nhoxsa001

New Member
Download Đề án Đảm bảo vật tư cho Doanh nghiệp sản xuất túi thêu thủ công Tuấn Nga

Download Đề án Đảm bảo vật tư cho Doanh nghiệp sản xuất túi thêu thủ công Tuấn Nga miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
 
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đảm bảo vật tư cho DNSX kinh doanh hàng mỹ nghệ.
 
1. Bản chất và vai trò của hoạt động đảm bảo vật tư cho DNSX. 2
1.1 Đảm bảo vật tư cho sản xuất là điều kiện tất yếu của quá trình sản xuất. 2
1.2 Vai trò của hoạt động đảm bảo vật tư cho DNSX. 2
2. Những nội dung chủ yếu của hoạt động đảm bảo vật tư cho DNSX và hệ thống chỉ tiêu đánh giá. 3
2.1 Xác định nhu cầu mua sắm vật tư. 3
2.2 Lập kế hoạch mua sắm vật tư. .6
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư. 7
3.1 Các phương pháp đảm bảo vật tư. 7
3.2 Lựa chọn người cung ứng vật tư. 9
3.3 Thương lượng và tổ chức ký hợp đồng mua bán vật tư. 10
3.4 Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vật tư. 11
4. Tổ chức quản lý vật tư nội bộ. 12
4.1 Quản lý dự trữ và bảo quản. 12
4.2 Tổ chức cấp phát vật tư cho nhu cầu sản xuất. 13
4.3 Kiểm tra tình hình sử dụng vật tư và thanh quyết toán. 15
 
Chương II: Phân tích thực trạng và giải pháp đảm bảo vật tưở DNSX túi thêu thủ công Tuấn Nga.
 
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp sản xuất túi thêu thủ công Tuấn Nga. 17
2. Khái quát về hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp sản xuất túi thêu thủ công Tuấn Nga. 18
3. Thực trạng về hoạt động đảm bảo vật tư cho DNSX túi thêu thủ công Tuấn Nga. 18
3.1 Xác định nhu cầu và lập kế hoạch yêu cầu vật tư. 18
3.2 Các cách tạo nguồn hàng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. 21
3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư. 22
3.3.1 Công tác tiếp nhận vật tư. 22
3.3.2 Tổ chức cấp phát vật tư cho nhu cầu sản xuất. 22
3.3.3 Kiểm tra tình hình sử dụng vật tư và thanh quyết toán. 23
3. Những đánh giá chung qua nghiên cứu công tác đảm bảo vật tư cho DNSX túi thêu thủ công Tuấn Nga. 24
3.1 Ưu điểm. 24
3.2 Nhược điểm và nguyên nhân. 24
4. Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo vật tư cho DNSX túi thêu thủ công Tuấn Nga. 25
4.1 Tăng cường xác định nhu cầu vật tư một cách chính xác. 25
4.2 Chủ động khai thác tạo nguồn vật tư kịp thời và đều đặn cho sản xuất 25
4.3 Đảm bảo cung ứng đồng bộ vật tư cho sản xuất. 26
4.4 Tăng cường quản lý sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư. 27
Kết luận. 28
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

doanh của doanh nghiệp.
3.2 Lựa chọn người cung ứng vật tư.
Thông qua các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả, khả năng kĩ thuật, sự nổi tiếng, thời hạn giao hàng, vị trí địa lý mà doanh nghiệp lựa chọn người cung ứng. Việc đánh giá đơn vị cung ứng có thể thực hiện theo phương pháp cho điểm theo mỗi tiêu chuẩn của doanh nghiệp. việc đánh giá được thực hiện theo định kỳ và không hạn chế ở các đơn hàng đầu tiên. Người cung ứng phải được đánh giá lại nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng.
3.3 Thương lượng và tổ chức ký hợp đồng mua bán vật tư.
3.3.1 Thương lượng: Là giai đoạn quan trọng của quá trình mua. Những mục tiêu cần đạt được trong thương lượng là.
- Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật các vật tư (độ dung sai sản phẩm, độ bền) và phương pháp kiểm tra.
- Xác định lại giá cả với những điều khoản xét lại giá cả khi giao hàng theo thời hạn.
- Xác định hình thức trả tiền.
- Điều kiện giao hàng.
- Thời hạn giao hàng và trách nhiệm khi giao hàng chậm.
3.3.2 Tổ chức kí hợp đồng mua bán vật tư.
Hợp đồng mua bán vật tư là văn bản ký kế giữa đơn vị mua và đơn vị bán. Hợp đồng mua bán có tính chất pháp lý, người thay mặt cho mỗi bên tham gia ký kết phải là người có tư cách pháp nhân. Vì hợp đồng kinh tế là cơ sở, là căn cứ của trọng tài kinh tế xét sử khi có những tranh chấp xẩy ra giữa hai bên ký kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán là cơ sở cho việc thực hiện thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất trong những khoảng thời gian nhất định. Hai bên mua bán có thể gặp nhau bàn bạc thoả thuận và ký kết hợp đồng, thông qua các văn bản theo quy định của pháp luật.
Nội dung của hợp đồng mua bán phải đầy đủ các diều khoản sau.
1. Ngày, tháng, năm kí kết hợp đồng mua bán, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng kí kinh doanh.
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán tính bằng số lượng, khối lượng hay giá trị quy ước đã thoả thuận.
3. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của vật tư hay các yêu cầu kĩ thuật.
4. Giá cả.
5. Bảo hành.
6. Địa điểm và thời gian giao nhận.
7. cách thanh toán.
8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
9. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
10. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán vật tư.
11. Các thoả thuận khác.
Trong hợp đồng kinh tế nội dung quan trọng nhất, đó là các điều khoản cam kết giữa hai bên bao gồm ba loại.
Một là, những điều khoản chủ yếu như nội dung giao dịch mặt hàng, trọng lượng khối lượng, số lượng quy cách kích thước mã hiệu, phẩm chất, thời gian, địa điểm cách giao nhận, cách thanh toán.
Hai là, những điều khoản thường lệ: là các điều khoản ghi trong hợp đồng, nhưng vẫn được hai bên công nhận.
Ba là, những điều khoản thoả thuận: là những điều khoản chưa có quy định của nhà nước được vận dụng một các linh hoạt, vào thực tế của hai bên mà không trái với các điều luật, của nhà nước như giá cả tỷ lệ (chiết khấu hao mòn). Đối với những hợp đồng kinh tế mua bán với nước ngoài, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường quốc tế, và có kiến thức nhất định trong quan hệ mua bán quốc tế.
3.4 Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vật tư.
3.4.1 Tổ chức tiếp nhận vật tư.
a. Nhiệm vụ của công tác tiếp nhận vật tư.
Tiếp nhận đúng về số lượng, chất lượng vật tư, thời gian đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay các chứng từ giao nhận vật tư, bảo đảm đúng chính sách chế độ.
Giải phóng nhanh phương tiện ga, cảng bến bãi, tiếp nhận đưa nhanh vật tư về kho an toàn.
b. Nội dung công tác tiếp nhận:
- Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị các thủ tục tiếp nhận (hoá đơn, hợp đồng kinh tế, thủ tục tiếp nhận) chuẩn bị lao động, phương tiện vận chuyển, phương tiện cân đong, chứa đựng, kiểm tra và kho tàng.
- Phương tiện tiếp nhận:
+ Tiếp nhận về số lượng: Dùng các phương tiện cân, đong, đo, đếm để kiểm tra số lượng vật tư nhập kho.
+ Tiếp nhận về chất lượng: Người nhận cùng với người giao trực tiếp xác định chất lượng vật tư hàng hoá trên các mặt. Phẩm cấp chất lượng hàng hoá và tỷ lệ phẩm cấp trong lô.
+ Xác định về cơ cấu hàng hoá (tính đồng bộ).
+ Mức độ hư hỏng biến chất vật tư hàng hoá.
+ Hình dáng kích thước mầu sắc.
+ Tính chất cơ lý hoá.
Việc tiếp nhận hàng hoá được tiến hành theo hai phương pháp. Phương pháp tiết kiệm toàn bộ và phương pháp kiểm tra điển hình, quy trình tiếp nhận phụ thuộc vào điều kiện kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn và điều khoản trong hợp đồng mua bán cũng như các thông lệ hiện hành.
Một số trường hợp cần xử lý khi tiếp nhận vật tư:
- Hàng hoá thừa, thiếu, kém, mất phẩm chất người giao và người nhận cùng nhau lập biên bản, hàng hoá vật tư được tiếp nhận bình thường ghi chép theo đúng biểu mẫu.
- Hàng hoá đã về kho nhưng chưa có chứng từ, bộ phận nghiệp vụ tiến hành kiểm tra toàn bộ các hợp đồng, kinh tế có liên quan để xác định, loại hàng hoá đó có đúngtrong kế hoạch tiếp nhận hay không. Sau đó tiến hành tiếp nhận theo đúng nguyên tắc, và ghi vào sổ theo dõi hàng chưa có hoá đơn, khi đã có hoá đơn chứng từ tiến hành đối chiếu thực nhập với hoá đơn.
- Hàng chưa về kho nhưng đã có chứng từ: Nếu đã chấp nhận thanh toán thì tiếp nhận toàn bộ các loại hoá đơn chứng từ đó và ghi vào sổ theo dõi hàng trên đường đi. Nếu chưa chấp nhận thanh toán thì lưu trữ hoá đơn và ghi vào sổ theo dõi chứng từ chờ khi hàng hoá chuyển đến thì tiếp nhận bình thường.
làm tốt công tác tiếp nhận vật tư sẽ bảo đảm điều kiện, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển giảm chi phí lưu thông, qua việc giải phóng nhanh, ga cảng, bến bãi, kho tàng, phương tiện bốc xếp vận chuyển, giảm hao hụt mất mát, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Làm tốt công tác tiếp nhận là điều kiện thực hiện tốt các nghiệp vụ kho, nắm vững lực lượng vật tư, nguồn nhập là cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu về chi phí, tổ chức lao động và hạch toán giá thành.
3.4.2 Tổ chức chuyển vật tư về kho.
Tổ chức vận chuyển vật tư về kho, của doanh nghiệp là thực hiện kế hoạch vật tư nhằm đảm bảo, vật tư cho sản xuất, vì vậy làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cung ứng vật tư kịp thời, và đồng bộ cho sản xuất của doanh nghiệp. Công tác vận chuyển cũng là một điều khoản, trong hợp đồng mua bán dựa trên việc tính toán các chi phí cần thiết trên cơ sở khối lượng vật tư cần mua, địa điểm giao hàng.
4. Tổ chức quản lý vật tư nội bộ.
4.1 Quản lý dự trữ và bảo quản.
4.1.1 Quản lý dự trữ.
Dự trữ là một công tác mà tất cả các doanh nghiệp đều phải làm để thực hiện, duy trì hoạt động của mình. Vì nó đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục. Song, dự trữ dù nhiều hay ít thì đều có cái lợi, cái hại riêng. Dự trữ quá nhiều dẫn đến tốn nhiều chi phí. Nhưng dự trữ mà quá ít có thể gây gián đoạn quá trình sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, vấn đề quản lý dự trữ vật tư có ý ng...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top