tekening_van

New Member
Download Đề án Mối quan hệ giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu

Download Đề án Mối quan hệ giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu miễn phí





Chưa hoạch định được một chiến lược và quy hoạch phát tiển lâu dài làm khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển nói chung, tạo định hướng cho công tác quản lý vĩ mô và cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất. Do đó đầu tư chiều sâu thiếu căn cứ đánh giá một cách toàn diện hiệu quả KTXH của dự án
Chưa tạo được khuôn khổ pháp lý phù hợp khuyến khích và hướng dẫn các thành phần kinh tế đầu tư theo đúng định hướng phát triển. Trong đó chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ để quản lý các dự án đầu tư chiều sâu, gây ra hiện tượng thất thoát lãng phí. Thực tế đó là: qua điều tra, các công ty Nhật Bản đã nói đến những tồn tại lớn nhất của Việt Nam là cơ sở hạ tầng kém phát triển, thể chế pháp luật vận hành chưa rõ ràng. Trong đó cơ sở hạ tầng với hai vấn đề chính là: thiếu điện năng và đường sá yếu kém được các nhà đầu tư nhấn mạnh.
Tiếp đến đó là chưa tạo ra được một môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu tăng nhanh năng lực sản xuất như chính sách tín dụng, lãi suất, chế độ miễn giảm thuế, chính sách công nghệ hay sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đầu tư.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...
2. Đầu tư chiều sâu
Ưu điểm
Đầu tiên phải kể đến là sản phẩm của đầu tư chiều sâu có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh lớn.
Để sản xuất được sản phẩm có chất lượng tung ra chiếm lĩnh trên thị trường, tăng thị phần xuất khẩu, các doanh nghiệp đã phải lao tâm khổ tứ, vất vả trên từng bước đường xây dung uy tín, chất lượng cho sản phẩm của mình trong môi trường cạnh tranh. Hướng đến hội nhập, khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp dân doanh đã chủ động mở rộng đầu tư sản xuất kể cả quy mô lẫn chiều sâu. Bởi lẽ nếu không thay thế đồng bộ hệ thống máy móc cũ kĩ thì các sản phẩm được đưa ra “trình làng” rất khó được khách hàng chấp nhận khi chất lượng thấp mà giá thành lại cao.
Nhờ mạnh dạn đầu tư, hệ thống trang thiết bị máy móc đã dần dần đồng bộ với yêu cầu của từng loại sản phẩm nên hiệu quả sản xuất cùng với uy tín chất lượng sản phẩm đã được nâng lên. Theo từng giai đoạn, giá trị sản xuất công nghiệp luôn vượt mức kế hoạch đã định. Tính chung 9 tháng đầu năm năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 365 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 22%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,5% (Dầu mỏ khí đốt giảm 4%).
Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác mỏ tăng thấp, chỉ tăng 3,4% so với 9 tháng năm 2005 do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,5%; công nghiệp điện, khí đốt và nước tăng 12,2%; công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng cao nhất với 18,6%.
Hầu hết các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đều đã đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiêp 9 tháng khá cao, đó là: Hà Nội tăng 18,3%; Hải Phòng tăng 18%; Vĩnh Phúc tăng 17,6%; Hà Tây tăng 22,9%; Hải Dương tăng 23,3%; Quảng Ninh tăng 17,5%; Bình Dương tăng 19,4%; Đồng Nai tăng 18,4%; Cần Thơ tăng 21,2%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,7%.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 9-2006 đạt 3,3 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch 9 tháng đầu năm 2006 lên 29,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 12,29 tỷ USD, tăng 20,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 10,63 tỷ USD, tăng 32,6%.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, trị giá dầu thô 9 tháng đạt 6,47 tỷ USD tương đương 12,5 triệu tấn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng trị giá xuất khẩu với 22%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai với 4,46 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2005 và vẫn giữ được thị trường tương đối ổn định, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản…Xuất khẩu giày dép đạt 2,64 tỷ USD, tăng 21,4%, trong bối cảnh thị trường EU có xu hướng chững lại do nhiều doanh nghiệp từ chối các hợp đồng xuất khẩu nhưng thị trường Ôx-trây-lia đang có nhiều thuận lợi, đặc biệt trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Ôx-trây-lia đạt bình quân 4 triệu USD/tháng.
Một số mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối cao: Điện tử, máy tính đạt 1,22 tỷ USD, tăng 19,1%; thuỷ sản đạt 2,33 tỷ USD, tăng 19,2%; sản phẩm gỗ đạt 1,35 tỷ USD, tăng 23,8%, trong đó thuỷ sản có khả năng cạnh tranh mạnh với các nước trong khu vực và đang tiếp tục khai thác để mở rộng sang các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc …. Riêng gạo xuất khẩu chỉ đạt 4,1 triệu tấn, giảm 8,4% về lượng và 7,2% về trị giá. Các nông sản khác như cà phê, cao su, hạt tiêu đều được lợi về giá nên trị giá xuất khẩu tăng cao hơn so với mức tăng về lượng: Cà phê giảm 8,2% về lượng, tăng 37,2% về trị giá; cao su tăng 32,5% về lượng và tăng 97,1% về trị giá; hạt tiêu tăng 22,3% về lượng và tăng 35,4% về trị giá.
Tiếp theo là việc sử dụng vốn và nguồn lực có hiệu quả hơn, nâng cao năng suất lao động. Độ mạo hiểm của các dự án đầu tư chiều sâu thấp, khả năng tự động hoá cao.
Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định thành lập đến nay gần 3 năm. Trong 3 năm qua các chỉ tiêu cơ bản như mức đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, mức nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập của người lao động… đều tăng cao so với trước.
Sau chuyển đổi, các chính sách khuyến khích ưu đãi đã tạo nên luồng sinh khí mới ở doanh nghiệp này. Ý thức làm chủ của các cổ đông, nhất là các cổ dông là người lao dộng của Công ty được nâng cao.Cứ sau mỗi kỳ đại hội thường niên, các phương án sản xuất kinh doanh mới, các giải pháp nhằm phát huy năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp đã kích thích nâng cao năng suât, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trước đó, nên Ban lãnh đạo doanh nghiệp điều hành công ty khá tốt. Các phương án sản xuất kinh doanh đều đảm bảo tính tối ưu, đều giảm chi phí giá thành sản phẩm.
Ngay sau khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp bỏ ra gần 2 tỷ đồng đầu tư mới một cụm vít xoắn tuyển quặng, công suất 6000tấn/năm và hệ thống thiết bị phụ trợ đặt tại mỏ (Cát Thành-Phù Cát). Sau khi đầu tư xây dựng trạm biến áp để có thể nhận điện trực tiếp từ lưới điện Quốc gia, doanh nghiệp tự chế tạo và sản xuất thêm 2 cụm thiết bị tuyển ướt và tyển tinh, nâng cao công suất ở toàn bộ quy trình sản xuất. Tại Cát Thành, doanh nghiệp xây dựng thêm một nhà xưởng quy mô, thực hiện cả hai khâu: tuyển ướt và tuyển tinh, cho 70 người làm việc tại đây. Trước đây, khi chưa có nhà xưởng này, gần như toàn bộ số quặng cần tuyển tinh phải chở từ mỏ về Quy Nhơn, số quặng này chỉ có hàm lượng quặng có ích dưới 60%. Nhờ vác hệ thống vít tuyển này, trong hơn 2 năm qua, lượng quặng chở về Quy Nhơn đạt quặng có ích trên 70%. Chỉ riêng ở khâu này, chi phí sản xuất đã giảm trên 10%. Tại Quy Nhơn, doanh nghiệp hoàn thành việc xây dựng thêm 600m2 nhà xưởng, nâng tổng diện tích ở đây lên 2.200m2. Trong đó, doanh nghiệp cho thay dần những thiết bị tuyển tinh cũ đồng thời gia tăng đầu tư các hệ thống thiết bị phụ trợ, theo hướng giảm tối đa lao động thủ công. Mục tiêu nhắm đến của công việc này là nâng cao năng suât lao động và chât lượng sản phẩm, giảm tối đa giá thành sản phẩm.
Hạn chế
Đầu tư chiều sâu còn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, chưa triệt để tận dụng được vốn từ các nguồn vốn đầu tư
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp ngành Nhựa Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, bình quân khoảng 20-25%/năm. Năm 2000, sản lượng của các doanh nghiệp ngành Nhựa đạt 950.000 tấn, thì năm 2005 đã đạt 1.760.000 tấn. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, một số DN Nhựa đã đầu tư máy móc thiết bị công nghệ cao, thiết bị số hoá, nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới mới chỉ đạt ở mức trung bình, và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các DN chưa cao. Tính chung 10 năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 4,44 %, trên vốn đạt 7,2%, so với khu vực doanh ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Đề án: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
M Đề án: Lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
A Đề án: Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Luận văn Kinh tế 0
D Đề án: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Văn hóa, Xã hội 0
H Đề án: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
N Đề án: Đánh giá mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
T Đề án: Thị trường chứng khoán với phát triển kinh tế và mối quan hệ với công ty cổ phần Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Đánh giá mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài Tài liệu chưa phân loại 0
V Đề án Mối quan hệ giữa chiến lược giá và truyền thông thẻ debit card của Sacombank Tài liệu chưa phân loại 1
B Đề án Đánh giá mối quan hệ giữa thương mại điện tử và đầu tư trực tiếp nước ngoài Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top