lisa_litaford
New Member
Download miễn phí Đề án Một số giải pháp nhăm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong một vài năm tới
Giống là yếu tố hàng đầu góp phần cải thiện phẩm chất gạo và làm tăng năng suất lúa. Ở ĐBSCL, nông dân hiện đang sử dụng khoảng 50 giống lúa cao sản ngắn ngày, trong đó có khoảng 10 giống có phẩm chất gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: loại gạo hạt dài, trong,không bạc bụng, cơm mềm. Các giống này hiện chiếm khoảng 30- 40 % diện tích gieo trồng các giống ngắn ngày ở ĐBSCL. Mục tiêu từ nay đến năm 2005 của ĐBSCL là phấn đấu sử dụng các giống lúa có phẩm chất gạo cao đạt trên 50% diện tích gieo trồng lúa toàn ĐBSCL,và 70% diện tích gieo trồng lúa trong vùng lúa phẩm chất gạo cao đang được nông dân sử dụng như: IR 64, OM 997, Tép, Hành, Tài Nguyên, Năng Hương ngoài ra sẽ tập trung nghiên cứu tạo ra các giống lúa thơm đặc thù Việt Nam, có khả năng cạnh tranh với gạo thơm Thái Lan trên thị trường thế giới.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-30-de_an_mot_so_giai_phap_nham_gop_phan_tang_kim_ngac.oxjCiZU1l8.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47949/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Sudan có hơn 3 triệu người miền Nam nước này đang bị thiếu lương thực trầm trọng do xung đột dân sự và hạn hán. Hiện tại các kho lương thực của Sudan đang bị vơi đi nhanh chóng, trong khi giá cả tăng vọt, gấp 3 lần so với năm ngoái. Trong số 3 triệu người nói trên có 600.000 người cần viện trợ lương thực khẩn cấp và 2,4 triệu người cần được viện trợ lương thực vào cuối năm. FAO và EFP ước tính Sudan cần nhập khoảng 1,2 triệu tấn ngũ cốc, trong đó 1 triệu tấn phải mua và 200.000 tấn viện trợ từ các nước.Các tổ chức viện trợ quốc tế cho biết tình hình lương thực ở CHDCND Triều Tiên đang trở nên nghiêm trọng, nhất là ở những khu vực nông thôn miền Bắc. Cơ quan phát triển nông thôn Hàn Quốc ngày 10/1 cho biết sản lượng ngũ cốc của CHDCND Triều Tiên đạt 3,59 triệu tấn trong năm 2000, giảm 15% so vơí năm 1999. Theo ước tính của cơ quan này, nhu cầu lương thực hàng năm của CHDCNH Triều Tiên giảm 12,9% năm 2000, đạt 1,42 triệu tấn năm 2000, sản lượng ngũ cốc đạt 1,44 triệu tấn, giảm 25%. Tuy nhiên, sản lượng khoai tây và khoai lang tăng 390.000 tấn, tăng 25,8% nhờ tăng diện tích trồng các loại câu lương thực phụ.
Cơ chế mới đã tạo ra nhiều thông thoáng tạo đà tăng kim ngạch xuất khẩu.
Việc cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo, xoá bỏ hạn ngạch, độc quyền liên quan đến việc giữ vững an toàn lương thực, vì vậy nhất định phải quản lý xuất khẩu gạo bằng thuế xuất khẩu. Mức thuế này hiện nay là 0%. Việc phân vùng lúa phẩm cấp chất lượng cao, cùng với việc hỗ trợ về vốn, kỹ thfuật…cho người dân đã có những kết quả đáng khả quan.
Năm 2001, tổng sản lượng lúa cả nước dự kiến cũng sẽ đạt hơn 32 triệu tấn. Vụ đông- xuân sớm đã bắt đầu thu hoạch, các tỉnh ĐBSCL dự kiến được mùa lớn, ước đạt khoảng 16,5 triệu tấn. Cân đối lương thực ngoài nhu cầu 1,2 triệu tấn lúa làm giống và một phần nhỏ phẩm cấp thấp để chế biến làm thức ăn gia súc, lượng lương thực còn lại dành cho xuất khẩu khá lớn. Trong thống kê kết quả xuất khẩu gạo năm 2000, tổng công ty lương thực miền Nam xuất khẩu đạt 1.662.113 tấn, Tổng công ty lương thực miền Bắc xuất khẩu trực tiếp 434.500 tấn, uỷ thác 275.000 tấn. Trong số 44 đầu mối xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp xuất khẩu đạt 180.000-200.000 tấn, gồm có công ty lương thực Vính Long, Tiền Giang, Long An. Các doanh nghiệp đạt mức 100.000-200.000 tấn gồm các công ty lương thực Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, An Giang, Công ty Afiex, An Giang, nông trường Sông Hậu. Đạt mức 70.000-80.000 tấn gồm có công ty lương thực Cần Thơ và CTTNHH nông sản Vĩnh phát. Các công ty liên doanh có vốn ĐTNN xuất khẩu được 120.000 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu theo chuyến nhỏ lẻ mới được 13.900 tấn.
2.2. Những tồn tại và những nguyên nhân nó về xuất khẩu gao.
Nhìn lại xuất khẩu gạo năm 2000.
Theo số liệu mới nhất mà Hiệp hội lương thực Việt Nam (gọi tắt là Hiệp hội) vừa công bố, trong năm 2000 cả nước ta đã xuất khẩu được 3.393.800 tấn gạo ( không kể lượng xuất tiểu ngạch qua biên giới), đạt tổng kim ngạch 615.820.670USD (trên cơ sở giá FOB), các hội viên trong Hiệp hội vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 96,15% tổng lượng gạo xuất khẩu, kế đến là các công ty liên doanh chiếm 3,54%, còn lại chỉ có 0,31% do các doanh nghiệp xuất khẩu khác thực hiện.
So với năm 1999, lượng gạo xuất khẩu này giảm đến 26% (năm 1999 Việt Nam xuất 4,56 triệu tấn), và giá bình quân cũng giảm tới 40USD/tấn. Rõ ràng đây là một kết quả không như mong đợi đối với cả những người sản xuất và cả các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, tổng sản lượng lương thực cả nước vẫn tăng và đạt 35,6 triệu tấn, riêng lúa đạt 32,55 triệu tấn; lũ sớm ở ĐBSCL cũng chỉ gây tổn thất khoảng 700.000 tấn lúa.
Nhiều giải thích đã được đưa ra, như: hầu hết các nước sản xuất lúa đều được mùa sản lượng vụ mùa 1999-2000 đạt tới mức kỷ lục tăng hơn vụ trước 16,4 triệu tấn; tồn kho năm 2000 cũng tăng gần 4,5 triệu tấn so với năm trước, lượng gạo buôn bán trên thế giới lại giảm trên 1,8 triệu tấn… Bên cạnh đó là do đồng tiền mất giá và thuế nhập khẩu tăng, nên lượng nhập khẩu gạo của các nước giảm. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác như: Thái Lan, ấn Độ cũng bị giảm sút như Việt Nam, Tuy mức độ có khác nhau (Thái Lan giảm 2% còn ấn Độ giảm 46%).
Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân khách quan nêu trên, theo các chuyên gia việc xuất khẩu gạo giảm sút trong năm qua còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan khác.
Đầu tiên là tỷ trọng các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua vẫn chủ yếu là gạo trắng các loại (5,10,15,25% tấm) chiếm tới 98,5%, còn các loại gạo 100% B, gạo thơm, gạo đồ… chỉ chiếm dưới 0,5%. Trong lúc đó, Thái Lan xuất chủ yếu là các loại gạo 100%B và gạo thơm (35,7%), gạo đồ (28%), gạo trắng các loại chỉ 19,3%. Thứ hai là trên thị trường, tuy gạo Việt Nam đã xuất sang khắp các lục địa,nhưng tập trung nhất vẫn chỉ là Châu á (47,44%), Châu Phi (22,90%), Trung Đông (19,95%)… Thực tế, những thị trường này cũng chưa hoàn toán ổn định,vững chắc.
Mặc dù vậy, nhiều quan chức khẳng định rằng trong bối cảnh cực kỳ khó khăn gạo đạt được trong năm 2000 là một thắng lợi lớn. Đáng kể nhất là ngay khi việc tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân gặp khó khăn, Nhà nước đã có quyết định cho mua tạm trữ một triệu tấn quy gạo, hỗ trợ 100% lãi xuất vay vốn từ 1/4/2000 đến 31/7/2000 sau gia hạn đến 31/10/2000 để đảm bảo tiêu thụ kịp thời lượng lúa hàng hoá của nông dân, góp phần ổn định giá lương thực ngăn chặn kịp thời giá lúa giảm, đảm bảo có lợi cho người sản xuất và giảm khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Các doanh nghiệp cũng đã chứng tỏ được sự trưởng thành của mình trong việc tìm kiếm thị trường, nhanh chóng nắm bắt được diễn biến của thị trường và đẩy nhanh xuất khẩu. Số lượng gạo xuất trong các quý II và III trong năm để tăng hơn các quý trước, và tốc độ so với Thái Lan là không xa. Chỉ trong quý IV/2000, do lũ ĐBSCL về sớm, nhiều nhà máy chế biến phải ngừng hoạt động, chi phí bảo quản, vận chuyển gạo xuất khẩu tăng làm giá thành gạo xuất khẩu tăng, trong khi Thái Lan giảm giá bán, nên tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam có giảm sút.
Về giá cả, những số liệu ghi nhận được cũng chứng tỏ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn, được giá hơn và khoảng cách giữa lúa gạo xuất của Thái Lan được thu ngắn. Nếu như sáu tháng đầu năm khoảng cách này là 20-25 USD/tấn, thì đến sáu tháng cuối năm chỉ còn chênh nhau 10-15 USD/ tấn. Có thời điểm giá gạo xuất khẩu cùng loại của Việt Nam đã ngang giá gạo xuất khẩu của Thái Lan; mặt khác tốc độ giảm giá gạo Việt Nam chậm hơn tốc độ giảm giá gạo của Thái Lan. Cụ thể với loại gạo 5% tấm của Việt Nam chênh lệch giá giữa tháng 1 và tháng 12/2000 là 46 USD/ tấn (219-173 USD), trong khi của Thái Lan là 54 USD (237-183 USD); tương tự với loại 25% tấm là 38 USD (189-151 USD) và 47 USD (201-155 USD).
Do liên tục áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và liên tục mở rộng diện tích...