tra_cave

New Member

Download miễn phí Đề tài Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông Hồng





NỘI DUNG Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết 1

2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ đề tài 2

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2

4. Một số giải pháp và kiến nghị của khoá luận 3

5. Kết cấu khoá luận 3

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1. Khái niệm về du lịch 4

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của du lịch 4

1.1.2. Định nghĩa về du lịch 5

1.1.3. Chức năng của du lịch 7

1.1.4. Các loại hình du lịch 8

1.2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững 12

1.2.1. Khái niệm 12

1.2.2. Các nguyên tắc của du lịch bền vững 12

1.2.3. Quan điểm về phát triển bền vững 13

1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và cộng đồng dân cư địa phương 16

1.2.5. Một số mô hình du lịch bền vững 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG

2.1. Tiềm năng tuyến du lịch sông Hồng 25

2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 26

2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 28

2.2. Khái quát về tuyến du lịch sông Hồng 29

2.2.1. một số tour cụ thể của tuyến du lịch sông Hồng 30

2.2.2. Giới thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour 30

2.3. Thực trạng hoạt động du lịch của tuyến trong những năm qua 37

2.3.1. Nguồn khách 37

2.3.2. Lượng khách 37

2.3.3. Doanh thu 39

2.3.4. Cơ sở dịch vụ và phương tiện vận chuyển 41

2.3.5. Cán bộ nhân viên trong xí nghiệp 42

2.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phương của tuyến du lịch sông Hồng 43

2.4.1. Cộng đồng địa phương đối với du lịch 43

2.4.2. Du khách với cộng đồng địa phương 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51

CHƯƠNG 3

KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR MỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. Kiến nghị xây dựng chương trình tour mới 52

3.1.1. Giới thiệu lịch trình tour mới 52

3.1.2. Thị trường du lịch lựa chọn 54

3.1.3. Tính giá 55

3.1.4. Quảng cáo, giới thiệu về tour 57

3.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch 60

3.2.1. Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch 61

3.2.2. Sử dụng lao động địa phương vào các dịch vụ du lịch 62

3.2.3. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho hoạt động du lịch 64

3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lộ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng 67

3.3. Kiến nghị 1 số giải pháp cho phát triển du lịch của tuyến du lịch sông Hồng 68

3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp 68

3.3.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực 73

3.3.3. Giải pháp về đào tạo cơ chế chính sách 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 76

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KHOÁ LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đường kính khoảng 0,50 m cao chừng 8m, đứng trên trụ xi măng 1m liên kết với nhau, trên Thượng Lương của đền ghi rõ năm trùng tu (Khải Định 1924). Toà Phương Đền cấu trúc theo lối lầu son gác tía, cung đình giống như kinh thành Huế.
Mặt đền quay về phía Đông Nam để đón gió Sông Hồng. Từ sông Hồng vào 200m là miếu Câu Quân. Đền và Miếu Cậu Quận luôn đi cùng nhau. Tương truyền Cậu được Thượng Đế giao cho cai quản cửa sông, cửa đền Mẫu. Từ cổng lớn gọi là “ Mã Môn” rộng cách nhau khoảng 10m, hai cột Hoa Biểu cao chừng 9m, ngang 1m, đỉnh là 1 khối hoa dành dành cách điệu, cụm hoa khéo ghép 4 đuôi chim phượng nhưng lại lộ rõ hình long phượng ngoảnh mặt về 4 bên, đón gió 4 phương. Bên hữu đắp 4 mảnh phù điêu theo tích “Tam tạng lấy kinh”. Bên tả theo tích “Nhị sư lão đệ, tướng quân chuột” . Giữa 2 cột lớn nhỏ là 2 cổng ra vào, làm thành 2 tam quan cân đối. Trên đỉnh cột là đôi kỳ lân cách điệu. Qua cửa mã bên phải có 1 quả chuông lớn do thập phương gần xa công đức cùng với nhân dân địa phương tôn tạo 1995 với trọng lượng là 1,410 kg. Tháp chuông xây theo kiểu chồng diêm 8 mái hài hoà trang nhã.
* Đền Đồng Tử [14,11-12]
Đền nằm ở làng Đa Hoà, xưa thuộc xã Tổng Mễ Sở , huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên nay thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên. Đền Chử Đồng Tử được Nhà nước xếp hạng vào năm 1962, là một trong những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của Việt Nam. Đền được xây dựng do sự đóng góp của nhân dân vơi sự giúp đỡ của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh. Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân của ngài được thờ ở ngôi đền này. Tới đây du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng “bồng lai tiên cảnh” và dâng hương bái vọng đức thánh thần. Đây chính là di tích lưu trữ một thiên tình sử mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung in đậm trong tâm trí của hầu hết nhân dân Việt Nam.
Đền được xây dựng dựa trên lối kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn Tống thế kiến trúc của đền nằm trên
Một khu đất cao, rộng bằng phẳng hình chữ nhật có tổng diện tích là 18.720m2, bao gồm 18 nóc nhà. Con số này ám chỉ tới Hùng Vương thứ 18 và nàng Tiên Dung lúc đó mới 18 tuổi. Đền Chử Đồng Tử được chia làm 2 khu: khu ngoài rồng 7.200m2, không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ
Khu ngoài rộng 7.200m2 , không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ ra bốn hướng, 2 tầng, 8 mái cong, chịu ảnh hưởng của triết lý dịch học dưới bóng đa cổ thụ. Đây là kiến trúc mới được xây dựng sát cạnh nền cũ của ngôi nhà bia đá thực dân phá dỡ. Từ nhà bia đá giữa hai hàng cây gạo- một loại cây bất tử sánh ngang với tuổi đời của đền. Cổng chính có 2 cột vút cao, ngự trên đỉnh là 2 con lân quay mặt vào lối đi, ngày đêm canh giữ ngôi đền.
Con đường lát gạch rộng 8 m, hai bên là nhà chuông và nhà khánh đá. Cả 2 nhà đều có kiến trúc giống nhà bia. Trong đó chuông cao cao 1,5m, đường kính 0,8 m, khánh dài 1,2m, cao 0,8. Chuông và khánh đều được làm vào thời Nguyễn.
Tiếp đến là Ngọ mông gồm có 3 cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đứp lưỡng long chầu Nguyệt, trước cửa có 4 chữ nho “Bồng lai cung quyết”, cánh cửa được làm bằng gỗ lim
Qua sân lớn lát gạch là các nhà Đại Tế, Toà Thiên Hương, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam và cuối cùng là Hậu Cung. Nối liền các cung đối diện nhau qua sân Đậu và sân Chầu. Kiến trúc độc đáo của Đền là ở kiểu dáng nóc của 18 ngôi nhà lớn, nhỏ. Đỉnh của tất cả các nóc đều có hình con thuyền, dược đỡ bởi 2 con vật mặt rồng và mặt sư tử. Nếu đứng từ trên cao xuống sẽ thấy 18 nóc nhà, cái ngang cái dọc, cái cao, cái thấp như 18 con thuyền đang quần tụ. Nét đặc sắc của kiến trúc khu Đền được dồn cho Toà Thiên Hương. Toà có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Toàn bộ phần mái 2 tầng, 8 mái cong gửi gắm triết lý dịch học, ngói vẩy cá, dầu có hình con lân, con rồng, con sư tử. Các bụng xà ngang có hình búp sen bằng gỗ chúc xuống như thể trời ban phước xuống cho chúng sinh. ở trong toà này còn có 2 câu đối viết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung “kỳ duyên khoáng thiên cổ, nhân gian phu phụ, thiên thương thần tiên”
Nghệ thuật điêu khắc ở đây nổi bật là cửa võng ở cung Đệ Nhị và các bức Nghi Môn viền xung quanh cửa vào Ngọ môn, toà Thiên Hương và các cung. Các điêu khắc gỗ này đều được chạm lộng hình chim phượng, hoa cúc và hoa quả để biểu thị ước vọng cầu phúc 12 cánh cửa, từ toà Thiên Hương vào cung Đệ Nhị trên chạm lộng hoa lá như Mai, Cúc, Trúc, Thông và Tứ linh, những cỗ ngai vàng, bài vị và những cỗ kiệu được chạm khắc tỉa tót tinh vi.
Lễ hội của Đền diễn ra vào 9- 13/2 âm lịch. Trong những ngày này có cả lễ và hội. Phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như thả đèn, chọi gà, kéo co, rước nước…
Phần hội là phần thu hút rất nhiều người tham gia cũng như sự chú ý của du khách. Trong đó có rất nhiều trò chơi dân gian nhưng đáng chú ý hơn cả là lễ rước nước, nó được làm sau phần khai mạc lễ rước nước tức là lấy và mang nước về từ Sông Hồng vào Đền. Theo tục lệ thì nước được dùng trong vệ Thánh ở Đền trong cả năm để lau tượng, nước cũng được lấy giữa dòng sông Hồng. Lễ rước nước hàng năm thu hút hàng trăm người tham gia và được chia thành các Đội như Đội tế năm, đội tế nữ, đội múa sênh, ban nhạc lễ, đội múa rồng. Tất cả các đội này đều mặc trang phục của ngày hội. Đi đầu đám rước là 2 cong rồng lộng lẫy uy nghi được rước đến hơn 10 người múa uốn lượn theo nhịp trống. Múa rồng là nghệ thuật làm sao cho “Rồng bay”. Dẫn đoàn rước kiệu là hai hàng các bà, các cô trong đội tế nữ quan trong những bộ xiêm áo dài đủ màu xanh, đỏ, vàng, trắng. Sau đám rước rồng là ban nhạc lễ, tiếp đến là kiệu thánh có lọng cho 2 bên cùng bát cửu, chấp kích do trai thanh gái lịch trong làng rước. Kiệu choé đựng nước do 8 trinh nữ khiêng. Hàng đoàn người trong trang phục ngày hội nối tiếp nhau theo đám rước tới bờ sông. Bên kia sông trên bãi Tự nhiên, nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau buôi đầu là đám hội của làng Ngư Dội chờ tham gia vào đoàn rước về trình thánh. Đoàn rước đến Bến Tuần thì dừng lại. Tại đây, hai con rồng được đưa xuống hai chiếc thuyền khác để bơi sang bãi Tự nhiên trong tiếng đàn, tiếng trống… Cuộc múc nước được tiến hành, người được giao nhiệm vụ múc nước là người già đức độ, khoẻ mạnh, mặc lễ phục, tay cầm giáo dừa sơn đỏ cúi xuống múc từng gáo đổ vào choé cho đầy. Xong việc thì đoàn rước quay trở về.
Đám rước trở về Đền trong tiếng trống, tiếng chiêng cùng những điệu múa, điệu hát và những trang phục sặc sỡ của ngày lễ hội.
* Làng nghề Bát Tràng [5,8- 9]
Làng gốm Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách Hà Nội 7 km đường thủy, hay 12km đường bộ. Đây là một địa danh nổi tiếng về làm gốm. Dân gian ta có câu “Thợ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”. Hàng năm, có khoảng hơn 10.000 khách quốc tế đến với Bát Tràng tham quan, mua đồ gốm lưu niệm.
Gốm sứ Bát Tràng nhiều mặt hàng đa dạng và độc đáo: những bộ ấm chén, bát , đĩa… hình chiếc ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Công nghệ thông tin 0
N Sự cần thiết phải đẩy mạnh thực hiện quy hoạch mạng lưới công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
D Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn hóa, Xã hội 0
T Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Kiên nghị và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 3
B Ngành công nghiệp ô too Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển Luận văn Kinh tế 0
K Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển Luận văn Kinh tế 2
H Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển Tài liệu chưa phân loại 2
I TTCK và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển TTCK tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
P Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng Tài liệu chưa phân loại 0
V Báo cáo Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top