cungchu_vn
New Member
Download miễn phí Đề án Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ
Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả 2 khu vực thị trường có sử dụng hạn ngạch và phi hạn ngạch có tăng nhưng taưng chưa tương xứng với tiềm năng, mặc khác do mặt hàng dệt may nước ta tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng cùng loại của các nước Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Philippin, Đài Loan về giá thành và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta, hơn nữa Trung Quốc vừa mới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO nên hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn (xem bảng số 3).
Về mặt hàng sản xuất theo cách gia công vẫn chiếm chủ yếu và giá gia công xuất khẩu thường có xu hướng biến động giảm từ 15 - 20%/ năm nên đã làm giảm sút đáng kể kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may. Nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may nước ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên luôn thiếu sự chủ động trong đầu vào. Chất lượng của nguyên phụ liệu sản xuất trong nước còn kém so với các nước trong khu vực, giá thành lại cao và số lượng không đáp ứng đủ nhu cầu ngành may xuất khẩu, tỷ lệ vải trong nước có chất lượng chỉ mới đáp ứng được 12,15% nhu cầu của ngành may, còn các loại nguyên phụ liệu dệt may như: xơ sợi, hóa chất thuốc nhuộm, phụ liệu may hầu hết là nhập khẩu
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-08-de_an_dinh_huong_va_mot_so_giai_phap_day_manh_hoat.sdMXILxefy.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-62936/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ho hàng dệt may Việt Nam (xem bảng 5).Bảng 5. Hệ số lợi thế so sánh giữa các nước ASEAN
Sợi, chỉ, vải dệt
Quần áo
Indonêsia
1,6
2,1
Malaysia
0,4
1,4
Philippines
0,4
4,4
Singapore
0,2
0,5
Thái Lan
1,2
2,2
Việt Nam
1,8
3,1
Nguồn: Báo cáo của WB, Đánh giác tác động của việc Việt Nam gia nhập.
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế chủ yếu là giá lao động thấp so với khu vực và thế giới. Trong khi đó, chi phí đầu vào lại có xu hướng gia tăng. Nói chung, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, nhất là doanh nghiệp sở hữu Nhà nước tốt, là tiêu chuẩn quan trọng cho các khách hàng lớn của Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đặt quan hệ kinh tế lâu dài, nhưng năng suất lao động còn thấp, giá thành của nhóm sản phẩm thông dụng chưa cạnhtranh được với các nước. Phần lớn nguyên liệu, phụ liệu cung ứng cho ngành may mặc đều phải mua ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp của ta còn gia công là chủ yếu, xúc tiến thương mại mờ nhạt; vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường và chưa thật sự "bung" mạnh ra ngoài để giới thiệu sản phẩm của mình. Công tác thiết kế mẫu mã của ngành Dệt May và từng doanh nghiệp còn yếu...
Khắc phục những yếu kém trên, các doanh nghiệp Dệt May đã tìm cách tổ chức sản xuất hợp lý, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm mọi chi phí, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh. Nhờ vậy, doanh nghiệp đã giữ được khách hàng truyền thống tăng tỷ lệ hàng xuất (FOB). Riêng các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) đã tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu FOB thêm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các Công ty Dệt may Việt Thắng, Dệt Đông Nam đã xuất khẩu tăng khá các sản phẩm dệt kim, khăn bông...
VINATEX đã triển khai 26 dự án dệt, 6 dự án may và 10 dự án khác với tổng số vốn đầu tư 968 tỷ đồng, bằng các nguồn vốn ODA, vay tín dụng ưu đãi, tự bổ sung, vay thương mại và ngân sách cấp. Trong đó, đến nay vốn ưu đãi Nhà nước giải ngân đạt 54% và vốn ngân sách cấp đạt 75%. Tổng Công ty đã đưa vào hoạt động 4 dây chuyền kéo sợi và dệt mới tại các Công ty Dệt Vĩnh Phú, Dệt may Hà Nội, Dệt Phong Phú, Dệt Huế. Tổng Công ty cũng đang chỉ đạo triển khai lắp đặt dây chuyền 11.000 cọc sợi tại Công ty Dệt May Hòa Thọ. Dây chuyền 10.080 cọc sợi tại Công ty Dệt Phong Phú và lắp đặt bổ sung thiết bị đồng bộ cho các Công ty Dệt 8 - 3, Dệt Nam Định, Dệt Việt Thắng, Dệt May Thắng Lợi...
VINATEX đã thành lập Văn phòng thay mặt tại New York (Hoa Kỳ), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm nay; đưa hàng dệt may Việt Nam tham gia 2 Hội chợ Bonbin World (Florida) và Magic Show (Las Vesga); đồng thời làm việc với các tập đoàn dệt may như Nike, JC Jenny... để chuyền đơn hàng vào Việt Nam. VINATEX là đầu mối giao nhận, tổ chức sản xuất, giám sát chất lượng và giao hàng cho khách, bước đầu triển khai 3 đơn vị ở miền Nam với đơn hàng dự kiến trị giá 200.000 USD/ tháng, sắp tới sẽ triển khai ở các đơn vị miền Bắc. VINATEX đã tổ chức đưa hàng chục đoàn khách nước ngoài vào khảo sát, đặt hàng tại các doanh nghiệp, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu năm nay và những năm tới.
Đến nay, VINATEX đã có 18 doanh nghiệp thành viên được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý cltheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. VINATEX đang chỉ đạo các Công ty Dệt Nha Trang, Dệt Hoa Thọ, May Đáp Cầu, May Chiến Thắng và Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt May hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để trong quý 4 năm nay được cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá cấp chứng chỉ ISO 9002, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức khoảng 160 triệu USD/ năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991 lên 15% năm 1998. Đến nay, hàng dệt may đứng thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 10 năm qua được thể hiện trong biểu đồ sau:
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
(KH) Năm
Triệu USD
Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu đã chững lại. Điều này đòi hỏi cần có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời gina tới để ngành dệt may đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặthàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD.
Về cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may: So với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ và tốn kém. Do vậy ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của ta chủ yếu vấn phải nhập ngoại, như vậy kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng, hiện có tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là để chi trả cho việc mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài.
Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc nước lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo vetston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo Jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch như chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện.
3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ.
Theo thống kê của thế giới, Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt và hàng may mặc. Nếu gộp các loại hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì trong năm 1998 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 600 tỷ USD, chiếm 6,6%. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa kỳ (913 tỷ USD). Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ mới chỉ có 8: 331, 338, 340, 435, 438, 444, 636, 644 và chỉ mới có hàng may chứ chưa có hàng dệt. Năm 1999, xuất khẩu hàng may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới đạt gồm 30 triệu USD, tăng 13% so với năm 1998.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng dệt thoi - găng tay sơ mi trẻ em, hàng dệt kim: sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, găng gệt kim, áo len.. (chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch). Mặc dù Mỹ có nhu cầu về hàng dệt kim lớn nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều hà...