành luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng. Còn ở Việt Nam không có sự phân biệt luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Cử nhân luật tốt nghiệp có thể lựa chọn theo học để trở thành thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên… hay có thể học tiếp 2 năm rưỡi để trở thành thạc sĩ, và thêm 3 năm nữa để trở thành tiến sĩ…
2.2 Đào tạo nghề luật.
Ở Anh, đào tạo nghề luật tiếp nhận cả người có bằng cử nhân luật và không có bằng cử nhân luật nhưng phải có một bằng đại học khác. Và những người không có bằng cử nhân luật mà đã có một bằng đại học khác chỉ có thể học nghề sau khi đã tham gia khóa học kéo dài một năm để vượt qua kỳ thi sát hạch nghề nghiệp phổ thông (CPE) hay học để lấy bằng Diplom về luật. Ở nước Anh, nghề luật được hiểu là nghề luật sư – một nghề vô cùng danh giá. Ở vương quốc Anh, người hành nghề luật sư được phân thành hai nhóm: luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Việc mở lớp, cơ sở đào tạo nghề luật, bao gồm các cơ sở đào tạo luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng đều do cơ quan có thẩm quyền là Hội luật gia (đối với luật sư tư vấn) và Đoàn luật sư (đối với luật sư tranh tụng) cấp phép, quản lí, giám sát và kiểm tra. Để một cử nhân luật trở thành luật sư tranh tụng hay tư vấn đều bao gồm hai giai đoạn: (1)Các cử nhân luật phải tham gia khóa đào tạo nghề một năm (2)Giai đoạn thực tập: để trở thành luật sư tư vấn, tốt nghiệp sinh phải cam kết thực tập tại một công ty luật sư tư vấn trong vòng 2 năm; còn để trở thành luật sư tranh tụng, tốt nghiệp sinh sẽ phải thực tập một năm dưới sự giám sát của một luật sư tranh tụng. Chúng ta có thể thấy rằng công tác đào tạo luật ở Anh quốc thực sự được chú trọng và quan tâm đặc biệt đào tạo nên các luật gia thực sự giỏi về chuyên môn.
Đối với Việt Nam, cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, không có sự phân chia giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Đạo tạo nghề luật ở Việt Nam là đào tạo các cử nhân luật theo các con đường luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên… và các nghề khác liên quan tới luật như giáo viên pháp luật, chuyên viên pháp lý… Việc đào tạo nghề được thực hiện ở cơ sơ duy nhất đó ...
 

KINGHA

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Đào tạo luật ở Vương quốc Anh và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam

Mình đang cần bài này, nhờ bạn gởi bản word cho mình nhe, Thank bạn :) :) :grin:
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tiểu luận Đào tạo luật ở Vương quốc Anh và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam

Trích dẫn từ KINGHA:
Mình đang cần bài này, nhờ bạn gởi bản word cho mình nhe, Thank bạn :) :) :grin:


Link download của bạn đây
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÌNH SỰ 3140 LỚP ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ + đáp án Luận văn Luật 0
N vấn đề cơ bản của công tác hành chính tổng hợp nhằm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại một đơn vị đào tạo luật chất lượng cao Luận văn Sư phạm 0
D BÀI THU HOẠCH DÂN SỰ HỒ SƠ LS.DS-10/B5/TH1 - LỚP ĐÀO TẠO LUẬT SƯ, KỸ NĂNG THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM Luận văn Luật 0
M Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ Văn hóa, Xã hội 0
3 Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN Luận văn Sư phạm 0
S Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn Luật 0
X Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh1 Luận văn Luật 0
F Pháp luật về đào tạo nghề - thực trạng trong các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định Luận văn Luật 0
Q BT cá nhân: ĐÀO TẠO LUẬT Ở NGA VÀ VIỆT NAM, NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT Tài liệu chưa phân loại 0
K Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN Tài liệu chưa phân loại 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top