baby_uyen2003

New Member
Download Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp

Download Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp miễn phí





Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như ngành công nghiệp tăng từ 5,04% năm 2001 lên 15,4 % năm 2008, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số nhà máy công nghiệp lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó phải kể đến sự gia tăng về tỷ trọng của ngành dịch vụ từ 5,42% năm 2001 lên 10,6% năm 2008, đây cũng là nhóm ngành đóng góp rất lớn cho GDP của Lạng Sơn (Từ 30-40% GDP mỗi năm). Một số ngành có xu hướng sụt giảm về tỷ trọng là ngành nông nghiệp, giáo dục xã hội, y tế nhưng về số tuyệt đối thì giá trị tài sản cố định mà những ngành này tạo ra lại không hề giảm, trái lại còn gia tăng và tăng khá đều qua mỗi năm. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản, Còn với ngành giáo dục và y tế thì đó là kết quả của những chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ trường tranh tre nứa lá, nâng cao sức khoẻ cho người dân



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g gia tăng hàng năm. Vốn được cung cấp từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, ODA, các chương trình mục tiêu, vốn do dân đóng góp… Trong giai đoạn 2001-2008, vốn đầu tư cho lĩnh vực này đạt 900 tỷ đồng, năm 2008 tăng gấp 24 % so với năm 2001, bình quân mỗi năm tăng lên 17%. Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các khu vực như sau:
- Khu vực I ( vùng có kinh tế - xã hội tương đối phát triển): 33%
- Khu vực II ( vùng có kinh tế - xã hội tương đối khó khăn ): 21%
- Khu vực III ( vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ):46%
Với lượng vốn đầu tư như vậy, trong tám năm qua, tỉnh đã nâng cấp và xây dựng mới các trường THPT như: Chu Văn An, Lộc Bình, Bình Gia, Bắc Sơn, trung học Y tế, Đình Lập, Sư phạm…Đồ dùng dạy học, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, tăng dần số trường học có phòng học ngoại ngữ, vi tính. Số phòng thí nghiệm, phòng thư viện và hệ thốn trang thiết bị đồng bộ cùng với số lượng phòng thí nghiệm, phòng thư viện và hệ thống trang thiết bị đồng bộ cùng với sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo ngày một tăng.
b. Đầu tư phát triển lĩnh vực y tế
Tổng vốn đầu tư chi cho y tế ngày càng được quan tâm đúng mức, vốn chi của năm sau luôn cao hơn năm trước, tổng vốn đầu tư cả giai đoạn đạt 1000 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách địa phương chiếm 77%, vốn từ các chương trình mục tiêu chiếm 8%, vốn Xây dựng tập trung chiếm 15%. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này được huy động từ các nguồn như: nguồn vốn của Bộ Y tế, nguồn vốn của tỉnh, vốn của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Nhờ vậy, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được bổ sung, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trong giai đoạn này, tỉnh cũng đã đầu tư mua sắm và lắp đặt một số trang thiết bị hiện đại như các máy xét nghiệm về sinh hoá, huyết học, hồi sức cấp cứu, X-quang, siêu âm… ở cả tuyển tỉnh và tuyến huyện; đầu tư thêm xe cứu thương, máy đo khúc xạ mắt, monitoring theo dõi bệnh nhân…
Tuy nhiên, những trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của ngành y tế tỉnh vẫn còn thiếu và chưa hiện đại so với các tỉnh bạn, do vậy, công tác khám chữa bệnh vẫn chưa hoàn toàn triệt để và hiệu quả cao. Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất khám chữa bệnh là những vấn đề đặt ra đối với tỉnh trong giai đoạn này.
c. Đầu tư cho lĩnh vực văn hoá – thông tin - thể dục thể thao
Lĩnh vực này trong giai đoạn 2001-2008 nhận được số vốn đầu tư vào khoảng 2000 tỷ đồng. Trong đó, hàng năm Thể dục - Thể thao được đầu tư khoảng 5-6 tỷ đồng, còn lại được tập trung đầu tư cho lĩnh vực văn hoá thông tin, đặc biệt là phát thanh truyền hình. Nhiều di sản văn hoá được đầu tư khôi phục và khai thác như: Thành Nhà Mạc, các động Nhất-Nhị-Tam Thanh,…Công tác phát thanh truyền hình được quan tâm đầu tư vào các trạm phát lại và phương tiện nghe nhìn. Xây dựng mới sân vận động Đông Kinh, nâng cấp trung tâm thể thao tỉnh, tổ chức các hoạt động thể thao…
1.3. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008
1.3.1. Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển
1.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Tình hình khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn trong giai đoạn 2001-2008 được thể hiện trong bảng 1.20 sau:
Bảng 1.21: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn
 giai đoạn 2001-2008
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
( Tỷ đồng )
1381
1744
2023
2256
1766
1953
2860
3830
Vốn đầu tư thực hiện ( Tỷ đồng )
1132
1447.5
1723.6
1904.1
1471
1625
2523
3355
Vốn đầu tư dở dang
( Tỷ đồng )
249
296.5
299.4
351.9
294.9
328.1
337.5
474.9
Tỷ lệ VĐT thực hiện/VĐT (%)
82
83
85.2
84.4
83.3
83.2
88.2
87.6
 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lạng Sơn các năm 2001-2008
Trong giai đoạn 2001-2008, vốn đầu tư thực hiện ở Lạng Sơn có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên không ở mức cao. Bình quân trong tám năm qua, vốn đầu tư thực hiện đạt 84,6%, trong đó hai năm gần đây đạt mức cao nhất: năm 2007 đạt 88,2%, năm 2008 đạt 87,6%. Nhưng cùng với đó, vốn đầu tư dở dang cuối kỳ cũng tăng lên về số tuyệt đối, năm 2001 là 249 tỷ đồng chiếm 18% thì đến năm 2008 là 474,9 tỷ đồng chiếm 12,4%. Mức tăng này là do năng lực xây dựng cơ bản của tỉnh có hạn không đáp ứng kịp với sự tăng của vốn đầu tư, hơn nữa khối lượng xây dựng dở dang năm trước chuyển sang lớn nên khối lượng vốn xây dựng cuối kỳ trong các năm lớn. Vì vậy, trong giai đoạn tới Lạng Sơn cần quan tâm tiến hành dứt điểm và nhanh chóng các công trình cần huy động nhanh để giảm vốn ứ đọng giúp vốn đầu tư nhanh chóng phát huy tác dụng.
1.3.1.2. Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho họat động sản xuất kinh doanh. Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế
a. Giá trị tài sản cố định huy động
Bảng 1.22: Giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Nông-lâm-ngư nghiệp
51
37
30
53
83
61
92
115
Công nghiệp- xây dựng
40
69
40
49
224
145
362
382
Dịch vụ
43
53
26
41
174
88
141
263
Giáo dục - Đào tạo
28
14
10
12
10
28
34
39
Vận tải
115
236
44
49
98
247
296
310
Y tế - xã hội
29
87
3
4
3.7
11
14
12
Các ngành khác
488
665
399
469
1240
1077
1264
1362
Tổng số
794
1161
552
677
1832.7
1657
2203
2483
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Qua bảng 1.21, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2001 con số này mới chỉ dừng lại ở 794 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên đến 2483 tỷ đồng. Tuy vậy, giá trị này lại giảm trong những năm 2003 và 2004, nguyên nhân là do tài sản cố định chỉ được tính thêm khi bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng nên một số ngành tuy có vốn đầu tư lớn nhưng tài sản cố định mới tăng thấp do chưa hoàn thành công trình, vốn đầu tư thực hiện dở dang. Mặt khác ở những phần trước đã đề cập đến tình trạng nợ xây dựng cơ bản của Lạng Sơn trước năm 2005, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn này.
Bảng 1.23: Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008
Đơn vị:%
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
6.42
3.19
5.43
7.83
4.53
3.68
4.18
4.63
Công nghiệp-Xây dự...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thực tập tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Luận văn Kinh tế 0
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top