Download miễn phí Đề án Tác động của M&A xuyên quốc gia và bài học cho Việt Nam





Procter & Gamble (P&G) thành lập năm 1837 có trụ sở tại bang Ohio- Mỹ là một trong những công ty lớn nhất thế giới trong sản xuất các sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sắc đẹp và gia đình. Procter & Gamble sản xuất những sản phẩm chắc bền chất lượng cao với giá hợp lý có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và luôn thân thiện với môi trường. P&G có chi nhánh trên 80 nước và bán sản phẩm của mình dưới 300 nhãn hiệu với 5 tỷ khách hàng ở hơn 160 quốc gia trên thế giới. Năm 2004 doanh thu của công ty là 56,74 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 7,26 tỷ USD, đầu tư nước ngoài 2,18 tỷ USD, ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển là 1,94 tỷ USD và có số lao động 110 000 người.
Gillette thành lập năm 1901 là công ty của Mỹ đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho nam bao gồm lưỡi dao cạo, bàn cạo, máy cạo râu. Công ty cũng sản xuất sản phẩm sửa lỗi, máy chăm sóc răng, bàn chải đánh răng. Doanh số năm 2004 là 9 tỷ USD.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

với các hoạt động bảo vệ môi trường và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thì ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên là chuyên một sớm một chiều có thể xảy ra. Không phải ngẫu nhiên mà đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào ngành khoáng sản và khai mỏ trong những năm thuộc thập kỷ 70 lại phải chuyển hướng sang các sản phẩm công nghiệp chế biến và lĩnh vực dịch vụ. Ở Việt Nam theo báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài hậu WTO cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường cũng khá nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nghiêm trọng ở các khu công nghiệp nơi tập trung số đông các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay các chât thải rắn, trong đó có chất thải rắn nguy hiểm ở các khu công nghiệp khoảng 1,2 triệu tấn, chiếm 1/3 tổng số chất thải rắn phát sinh năm 2005. Chất thải rắn được các doanh nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành vận chuyển và xử lý chất thải rắn không nhiều. Có lẽ ở các quốc gia nhận đầu tư đang phát triển thì đó cũng là tình trạng chung nếu chính phủ các nước không có các biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư.
Hoạt động M&A một mặt làm thặng dư cán cân thanh toán nhưng trong một số trường hợp nó cũng làm cán cân thanh toán bị giảm. Đó là khi tài sản chuyển giao mua bán không được định giá đúng với giá trị của nó hay khi việc xuất khẩu sản phẩm không phải lúc nào cũng được thực hiện ngay. Thứ nhất dễ nhìn thấy nhất là các sản phẩm xuất phẩm chưa được xuất khẩu ngay hay các doanh nghiệp từ M&A không sản xuất để xuất khẩu. Không có xuất khẩu sẽ không có gia tăng lượng ngoại tệ. Điều này có tác động đến cán cân thanh toán. Thứ hai là việc định giá tài sản chuyển giao. Đây là một vấn đề khá phức tạp, nó đặc biệt thường thấy khi việc mua lại và sáp nhập diễn ra trong các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế hay trong các chương trình tư nhân hoá các công ty nhà nước. Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, các công ty trong nước định giá tài sản công ty quá thấp so với giá trị thực của nó vì họ không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu họ không được chính phủ hay các tổ chức tài chính hỗ trợ thì họ buộc phải phá sản. Giữa phá sản và bán tài sản với giá rẻ thì họ sẽ chọn bán tài sản. Những tài sản được định giá thấp này rất có lợi cho các công ty đa quốc gia nhưng nó có thể gây ra thâm hụt cán cân thanh toán của nước nhận đầu tư. Còn đối với tư nhân hoá các doanh nghiệp quốc doanh ở các nước nhận đầu tư thì vấn đề ở đẩy là khó định giá. Ở những nước mà không có một thị trường chứng khoán năng động, không có các tổ chức được phát triển tốt, hay các nhà đầu tư khó tiếp cận được thông tin thì việc định giá các doanh nghiệp nhà nước nhiều khi là không thể. Chính vì thế mà các nhà đầu tư theo M&A có thể mua được cổ phần của các doanh nghiệp này với giá “hời”. Điều đó cũng gây ra thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia.
Dù là rất nhỏ nhưng M&A cũng tác động đến cuộc sống văn hoá, xã hội ở các nước nhận đầu tư. Việc du nhập của các công ty nước ngoài ở nước bản địa làm cho xã hội mở cửa. Trong một chừng mực nhất định, người dân mà đặc biệt là giới trẻ sẽ bị cuốn theo lối sống khác với nền văn hoá và bản sắc cảu dân tộc. Đó là chưa kể hoạt động M&A trong các lĩnh vực giải trí như sòng bạc hay một số dịch vụ vui chơi khác có thể làm tao ra một số tệ nạn trong xã hội. Rõ ràng nếu không có bản lĩnh tốt, nước nhận đầu tư sẽ phải hứng chịu nhiều thói hư tật xấu của M&A .
M&A dù có tiêu cực nhưng không ai có thể phủ nhận những điểm tích cực mà nó đem lại cho nước nhận đầu tư. Trong thời điểm hiện nay, mỗi nước nhận đầu tư phải biết tiếp nhận và thích nghi với hình thức này.
TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Tác động tích cực
a. Động lực cho doanh nghiệp thực hiện M&A :
Synergy- Một cộng một bằng ba: đây là công thức đặc biệt của thuật giả kim trong M&A (mua lại và sáp nhập). Nguyên lý cơ bản ẩn sau chính là việc mua bán công ty tạo ra giá trị cao hơn, vượt hẳn giá trị tổng của hai công ty ban đầu. Hai công ty hợp lại với nhau thì có sức mạnh lớn hơn hai công ty riêng biệt, đó chính là lí do chủ đạo cho sự ra đời của M&A. Điều này càng đúng trong những giai đoạn kinh tế khó khăn. Các tập đoàn lớn sẽ mua lại các công ty khác để tạo nên một tập thể có tính cạnh tranh cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Các công ty kề vai sát cánh và hi vọng sẽ tạo ra được giá trị thị trường cao hơn cho cổ phiếu của mình hay là đạt được hiệu suất cao. Bởi vì những lợi ích tiềm năng này mà các công ty mục tiêu (target company) sẵn sàng đồng ý bán đi khi họ biết rằng họ sẽ không thể tồn tại nếu chỉ bằng sức của mình.
Hiệu suất dự tính đạt được thông qua kết hợp synergy có thể là minh chứng rõ ràng nhất. Synergy là một nhân tố tĩnh (cắt giảm chi phí và tăng cường doanh thu tại một thời điểm nhất định) hay năng động (tăng tính sáng tạo). Một hình thức synergy trước đây có thể kể đến như việc tập trung các nguồn lực (một trung tâm thay vì hai), tăng cường doanh thu bằng cách sử dụng lẫn nhau hệ thống phân phối và marketing, đạt được sức mạnh trong trao đổi (trả giá), tính kinh tế của quy mô trong sản xuất và tránh sự đúp lại trong sản xuất, hoạt động R&D và các hoạt động khác. Synergy năng động có thể liên quan đến sự kết hợp nguồn lực và kĩ năng bổ sung để tăng cường khả năng đổi mới với hiệu ứng khả quan trong dài hạn đối với doanh thu, cổ phiếu thị trường và lợi nhuận. Sự tìm kiếm synergy tĩnh có thể là đặc biệt quan trọng đối với các ngành mà áp lực cạnh tranh, giá hạ và công suất thừa luôn đe dọa ví dụ như ngành công nghiệp chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng. Trong khi đó synergy năng động lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với các ngành có tốc độ phát triển khoa học công nghệ nhanh và thúc đẩy phát triển bởi sáng tạo như ngành công nghệ thông tin và hóa dược phẩm. Hiệu suất đạt được thông qua synergy là hiện hữu cho cả M&A nội địa và xuyên quốc gia. Tuy nhiên, quy mô của sự hợp lí hóa và cải thiện tình hình công ty bằng việc đạt được chuyên môn hóa quốc tế thông qua chuỗi giá trị có thể rất cao trong trường hợp đầu tư xuyên quốc gia cho phép các công ty có thể duy trì các hoạt động khác nhau tại các địa điểm khác nhau để tạo ra sự phối hợp hiệu quả xuất phát từ lợi thế vị trí.
Đối với Synergy tài chính: Trước hết hiệu quả đạt được là từ việc giảm thuế. Việc này có thể có được từ công suất không sử dụng của quỹ nợ nghĩa là việc công ty mục tiêu có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp. Công ty mua lại trong trường hợp này sẽ tăng, tạo ra lợi ích thêm về thuế và tạo thêm giá trị cho cổ đông. Một lợi thế về thuế khác là từ giảm tổn thất thuế do giảm được tổn thất ròng trong hoạt động. Tổn thất ròng trong hoạt động của công ty mục tiêu cho phép bù đắp lại, làm giảm đi phần lợi nhuận đánh thuế của công ty mua lại và ngược lại. Một lợi thế khác từ thuế là việc...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Thẩm định dự án đầu tư và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triên Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đề tài/ dự án STX tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Sư phạm 0
G vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương Luận văn Kinh tế 0
B Xây dựng quy trình quản lý đề tài/ dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa h Kinh tế quốc tế 0
W Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua quận Dương Kinh, Hải Phòng) Khoa học Tự nhiên 0
S Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị xi măng tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Khoa học Tự nhiên 0
H Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp Hanaka, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân Khoa học Tự nhiên 0
O Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng Khoa học Tự nhiên 0
A Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu công nghiệp Đình Vũ tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng Khoa học Tự nhiên 0
Q Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top