cobetocdai775
New Member
Download miễn phí Đề án Nguồn vốn và các cách huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1. Khái niệm về vốn 2
1.2. Phân loại vốn 2
1.3. Vai trò của nguồn vốn đối với doanh nghiệp 3
1.3.1. Vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp. 3
1.3.2. Vốn là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4
1.3.3. Vốn là cơ sở cho việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh 4
1.4 Các cách huy động vốn của doanh nghiệp 5
1.4.1. Vốn góp ban đầu 6
1.4.2. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia 6
1.4.3. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu 8
1.4.4. Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng 11
1.4.5. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại 14
1.4.6. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 19
2.1. Thực trạng về nguồn vốn và cách huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam 19
2.1.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu và huy động vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 19
2.1.2. Thực trạng vốn nợ và huy động nợ 21
2.1.3. Đánh giá những kết quả đạt được 26
2.1.4 Những hạn chế và nguyên nhân 27
2.2. Một số kiến nghị và giải pháp cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp. 30
2.2.1. Một số kiến nghị 30
2.2.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong huy động nguồn vốn 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-de_an_nguon_von_va_cac_phuong_thuc_huy_dong_von_cu.6pI9xvupDL.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71390/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
tín hiệu tiêu cực mà nguyên nhân chính là sự bất đối xứng về thông tin, do doanh nghiệp không thể cung cấp hết thông tin ra ngoài thị trường hay do cạnh tranh.+ Ngoài ra nhà đầu tư còn có thể suy đoán rằng công ty phát hành thêm cổ phiếu vì thị trường ở thời điểm đó cao hơn so với giá trị thật sự của công ty.
1.4.4. Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng
4 Khái niệm:
Tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đều gứn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Theo hiệp hội ngân hàng Việt Nam(VNBA) có 40% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng Ngân hàng, 80% lượng vốn cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh Ngân hàng.
Các doanh nghiệp sử dụng vốn vay Ngân hàng để đầu tư vào tài sản cố định, bổ sung thêm vốn lưu động và phục vụ các dự án.
4 Các hình thức tín dụng Ngân hàng:
Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vay Ngân hàng theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình hay vay dưới hình thức trả góp…
+ Đối với những doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp có thể sử dụng uy tín của mình với Ngân hàng (Thanh toán nợ đúng hẹn, khách hàng thân) để vay tín chấp…
+ Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà tài sản để thế chấp cầm cố chỉ có thể vay của Ngân hàng một lượng vốn nhỏ không đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh, tham gia vào qũy bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động: có thể vay Ngân hàng dưới hình thức như vay thấu chi, vay trực tiếp từng lần, cầm cố thế chấp tài sản, tín chấp (DN lớn), bảo lãnh…
4 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng:
a) Điều kiện vay vốn: Doanh nghiệp muốn vay vốn Ngân hàng cần có một số điều kiện sau:
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi,
có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Thủ tục vay vốn: Để được vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ vay vốn gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Dự án, phương án sản suất kinh doanh, kế hoạch trả nợ.
+ Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
+ Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của NH.
c) Lãi suất vay: Khi doanh nghiệp vay vốn NH, doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất phụ thuộc vào kì hạn của khoản vay (Lãi suất của các khoản vay có kì hạn càng cao thì càng cao), phụ thuộc vào doanh nghiệp có phải là đối tượng ưu đai không,…
- Lãi suất doanh nghiệp phải trả thường là lãi suất cố định. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải trả cho Ngân hàng lãi định kì (thường là lãi định kì) ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
d) Thời hạn vay: Doanh nghiệp có thể vay Ngân hàng dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
e) Quy mô nguồn vốn vay: Doanh nghiệp huy động vốn Ngân hàng với quy mô phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên quy mô này có thể bị hạn chế do quy định hạn mức tín dụng của Ngân hàng cho doanh nghiệp , do kì hạn của nguồn vốn, do giá trị của TS thế chấp, do tính hiệu quả và khả thi của dự án… Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể xin sự đồng tài trợ của nhiều Ngân hàng cho mình.
f) Quản lý và giám sát: doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng chịu sự giám sát của Ngân hàng trên 2 phương diện:
+ Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có đúng với mục đích ghi trong hợp đồng vay vốn hay không?
+ Doanh nghiệp trả gốc và lãi có đúng hạn không?
g) Rủi ro - Áp lực thanh toán: Định kì, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạt của NH. Đến hạn trả gốc, nếu doanh nghiệp mất khả năng chi trả thì tài sản bảo đảm của doanh nghiệp bị phát mãi hay bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay sẽ phảI chịu trách nhiệm trả hộ cho doanh nghiệp . Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu về uy tín của doanh nghiệp với NH.
h) Tiết kiệm thuế: Lãi vay được tính là chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế TNDN.
4Ưu và nhược điểm của tín dụng Ngân hàng:
Ưu điểm:
Sử dụng vốn vay Ngân hàng đem lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi. Doanh nghiệp có thể huy động được khối lượng vốn lớn trong ngắn hạn hay dài hạn, do vậy đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau.
Thêm vào đó, lãi vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghệp, do đó khi sử dụn vốn vay ngân hàng doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, so với các nguồn vốn khác thì chi phí cho việc sử dụng tín dụng ngân hàng được coi là rẻ nhất.
Nhược điểm:
Để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định cũng như cần tài sản để bảo đảm cho khoản vay đó. Ngoài ra doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp giảm sự chủ động trong việc vay và sử dụng vốn vay vì còn phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng cũng như những quy định của tổ chức tín dụng đề ra
Bên cạnh đó thì thủ tục phức tạp và mất thời gian có thể làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh do không có vốn một cách kịp thời.
Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn doanh nghiệp do những nguyên nhân sau đây:
- Do bản thân các doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh không hiệu quả. Trước năm 2000, doanh nghiệp nhà nước là khách hàng vay chính của ngân hàng. Nhưng hiện nay, do tình hình phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước là vốn chủ sở hữu thấp, tài sản hầu như không có, tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao... Do đó, trong hai năm gần đây, đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng tập trung vào thu nợ mà không cho vay hay giảm dần mức tín dụng.
Các công ty cổ phần thì gặp nhiều khó khăn trong thủ tục pháp lý. Các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần thì các hồ sơ pháp lý của tì sản nhất là bất động sản chưa đầy đủ nên không được chấp nhận dùng làm tài sản thế chấp hay rất khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề đinh giá.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, việc cung cấp thông tin cho ngân hàng cong nhiều hạn chế. Hầu hết các ngân hàng đều coi doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân là nhóm khách hàng quan trọng. Tuy nhiên các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn khi vay vốn ngân hàng, mà nguyên nhân chủ yếu là do vốn thực của doanh nghiệp luôn thấp hơn vốn đăng kí. Thậm chí ngân hàng luôn “ngán ngẩm” trước tình trạng thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách, quan hệ tài sản gi