quangtrungks7a
New Member
Download miễn phí Đề án Các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP. 3
I. Khái quát chung về doanh nghiệp. 3
1.1. Khái niệm doanh nghiệp. 3
1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp. 4
II. Mô hình doanh nghiệp. 5
2.1. Khái niệm mô hình doanh nghiệp. 5
2.2. Phân loại các mô hình doanh nghiệp. 5
2.3. Vai trò của các mô hình doanh nghiệp. 9
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY. 11
I. Thực trạng chung của các doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2007. 11
2.1.1. Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2007. 11
2.1.2. Đánh giá năng lực doanh nghiệp Việt Nam. 12
2.1.3. Lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 15
II. Thực trạng của từng mô hình doanh nghiệp cụ thể. 17
2.2.1. Mô hình DNNN. 17
2.2.2. Mô hình hợp tác xã (HTX). 18
2.2.3. Mô hình Doanh nghiệp tư nhân (DNTN). 19
2.2.4. Mô hình công ty hợp danh. 21
2.2.5. Mô hình công ty TNHH. 21
2.2.6. Mô hình Công ty cổ phần. 22
2.2.7. DN có vốn đầu tư nước ngoài. 22
2.2.8. Ưu điểm, hạn chế của các mô hình. 23
PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP. 26
3.1. Quan điểm, đường nối của Đảng và Nhà Nước cho việc phát triển các loại hình doanh nghiệp. 26
3.2. Đối với nhà nước. 28
3.3. Đối với các doanh nghiệp. 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-de_an_cac_mo_hinh_doanh_nghiep_o_viet_nam.XLEeatnCHh.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71361/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ết bị công cộng ( đường bộ, đường sắt…) hay ngược lại, nó góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng địa phương v.v…Doanh nghiệp tác động tới cuộc sống của người dân địa phương thông qua việc tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp những khoản thuế, doanh nghiệp tham gia một cách tích cực vào đời sống kinh tế của một thành phố hay một vùng.
Doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường nếu nó không có ý thức hay ý thức cộng đồng trước xã hội.
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
Ở các nước TBCN, các doanh nghiệp khi có quy mô bao trùm nền kinh tế quốc dân, thì chủ của các doanh nghiệp này còn có vai trò khống chế và chi phối đường hướng quản lý của đất nước.
Có thể nói các doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hóa các vấn đề xã hội.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. Thực trạng chung của các doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2007.
Trước khi nghiên cứu thực trạng của từng mô hình doanh nghiệp chúng ta sẽ tìm hiều một cách tổng quan về thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam 2007, năng lực doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Cụ thể như sau:
2.1.1. Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2007.
Năm 2007, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam tăng 8,48%, cao hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 21,9% so với năm 2006 tương đương 48,56 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4%. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,7 tỷ USD, tăng 31,6% so với năm 2006. Nhập siêu cả năm 2007 là 14,12 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 29%, gấp 2,7 lần so với năm 2006. Đây là mức nhập siêu cao nhất trong nhiều năm qua.
Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới từ 1/1/2007 tính đến hết ngày 31/12/2007 của cả nước là 58.916 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 489.181.802 triệu đồng. Tại thời điểm 1/7//2007 trên cả nước có 183.920 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp và cơ quan đoàn thể, hiệp hội và 3.751.158 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục: ước tính vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt 21,3 tỷ USD, tăng 77% so với năm 2006, là mức cao nhất từ trước đến nay.
Quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước năm qua diễn ra chậm chạp, chỉ hoàn thành khoảng 28% kế hoạch. Kết quả của Kiểm toán Nhà nước năm 2006 chỉ ra một số yếu kém đối với các doanh nghiệp nhà nước như đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất thiếu tính toán quy hoạch, kế hoạch, hiệu quả đầu tư thấp, sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định kém hiệu quả. Khá nhiều doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam được xếp hạng tiến xa so với năm trước. Việt Nam lọt vào nhóm 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009. Ngoài ra Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng tiếp tục được cải thiện.
Qua điều tra Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), nhìn chung, môi trường kinh doanh ở Việt Nam năm 2007 đã có những thay đổi tích cực so với thời điểm một năm trước đó. Tuy nhiên, xu hướng thay đổi của các chỉ số thành phần cho thấy các lĩnh vực liên quan đến môi trường kinh doanh cấp tỉnh chưa được cải thiện một cách đồng đều.
2.1.2. Đánh giá năng lực doanh nghiệp Việt Nam.
Việc phân tích năng lực doanh nghiệp đã được thực hiện trên 6 ngành kinh tế tiêu biểu của năm 2007. Cơ sở để lựa chọn là những ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất của yếu tố lao động và thị trường lao động đồng thời cũng đóng vai trò là động lực cho phát triển kinh tế. Các ngành được lựa chọn là: (1) Sản xuất thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; (2) Dệt may; ( 3) Xây dựng; ( 4) Du lịch; (5) Dịch vụ ngân hàng, hoạt động của các quỹ và chứng khoán; ( 6) Bảo hiểm . Dữ liệu được sử dụng trong phân tích đánh giá là “Cơ sở dữ liệu tổng điều tra doanh nghiệp (2000-2006)” do Tổng cục Thống kê thực hiện hàng năm.
- Từ góc độ lao động: Cùng với xu hướng tăng của cơ hội kinh doanh, tất cả các ngành được nghiên cứu đều có nhu cầu ngày càng tăng về lao động việc làm, tuy nhiên ở các mức độ rất khác nhau. Là những ngành sử dụng nhiều lao động, các ngành xây dựng, dệt may và sản xuất thực phẩm vẫn sẽ thu hút một lượng lớn lao động cho ngành mình. Nhu cầu lao động có tay nghề cao của những ngành này nhỏ hơn một cách tương đối so với các ngành còn lại, vì vậy trong những năm tới, khả năng đáp ứng về nguồn cung lao động của thị trường Việt Nam là có thể.
Lao động trong các ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ thường có tay nghề cao hơn do phải đáp ứng được yêu cầu công nghệ cao và tốc độ thay đổi công nghệ nhanh trong những ngành này. Vì vậy, năng suất lao động trong các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này thường cao hơn các ngành khác.
Một trong những động lực có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch là sử dụng lao động có tri thức cao. Tuy nhiên, có lẽ do thiếu hụt lao động có trình độ làm trong ngành này nên mặc dù có rất nhiều cơ hội phát triển, ngành du lịch vẫn chưa tạo được nhiều bứt phá như dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm trong những năm vừa qua.
- Từ góc độ tài chính: Các doanh nghiệp trong 6 ngành được phân tích đều có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù có quy mô nhỏ nhưng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp nhỏ tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Tính thanh khoản của hàng hóa tồn kho trong các doanh nghiệp nhỏ cũng thường rất tốt và cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn.
Phân tích các chỉ số nợ cho thấy các doanh nghiệp ngày càng lệ thuộc vào các khoản vay để phát triển sản xuất kinh doanh (không chỉ tăng lên về mức độ vay nợ, tần suất vay nợ của các doanh nghiệp cũng tăng lên theo thời gian). Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đang cho vay nợ nhiều hơn mức cho phép. Với việc không thỏa mãn tiêu chuẩn về tổng số nợ trên vốn tự có, các doanh nghiệp đã để lộ điểm yếu của mình. Lạm phát ở Việt Nam đang ở mức rất cao cùng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Ở mức độ vĩ mô, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vì thế cũng sẽ chậm lại.
- Từ góc độ công nghệ: Do nhu cầu về trình độ công nghệ cao nên doanh nghiệ...