hoangdung_tk12

New Member
Download Đề án Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

Download Đề án Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6
1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 6
1.2. Phân loại : 6
1.2.1. Hàng rào thuế quan: 6
1.2.2. Các hàng rào phi thuế quan 7
1.3. Vai trò của rào cản 10
1.3.1. Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người: 10
1.3.2. Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật: 10
1.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường: 10
1.3.4. Các biện pháp khác: 11
1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu rào cản thương mại 11
CHƯƠNG 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU 12
2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU 12
2.1 Tình hình việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ sản nhập khẩu vào EU 16
2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn 17
2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên 18
2.1.3 Tập quán ứng xử 19
2.1.4 Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi 22
2.1.5 Quy định dán nhãn 23
2.1.6 Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thuỷ sản 23
2.2 Đánh giá tình hình đối phó của các doanh nghiệp 24
2.2.1 Nâng cao chất lượng, tăng độ an toàn 26
2.2.2 An toàn từ nông trại đến bàn ăn 27
 
CHƯƠNG 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của Eu đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 29
3.1. Cơ hội dành cho ngành thuỷ sản Việt Nam 29
3.2. Định hướng từ phía doanh nghiệp 33
3.3. Những giải pháp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 34
3.3.1. Giải pháp từ phía chính phủ 34
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 35
3.4. Định hướng từ phía nhà nước 38
3.1.1. Về quan hệ đa phương 38
3.1.2. Quan hệ hợp tác - hỗ trợ trong lĩnh vực thuỷ sản 40
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

khu vực xuất khẩu này và cả các nước đang phát triển khác có tiềm năng bán cá và thủy sản chế biến của EU. Một loạt các biện pháp đang được EC xúc tiến để đưa con cá, con tôm của nước cùng kiệt vào những nước giàu trong EU. Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp tiêu tốn khá nhiều tiền của EC trong hơn 5 năm qua.
EC cho biết có 624 dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các nước xuất khẩu với trị giá khoảng 4,3 tỷ Euro đã và đang triển khai ở ASEAN và các nước đang phát triển khác chủ yếu nhắm vào mục tiêu đẩy mạnh thương mại như hỗ trợ về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục hải quan. Các quỹ tài chính do EC đề xướng cũng góp phần vào công tác hỗ trợ kỹ thuật cho các nước xuất khẩu. Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, EC cũng có chương trình đào tạo lao động và cán bộ kỹ thuật cho các nước đang phát triển xuất khẩu thủy sản vào EU.Trong các dự án đó thì Việt Nam cũng có một vị trí quan trọng.
Bảng 2.1.3
Nguồn: Bộ thuỷ sản
Biểu đồ 2.1.4: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU
Nguồn:Bộ thuỷ sản
2.1 Thực trạng việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ sản nhập khẩu vào EU
EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính nhất về tiêu dùng thủy sản. Thị trường này, với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá, nghêu,… kích thước nhỏ, chất lượng vừa phải có thể bổ sung cho thị trường Nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hoá, tạo thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do vậy, tăng cường xuất khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất. Song việc mở rộng thị phần thủy sản Việt Nam ở đây cũng không dễ dàng.
2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn
Qua số liệu thống kê, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn  chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hoá chất, kháng sinh,...) và chất lượng chưa được ổn định. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản. Do vậy, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này
Đặc biệt tại châu Âu đã đã đưa vào vận hành hệ thống thông báo nhanh. Hệ thống này do EFA (Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu) chịu trách nhiệm quản lý. Mục đích là thông báo nhanh bao quát toàn bộ dây chuyền cung cấp thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật, đồng thời hỗ trợ tư vấn khoa học và kỹ thuật cho Ủy ban châu Âu. Bất kỳ thông tin về mối nguy nghiêm trọng nào trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người phát sinh từ thực phẩm hay thức ăn cho động vật sẽ được thông báo đến cho các cơ quan quản lý thực phẩm của các nước thành viên thông qua hệ thống này. Biện pháp tương tự sẽ được áp dụng để hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm sản xuất tại EU hay nhập khẩu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên
Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc, đặc biệt dựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Các quy định về môi trường của EU đối với sản phẩm thủy sản chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh châu Âu”. EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.
Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gổm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU.
Có thể nói rằng, Hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường.
2.1.3 Tập quán ứng xử
Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau.
EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, các trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu.
Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nới lỏng nên cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt do lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Chu kỳ sống của một sản phẩm sẽ phải ngắn hơn và cách d
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư Luận văn Kinh tế 0
B Những vấn đề cấu tạo từ tiếng Thái Lan hiện đại. Luận án PTS. Ngôn ngữ học Văn hóa, Xã hội 0
C Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển/xét chọn các đề tài/dự án th Kinh tế quốc tế 2
L Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62.38.50.01 Luận văn Luật 0
N Những vấn đề về thi hành bản án phạt tù có thời hạn ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
H [Free] Đề án Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Đề án Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến nay và những vấn đề đang đặt ra Luận văn Kinh tế 0
V THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN Tài liệu chưa phân loại 0
C Đề án Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của chính phủ, đánh giá và kiến nghị giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
B NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top