foxmilk2001

New Member

Download miễn phí Đề tài Đẩy mạnh việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ta hiện nay





 

 

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

I- Cơ sở lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 3

1. Thực chất của cổ phần hoá. Sự cần thiết khách quan phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 3

1.1. Thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 3

1.2. Sự cần thiết khách quan phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 4

1.3. Mục tiêu cổ phần hoá 5

2. Qui trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần 6

II- Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta 6

1. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua 6

1.1. Giai đoạn thí điểm từ 1992 đến tháng 5/1996 6

1.2. Giai đoạn 2 từ 5/1996 – 6/1998 11

1.3. Giai đoạn triển khai hàng loạt từ 6/1998 đến nay 17

2. Những nhận xét chung về quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Việt Nam 22

2.1. Những kết quả đạt được 23

2.2. Những mặt hạn chế 24

III- Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá DNNN 26

1. Một số giải pháp nhằm cổ phần hoá các DNNN 26

2. Một số kiến nghị 29

Kết luận 31

Tài liệu tham khảo 33

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


N thành công ty cổ phần.
Quyết định số 25-CP của chính phủ ngày 26/3 97 sửa đổi một số điều của nghị định số 28-CP của chính phủ ngày 7/5/96 về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.
Chỉ thị số 658-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 20/8/97 về việc thúc đẩy triển khai cổ phần hoá DNNN.
Sau 4 năm thí điểm cổ phần hoá Nhà nước ta đã rút được một số kinh nghiệm để bổ xung và sửa đổi chế độ cổ phần hoá, ngày 7/5/96 chính phủ đã ra nghị định 28-CP thay thế quyết định số 202-CP với quy định cụ thể và mở rộng hành lang pháp lí cho các DNNN chuyển sang các công ty cổ phần.
Tính từ năm 1993 với doanh nghệp đại lý liên hiệp vận chuyển ( Thành Phố Hồ Chí Minh ) cổ phần hoá ngày 1/7/93 đến cuối năm1997 cổ phần hoá được 18 DNNN với tổng số vốn là 121.348 triệu đồng. Trong số 18 DNNN nói trên có một DNNN bán toàn bộ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mà không giữ lại cổ phần nào; số còn lại Nhà nước nắm giữ ít nhất là 18% cao nhất là 51% cổ phần của công ty ( bình quân của 18 doanh nghiệp là 34,2%) còn lại do cán bộ công nhân viên trong công ty và các thành phần kinh tế khác ngoài xã hội nắm giữ. Trong số 18 DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần có 11 doanh nghiệp hoạt động từ một năm trở nên, trong đó có hai doanh nghiệp trước khi chọn làm thí điểm cổ phần hoá có những điều kiện thuận lơị, hoạt động có lãi cao là công ty cổ phần Cơ điện lạnh, công ty cổ phần Đại lí liên hiệp vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận thấp vốn giảm dần, như xí nghiệp VIFOCO, xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An, xí nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuyền Bình Định...
Trong giai đoạn này tốc độ cổ phần hoá được thực hiện nhanh và vững chắc so với giai đoạn thí điểm. Đạt được điều này là do cổ phần hoá không những đảm bảo các mục tiêu kinh tế là huy động vốn nhanh, phát triển sản xuất, kinh doanh... mà còn bảo đảm các mục tiêu xã hội như phát huy vai trò làm chủ của người lao động, tạo việc làm mới, tăng thu nhập... Hơn nữa do chúng ta đã kịp thời sửa đổi chế độ chính sách để tạo những bước chuyển biến tích cực tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.
1.2.1.Những thành tựu đạt được
Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần thì sản xuất kinh doanh phát triển, có tiến bộ về mọi mặt, Nhà nước và doanh nghiệp người lao động đều có lợi. Cụ thể như sau Nghiên cứu kinh tế số 241, tháng 6/1998
:-
-Đối với các doanh nghiệp:
Vốn tăng bình quân 45%/năm
Doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm
Lợi nhuận tăng bình quân 70,2%/năm
Nộp ngân sách tăng bình quân 98%/năm
Thu nhập của người lao động tăng bình quân 20%/năm
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 19,1%/năm
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 74,6%/năm
_ Đối với nhà nước:
Từ khi chuyển sang công ty cổ phần với cách quản lý tiến bộ trách nhiệm người lao động nâng cao, hiệu quả làm việc ngày một tốt hơn dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp ngày càng tăng, lợi nhuận tăng lên tiền thuế của các công ty cổ phần nộp nhiều hơn khi còn là DNNN. Ngoài ra nhà nứơc còn thu được 37724 triệu đồng từ các nguồn sau:
Tiền thu về bán cổ phần 30.207 triệu đồng
Phần lợi tức của nhà nước từ các công ty cổ phần 6.995 triệu đồng
Lãi tiền vay mua chịu cổ phần của CBCNV 522 triệu đồng
( chưa kể số tiền CBCNV trong các công ty cổ phần mua chịu cổ phiếu là 14.749 triệu đồng sau 5 năm phải trả Nhà nước)
_Đối với người lao động và xã hội :
Các DNNN từ khi chuyển sang công ty cổ phần đã thay đổi cả về lượng và chất theo chiều hướng tích cực. Các công ty cổ phần này không những ổn định đủ việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp mà còn tạo thêm nhiều việc làm thu hút một khối lượng lớn lao động trong xã hội và trả với mức lương cao góp phần giải quyết một vấn đề lớn của xã hội. Thu nhập của người lao động cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với khi còn ở DNNN đó là chưa kể nguồn thu từ lợi tức cổ phần khoảng 22- 24%/năm. Ngoài số lao động cũ đã làm việc trong công ty từ nhiều năm trước, các công ty cổ phần này đã thu hút hơn 1000 người lao động ngoài xã hội vào làm việc.Do hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá có hiệu quả nên lợi tức của các cổ đông thường cao hơn lãi suất gửi tiền tiết kiệm, đông thời tốc độ tích luỹ vốn của doanh nghiệp cũng khá nhanh , giá trị cổ phiếu thường tăng từ 1,5-2 lần( sau 1-2 năm hoạt động). Chẳng hạn như :Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển, sau 4 năm hoạt động giá trị cổ phiếu đã tăng 7lần; công ty cơ điện lạnh cũng trong thời kỳ đó giá trị cổ phiếu tăng hơn 6 lần. Công ty cổ phần cơ điện lạnh trước khi cổ phần hoá có 334 CBCNV sau khi sang công ty cổ phần hàng năm số lượng lao động mới tuyển vào đều tăng.Năm 94 tuyển 81 người làm việc, năm 95 thu hút 79 người vào làm việc và năm 96 thu hút thêm 153 người. Như vậy sau 3 năm cổ phần hoá công ty đã tạo ra 313 chỗ làm việc mới đưa tổng số người lao động trong công ty từ 334 người(1993) lên 647 người(1996). Tiền lương của người lao động không những được đảm bảo mà tăng đánh kể so với còn là DNNN. Trước cổ phần hoá tiền lương bình quân của người lao động là 647 ngàn đồng/tháng, dến năm 96 lương bình quân là 1,3 triệu đồng/tháng.Đại lý liên hiệp vận chuyển trước khi cổ phần hoá thu nhập của người lao động là 800 ngàn/ tháng (1993) lên 1,4 triệu đồng /tháng (1994) và đến năm 1996 thu nhập của người lao động trung bình lên tới 2,5 triệu đồng /tháng.
Trong giai đoạn này đã mở rộng và đa dạng hoá hơn hình thức cổ phần hoá, nếu như ở giai đoạn thí điểm chỉ có một hình thức cổ phần hoá là bán một phần giá trị hiện có cuả doanh nghiệp nên ít nhiều đã hạn chế tốc độ cổ phần hoá.Nay, Nghị định 28-CP đã cho phép cổ phần hoá theo 3 hình thức đó là:
-Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
-Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp.
-Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
Với hình thức cổ phần hoá đa dạng nhiều doanh nghiệp có thể thực hiện cổ phần hoá hay với hình thức này hay với hình thức khác dựa vào những đặc điểm riêng của mình. Do vậy chọn hình thức nào để cổ phần hoá cho thích hợp là quyền và trách nhiệm của chính doanh nghiệp.
Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động hấp dẫn hơn:
Đối với doanh nghiệp, điều 10 Nghị định 28 CP đã làm rõ rằng khi cổ phần hoá DNNN được hưởng 6 ưu đãi:
+Được sử dụng số dư quỹ khen thưởng và phúc lợi chia cho CNV để mua cổ phiếu.
+Được giảm thuế lợi tức 50% trong 2 năm liên tiếp ( không phải xét hỏi như theo QĐ 202-CT ).
+ Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại quốc doanh như trước.
+Được tiếp tục xuất khẩu hàng hoá như trước.
+Được miễn lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu tài sản từ DNNNsang công ty cổ phần.
+Được hạch toán các chi phí hợp lý và cần thiết khi cổ phần hoá và giá trị doanh nghiệp.
Đối với ngư

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D SKKN các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý tại Trường TH Ba Cụm Bắc Luận văn Sư phạm 0
B khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút thị trường khách công vụ tại Nhà Khách Dân Tộc Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Các biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Thương mại Cửu Long Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng Tài liệu chưa phân loại 0
C Một vài giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng Marketing vào hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm HADO của Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Cơ sở lý luận về việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo định hướng CNH - HĐH Tài liệu chưa phân loại 0
S Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Nội Thất Đại Dương Tài liệu chưa phân loại 2
R Marketing quốc tế với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
G thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top