yeuroibo_chuyennhophaikoanh_7761
New Member
Download miễn phí Đề án Phân tích về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI CẢM ƠN 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
I. Tín dụng 6
1. Khái niệm tín dụng 6
2. Phân loại tín dụng . .6
3. Các nguyên tắc tín dụng NH . 7
II. Rủi ro tín dụng 7
1. Khái niệm rủi ro tín dụng . 7
2. Phân loại rủi ro tín dụng . 8
3. Nguyên nhân và dấu hiệu của rủi ro tín dụng . 8
3.1. Nguyên nhân khách quan . 8
3.2. Nguyên nhân chủ quan . 9
4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng . 10
III. Quản lý rủi ro tín dụng 11
1. Nguyên nhân phải quản lý rủi ro tín dụng . 11
1.1. Đối với các tổ chức tín dụng . 11
1.2. Đối với nền kinh tế 11
2. Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng 11
2.1. Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi . 11
2.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề 12
CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG
I. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng 14
1. Phân tích tín dụng . 14
2. Kiểm tra tín dụng . .16
3. Xử lý tín dụng có vấn đề . 17
4. Hệ thống các chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng . 18
II. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng . 19
1. Mô hình điểm số . 19
2. Mô hình ước lượng chỉ số Z – mô hình hồi quy bội 22
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM
1. Áp dụng một số mô hình để đo lường rủi ro tín dụng của một số khách hàng 23
2. Một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong ngân hàng . 27
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-de_an_phan_tich_ve_rui_ro_tin_dung_va_quan_tri_rui.gIaRy4XXaS.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71005/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
một cách sâu rộng tới nền kinh tế.Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, rủi ro tín dụng xảy ra có thể đồng nghĩa vơí khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả, không mang lại lợi ích cho xã hội. Mặt khác, nếu NHTM nhà nước gặp phải rủi ro tín dụng, có thể nhận được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Khi đó ngân sách nhà nước sẽ phải cắt giảm khoản chi cho các mục tiêu khác. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Do đó quản trị rui ro tín dụng, cụ thể hơn là hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị tín dụng là tiền đề của của việc mở rộng tín dụng có hiệu quả, cũng là mở rộng tín dụng của NH.
2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
2.1. Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi
Nội dung này đòi hỏi ngân hàng phải cẩn thận khi cho vayvà đặt giá, thực hiện đa dạng hóa.
2..1.1. Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng nhà nước.
Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. ví dụ, cho vay một khách hàng không được vượt quá tỉ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở hữu…
2.1.2. Xác định danh mục các khoản tài rợ với các mức rủi ro khác nhau…sẽ có rủi ro khác nhau.
- Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan đén khả năng đánh giá khả năng kinh doanh, tìa chính của người vay. Ngân hàng cần thu htập thông tin cả trong quá khứ lẫn trong tương lai. Tuy nhiên khía cạnh tương lai của công ty quan trọng hơn với quá khứ.
- Cho vay đối với người tiêu dùng:Rủi ro liên quan tới thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay: Thông tin thường ít, ngân hàng khó kiểm soát người vay và khó thu nợ…
- Cho vay đối với Nhà nước: Độ an toàn cao. Tuy nhiên, trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực, thì các khoản cho vay đối với Nhà nước cũng bị ảnh hưởng.
2.1.3. Xây dựng chính sách tín dụng và qui trình phân tích tín dụng.
Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và sự kiểm soát chung.
Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đông thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
Qui trình tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ ngân hàng.Qui trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án…
2.1.4. Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa.
- Xác định các khoản cho vay có vấn đề.
- Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau.
- xây dựng chiến lược đa dạng hóa
2.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Do vậy, ngân hàng luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro,chấp nhận rủi ro, khai thác hay thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hay nợ có vấn đề.
- Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hay nợ có vấn đề: Phân tích nguyên nhân thực, trạng, khả năng giải quyết.
- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi…
- Trong trường hợp nguời vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toản tiền gửi trên tài khoản.
- Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đõ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra.
CHƯƠNG II. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG
I. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
1. Phân tích tín dụng
Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần trả lời được 3 câu hỏi căn bản sau:
- Người xin vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào?
- Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ mà không cần đến một sức ép nào?
- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng với chi phí thấp và rủi ro thấp?
1.1.Người xin vay có thể tín nhiệm?
1.1.1. Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tun rằng: Người xin vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Nếu cán bộ tín dụng không biết chính xác được tại sao khách hàng lại xin vay tiền, thì cần làm rõ rang mục đích xin là gì. Khi mục đích xin vay đã rõ rang, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ rang, và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là “ tư cách người vay” (character). Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.
1.1.2. Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Ví dụ, ở hầu hết các nước đều quy định người dưới 18 tuổi không đủ tư cách pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người thay mặt cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty.
1.1.3. Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập chung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng.
1.1.4. Bảo hiểm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộn tín dụng phải tự hỏi: người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hộ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhiều và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.
1.1.5. Các điều kiện: Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần biết xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của n...