Sloane

New Member
Download Luận văn Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức các định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Download miễn phí Luận văn Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức các định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin





Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, với
những ưu thế củanó đã đực khẳng định, việc ứng dụng công nghệ vào dạy học như
là một quy luật tất yếu. Theo xu hướng chung của việc ứng dụng công nghệ vào dạy
học trên TG hiện nay, công nghệ phải được sử dụng như là một phương tiện dạyvà
học, chú trọng đến việc làm thế nào để HS có thể phát huy tốt những ưu điểm của
công nghệ vào việc tìm kiếm,xử lí, trao đổi, xuất bản thông tin, phục vụ cho việc
học tập của mình, chứ khôngchỉ đơn thuần coi CNTT là phương tiện hỗ trợ cho giảng
dạy của GV hay coi công nghệ như là một công cụ riêng thuần túy trong lĩnh vực
công nghệ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

trong mỗi chủ đề học tập, chú trọng đến việc giúp HS
thực hiện những bài tập lớn gắn liền với thực tiễn, bao trùm nội dung kiến thức và có
“tính mở”. Những bài tập này thường được thực hiện trong thời gian dài, chiếm một
vị trí quan trọng trong quá trình học tập của HS. Thậm chí những bài tập này có khi
là nội dung chủ chốt của chủ đề học tập mà giải quyết nó đồng nghĩa với việc hoàn
thành nội dung học tập của chủ đề.
Để giải quyết được các bài tập như vậy, HS cần nghiên cứu kĩ các kiến thức cơ
bản của chủ đề học tập cũng như các kiến thức về các lĩnh vực khoa học khác liên
quan, đồng thời vận dụng sáng tạo những kiến thức đó cũng như huy động kiến thức
kinh nghiệm của bản thân trong học tập. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của
mô hình dạy học này.
Ví dụ: Khi học tập phần kiến thức về động học, có thể giao cho HS thực hiện
bài tập tổng quát: bố trí các biển báo, đèn giao thông ở một vài tuyến đường nào đó
sao cho lưu lượng xe đi lại trên các tuyến hợp lý, tránh ùn tắc giao thông. Thực hiện
bài tập này, HS phải tìm hiểu nhiều vấn đề có liên quan, chẳng hạn HS cần
biết: Lưu lượng xe đi lại trên các tuyến đường; khoảng cách giữa các giao lộ; vận tốc
trung bình, vận tốc tức thời của các phương tiện tham gia giao thông; tìm hiểu các
loại biển báo giao thông, cần bố trí các đèn xanh, đèn đỏ, biển báo quy định tốc độ,
thời gian dừng của các phương tiện tại các nút giao thông là bao nhiêu? Gia tốc của
các xe trong mỗi lần dừng – đi có ảnh hưởng như thế nào? …
Hay một ví dụ khác: khi dạy học kiến thức phấn năng lượng, có thể giao cho HS
các bài tập: Hãy tìm hiểu các dạng năng lượng và nguồn năng lượng phục vụ cho
cuộc sống của chúng ta? Hay: chúng ta phải làm gì và bằng cách nào để đáp ứng
được nhu cầu về năng lượng trong tương lai? Hay: bạn có biết nguyên tắc hoạt động
của nhà máy thủy điện? Các máy cơ đơn giản?…
Như vậy, thông qua việc thực hiện những bài tập lớn, những dự án học tập gắn
liền với thực tiễn như vậy, HS sử dụng nhiều kiến thức cơ bản ở nhiều lĩnh vực và
biết vận dụng nó một cách sáng tạo trong những tình huống cụ thể. Các khái niệm cơ
bản cũng từ đó dần dần hoàn thiện ở HS, rèn luyện được cho HS ý thức cộng tác làm
việc trong một nhóm, các kĩ năng tìm kiếm, thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lí thông
tin. Khi hoàn tất bài tập, HS phải thiết lập được bài trình bày trước khán giả (lớp
học), điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện tính tự tin cũng như diễn
đạt ý kiến của HS trước công chúng…. Bên cạnh đó, thông qua những bài tập như
vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức cộng đồng cho HS không còn mang tính
giáo điều, sách vở và áp đặt, việc học tập được xem như một phần của cuộc sống
chứ không còn là một công việc tách bạch, đơn điệu.
1.4.4. Những nét đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề.
Có thể nói cách dạy học theo chủ đề có những đặc trưng cơ bản sau:
Các kiến thức cần truyền đạt cho HS được khai thác từ những chủ đêà học tập
mà nội dung của nó có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên
ngành khác nhau.
Các kiến thức cần dạy nằm trong một cấu trúc tổng thể với sự liên hệ chặt chẽ
với nhau, việc nhận thức của HS đối với những kiến thức đó được định hướng một
cách logic dựa trên hệ thống câu hỏi, từ những câu hỏi khái quát cho đến những câu
hỏi bài học và câu hỏi nội dung.
Khai thác tối đa kiến thức kinh nghiệm của HS, dồn nó thành sức mạnh trong
học tập.
Kiến thức mang đến cho HS gần gũi với thực tiễn, quá trình học tập không gò
ép, cưỡng bức, ban phát, mà tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo triển vọng học tập, nuôi
dưỡng tính sẵn sàng, tình cảm, tính tích cực, ý chí, kể cả bản năng của người học để
đạt mục đích học tập và phát triển cá nhân.
Tối đa hóa sự tham gia của người học, hạn chế đến mức tối thiểu quyết định và
can thiệp, áp đặt của người dạy trong quá trình học tập.
cách chủ đạo là dựa trên những câu hỏi định hướng, những yêu cầu đã
được thỏa thuận giữa GV và HS, người học có thể tự hoạt động cá nhân để nhận
thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự biểu hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn
thiện trong môi trường luôn được kích thích động cơ và đảm bảo tối đa quyền tự do
trong lựa chọn, quyết định, ứng xử, hoạch định, làm việc, thay đổi, cải thiện trong các
yếu tố học tập.
Phát huy được tính chủ động, tự tin, tự khẳng định, tự thúc đẩy và tự vận động
của người học, xu hướng năng động và cải biến của hành động học tập.
Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc
đáo của cá nhân.
Khai thác được các phương tiện, công cụ học tập, óc tò mò, ham hiểu biết của
HS.
Đảm bảo được tính mềm dẻo và thích ứng cao của giáo dục đối với người học,
với đặc điểm cá nhân và nhân cách của họ (nhu cầu, tình cảm, giá trị, mục đích).
Rèn luyện được khả năng làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính hợp tác
trong việc giải quyết vấn đề.
Hệ thống kiến thức được lưu giữ chặt chẽ, gắn với thực tiễn cuộc sống, thiết
thực với việc học tập của HS.
Bên cạnh những ưu điểm, cách tiếp cận dạy học theo chủ đề cũng gặp phải
những khó khăn hạn chế cả về yếu tố chủ quan lẫn khách quan:
Khi khai thác các chủ đề, các câu hỏi HS đưa ra có thể vượt ra khỏi phạm
chương trình, GV khó đưa đến cho HS một câu trả lời thỏa đáng.
HS phải được học tập và sinh hoạt trong một môi trường sư phạm mà việc học
phải thật sự là nhu cầu của HS, theo nhu cầu của HS và hướng vào HS.
Người GV phải năng động, sáng tạo và là những người có vai trò nhất định
trong việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung chương trình học tập của HS.
1.5. DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT.
1.5.1. Một số hình thức sử dụng CNTT trong dạy học. [24]
Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất cũng như hình thức tổ chức học tập của HS
mà việc ứng dụng CNTT trong dạy học được triển khai một cách khác nhau. Tuy
nhiên việc ứng dụng công nghệ vào dạy học có thể dựa trên các căn cứ: hình thức tổ
chức lớp học; hình thức tiếp cận CNTT;
Căn cứ vào hình thức tổ chức lớp học:
Các hình thức tổ chức lớp học có sử dụng CNTT có thể chia làm ba loại:
Lớp học có một máy tính và một máy chiếu (Projector) dành cho GV, có thể có
kết nối Internet. Lúc này, máy tính và máy chiếu được sử dụng như một công cụ trình
chiếu. Cách học tập của HS vẫn thiên về cách học tập truyền thống, nhưng hiệu quả
học tập của HS được nâng cao hơn nhờ những ưu thế của máy tính như: Tạo sơ đồ,
trình chiếu các đoạn phim, các mô phỏng, đồ thị, xử lí số liệu,…
Lớp học có nhiều hơn một máy tính, bao gồm một máy tính giáo viên kèm theo
hệ thống chiếu và một số máy tí...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R SKKN Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề Ancohol Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học hình học 8 theo dự án cho học sinh THCS Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án Dạy học theo chủ đề Toán 10 Tên chủ đề Các hệ thức lượng trong tam giác (Mẫu mới) Luận văn Sư phạm 0
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học theo dự án môn hóa học ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN Hóa học Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top