anewday_2u

New Member
Download Đề tài Đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Vĩ mô và vi mô)

Download Đề tài Đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Vĩ mô và vi mô) miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Một số hiểu biết chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2
I. Nguồn nhân lực 2
1. Khái niệm nguồn nhân lực 2
2. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực. 2
II. Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 5
1. Vĩ mô. 5
2. Vi mô 13
3 Vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực 18
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ năm 2000 đến nay 23
I. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 23
1. Tình hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo 23
2. Đầu tư cho y tế 32
3. Đầu tư cho tiền lương 35
4. Đầu tư cải thiện môi trường lao động. 40
II. Thành tựu và thách thức đặt ra cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 49
1.Thành tựu 49
2. Hạn chế 52
Chương 3: Một số giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 56
1 Giải pháp cho việc đầu tư phát triển giáo dục đào tạo 56
1.1 Vĩ mô: 56
1.2. Vi mô: 58
2.Một số giải pháp đối với ngành y tế 60
2.1. Đối với vấn đề thiếu vốn. 60
2.2. Đối với vấn đề quản lý vốn trong ngành y tế. 61
2.3. Cải cách chế độ viện phí và chính sách đãi ngộ đối với y bác sỹ. 61
3. Một số giải pháp cho vấn đề tiền lương 62
4. Giải pháp cho vấn đề môi trường lao động. 62
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g thời tăng cường năng lực quản lý giáo dục.
Trong những năm gần đây sự hình thành mạng lưới trường lớp rất đa dạng, nhất là sự lớn mạnh của hệ thống trường ngoài công lập. Hiện nay, cả nước có 6.049 cơ sở mầm non ngoài công lập, chiếm 52,2%; 90 trường tiểu học, chiếm 0,61%; THCS: 49 trường, chiếm 0,47% và THPT có 617 trường, chiếm 26,2%; Hệ thống trường ngoài công lập đã đóng góp đáng kể vào việc chia sẻ trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi học tập của mọi trẻ em, tăng quy mô giáo dục.
Trong năm học 2006 - 2007, trong khuôn khổ dự án phát triển THPT, Bộ GD-ĐT đã đầu tư 5,2 triệu USD mua sắm thiết bị bổ sung cho 64 trường THPT, 22 trường THPT nội trú, 4 trường THPT kỹ thuật, 4 trường sư phạm thực hành; sửa chữa, xây mới 1.400 phòng học, phòng thí nghiệm. Các tỉnh, thành phố đầu tư 480 tỉ đồng để xây mới 4.000 phòng học.
Đầu tư phát triển giáo dục đại học, cao đẳng, kỹ thuật chuyên nghiệp
Để huy động thêm các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học (GD ĐH), Nhà nước đã đầu tư bằng các Dự án ODA và nhiều Dự án nâng cao năng lực GD ĐH bằng các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại khác. Ngoài ra, khuyến khích các cơ sở GD ĐH thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ để tăng nguồn thu. Tuy nhiên, so với nhu cầu của ngành GD, hàng năm các cơ sở GD vẫn thiếu kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Nhà nước huy động các nguồn lực từ xã hội, vay tín dụng nước ngoài để bổ sung nguồn vốn cho phát triển GDĐT, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường ĐH, CĐ.
Ngoài ra, riêng chính sách về đất đai, Bộ TC đề nghị, các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế thì khi quy hoạch đất làm khu công nghiệp, khu kinh tế phải dành một phần diện tích đất cho việc xây dựng trường, cơ sở đào tạo, không thu tiền thuê đất.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 7/2007, cả nước có 325 Học viện, trường ĐH, trường CĐ, trong đó có 155 ĐH, Học viện, trường ĐH; 170 trường CĐ (gồm cả các trường thuộc khối an ninh quốc phòng). Có 54 trường ĐH, CĐ ngoài công lập.Tổng số sinh viên CĐ, ĐH năm 2006 – 2007 là 1.415.563 (tăng 10,21% so với năm 2005 – 2006). Tỉ lệ sinh viên/giảng viên bình quân trung của cả hệ thống giáo dục ĐH năm học 2006 – 2007 là 27,15 sinh viên/1 giảng viên. Khối các trường ngoài công lập, bình quân 31,1 sinh viên/giảng viên.  
Các dự án đầu tư xây dựng trường đại học đã và đang được triển khai trên nhiều địa bàn. Thời gian gần đây, trước đòi hỏi của các nhà tuyển dụng, cũng như của xã hội, các trường đại học đang đầu tư điều chỉnh chương trình giảng dạy, đầu tư xây dựng mở rộng giảng đường, khu vực nghiên cứu khoa học, thư viện, phòng thí nghiệm, …các điều kiện cơ sở vật chất cho sinh viên, học viên…Các trường đại học đang liên kết với các doanh nghiệp, với ngân hàng, công ty thực hiện nhiều hội thảo hướng nghiệp, tạo mối liên kết , đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, ngoài các doanh nghiệp trong nước mà ta thường thấy ở các trường ĐH như: Vietcombank, Techcombank, Mobifone, ACCA…Nhiều trường còn liên kết đào tạo với các trường ĐH nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tạo ra một môi trường GD quốc tế, tiến tới ngang tầm khu vực và đạt trình độ thế giới.
Về đầu tư phát triển trường đào tạo nghề, kỹ thuật chuyên nghiệp. Hiện cả nước có khoảng 355 cơ sở dạy nghề (CSDN) thuộc các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế, bao gồm: hơn 100 trường Trung cấp nghề (TCN), Cao đẳng nghề (CĐN) (trong đó có 47,57% trường ngoài công lập); còn lại khoảng 250 CSDN (trong đó có 67% ngoài công lập) và hàng trăm CSDN khác tham gia dạy nghề ngắn hạn.
Những năm qua, bình quân mỗi năm các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000 - 100.000 học sinh hệ dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh học nghề ngắn hạn Trường CĐN mỏ Hữu Nghị (bình quân 4.000 học sinh/năm); Các trường thuộc Tổng công ty VINASHIN hàng năm đào tạo được 6.000 - 7.000 học sinh...); Trường CĐN LILAMA 2 (bình quân 2.500 học sinh/năm). Qua gần 33 năm hoạt động, Trường Cao đẳng nghề dầu khí (trường đào tạo nhân lực dầu khí trước đây) đã đào tạo, bồi dưỡng cho các DN dầu khí hơn 60.000 lượt người với trên 100 chương trình; đào tạo được hơn 12.500 công nhân kỹ thuật vớí 27 nghề khác nhau...
Trong thời gian qua bước đầu có sự gắn kết giữa nhà trường và DN trong dạy nghề. Có nhiều hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN, như tổ chức cho học sinh thực tập, thực hành tại DN sau khi đã học lý thuyết tại trường (Trường CĐN LILAMA 1 và 2, các trường của VINASHIN...); DN đầu tư trang thiết bị thực hành cho trường (như tập đoàn Compal Đài Loan, Nhà máy đóng tầu VINASHIN, TOYOTA Việt Nam, một số DN của Tập đoàn LILAMA...); đào tạo theo hợp đồng của DN thông qua việc ký kết giữa địa phương với DN và trường hay trực tiếp giữa DN và trường (Hà Tây, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Hữu Nghị,...).
1.2. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.
Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển rất nhanh, trong khi xã hội nói chung chưa được chuẩn bị để đối phó với những đòi hỏi mới về nhân lực chất lượng cao. Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên ngay trong công việc là một giải pháp tự đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực. Song mỗi doanh nghiệp, tại mỗi thời điểm có những nhu cầu và điều kiện làm việc đặc thù, do đó khó có thể nói tới một hình thức đào tạo chung chung cho tất cả các công ty. Việc đào tạo nhân viên cũng trở thành một chiến lược kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp. Hiểu về các hình thức đào tạo khác nhau có thể giúp nhà lãnh đạo lựa chọn một hình thức phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp mình.
Về việc đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thời gian qua, việc đào tạo như thế nào cho hiệu quả với các doanh nghiệp đã trở thành vấn đề bức thiết, doanh nghiệp phải chọn cho mình một địa chỉ đào tạo đáng tin cậy. Các tiêu chí để chọn một dịch vụ đào tạo chất lượng bao gồm: chương trình học, danh sách giảng viên, lĩnh vực chuyên môn, danh sách khách hàng của dịch vụ, ý kiến phản hồi từ các khách hàng. Trong các doanh nghiệp luôn liên tục diễn ra tập huấn và tái tập huấn cho người lao động, đào tạo nhập môn cho người lao động mới làm.
Với quan điểm GD&ĐT phải là “bạn đồng hành” của doanh nghiệp, các doanh nghiệp chủ động gặp gỡ, tìm đối tác liên kết đào tạo, tháo gỡ những vướng mắc, điều phối sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường. Đào tạo nhân lực cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, doanh nghiệp cần thông báo sớm về nhu cầu đào tạo, tuyển dụng, mức lương dự kiến trả cho người lao động sau khi tốt nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện nay thường chọn các hình thức đào tạo nguồn nhân lực: 62% doanh nghiệp lựa chọn đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc, tiếp theo là gửi nhân viên tập huấn lớp ngắn hạn, chiếm 30%, và tự mở lớp đào tạo, 8%. Đào tạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thực tập tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Luận văn Kinh tế 0
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top