listen_youcanfeelmylove_foryou
New Member
Download miễn phí Đề án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 2
I. Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư 2
1. Khái niệm về đầu tư 2
2. Khái niệm về vốn đầu tư 3
3. Đặc điểm về vốn đầu tư 3
4. Các nguồn hình thành vốn đầu tư 5
II. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 7
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư 11
1. Chiến lược công nghiệp hoá 11
2. Các chính sách kinh tế 12
3. Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng 13
4. Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành 15
IV. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang 15
1. Vị trí địa lý 16
2. Tiềm năng, nguồn lực 16
3. Thực trạng một số ngành chủ yếu 17
4. Sự cần thiết phải đầu tư ở Bắc Giang 18
Chương II: Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở Bắc Giang 20
I. Tổng quan đầu tư tỉnh Bắc Giang 20
II. Đầu tư theo vùng lãnh thổ 21
III. Thực trạng đầu tư theo lĩnh vực ngành kinh tế 22
1. Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp 23
2. Ngành công nghiệp - xây dựng 23
3. Đầu tư - thương mại - kinh doanh - dịch vụ 23
4. Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật 24
5. Đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội 26
II. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 28
III. Một số hạn chế về công tác đâu tư phát triển của tỉnh Bắc Giang 31
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
I. Kinh nghiệm thành công và chưa thành công về hoạt động đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của một số nước trên thế giới. 32
1. Kinh nghiệm thu hút FDI 32
2. Kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư 32
3. Kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ 32
II. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang 33
1. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn 33
2. Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 33
3. Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu 34
4. Thương mại, dịch vụ du lịch 34
5. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 34
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 35
1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư 36
2. Cải tiến công tác quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án 37
3. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, khảo sát thiết kế và xây dựng dự án 40
4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng 40
IV. Những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp 40
Kết luận 41
Tài liệu tham khảo 42
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-02-de_an_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_su_d.PhuQQfbzsX.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-66230/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơ cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hay tăng thât thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hay kém hiệu quả.Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoăc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hay kém hiệu quả.
3. Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng.
Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý, chống thât thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu cầu bền vững mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng.
Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Theo đó, nội dung gồm:
Phân loại dự án đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư để phân cấp quản lý.
Công tác kế hoạch hoá đầu tư để tổng hợp cân đối vốn đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, dự báo các cân đối vĩ mô. ở các doanh nghiệp cân đối và phản ánh đầy đủ các nguồn vốn khấu hao cơ bản, tích luỹ từ lợi tức sau thuế, các nguồn huy động trong và ngoài nước.
Công tác giám định đầu tư các dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch quản lý đầu tư xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, hệ thống định mức chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xây dựng đơn giá,...
Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu thập tài liệu, môi trường sinh thái, điều tra khí tượng thuỷ văn, lập dự án đầu tư, điều tra, khảo sát thiết kế,...
Công tác đấu thầu xây dựng theo quy chế.
Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý thi công xây lắp, triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư.
Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo trình tự XDCB có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết là tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư ( các đối tượng đầu tư hoàn thành ) và tác động đến chi phí đầu tư.
Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát lãng phí vốn đầu tư, cũng tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích kinh tế - xã hội khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất thoát lãng phí. Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn làm cho số vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.
4. Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành.
Nhân tố này thuộc mắt xích cuối cùng của sợi dây chuyền hiệu quả. Tổ chức khai thác các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ mang lại một khối lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế sẽ xác định lợi ích kinh tế của vốn đầu tư. Đây là một trong hai nhân tố cấu thành hiệu quả vốn đầu tư.
Tổ chức khai thác các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố:
Do tác động của việc chọn mô hình chiến lược kinh tế và tác động của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng các nhân tố này tuỳ theo mức độ đúng đắn, thích hợp của chúng mà tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả khai thác các đối tượng đầu tư hoàn thành.
Các nhân tố thuộc bản thân tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành như công tác quản lý, tổ chức sản xuất, công tác nghiên cứu triển khai áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, công tác tiếp thị chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm...
Các nhân tố này, theo vị trí riêng của chúng, có thể tác động độc lập và theo mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng có thể tác động tổng hợp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
IV. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Băc Giang
1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là một tỉnh miền núi được tái lập theo Nghị quyết ký họp thứ 10 quốc hội khoá 9. Bắc Giang ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi, trung tâm thị xã Băc Giang cách Hà Nội 50 Km, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Băc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
Bắc Giang có 9 huyện và 1 thị xã ( trong đó có 6 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao, 3 huyện trung du ). Toàn tỉnh có 227 xã, phường, thị trấn (206 xã, 7 phường, 14 thị trấn ). Số xã miền núi là 126 xã, xã vùng cao 43 xã, xã trung du 58 xã.
2. Tiềm năng, nguồn lực
Đất đai: tổng diện tích tự nhiên 382 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp 101.6 ha, đất lâm nghiệp 124.6 ngàn ha.
Bắc Giang chia làm 2 vùng: vùng trung du 108.4 ngàn ha chiếm 72%.
Dân số - lao động: Dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho đến cuối năm 2000: 1.44tr người.
Trong đó: thành thị có 80.246 người, chiếm 93.7%, mật độ dân số 377 người/Km2.
Lao động trong độ tuổi 830 ngàn. Trong đó lao động khu vực nông thôn 772 ngàn người.
Tài nguyên khoáng sản: có các loại mỏ than, đồng, nhôm, barit, vàng, chì, nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng trữ lượng ít, hàm lượng thấp, phân tán, điều kiện khai thác khó khăn.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 2001-2007 ...