Chozai

New Member

Download miễn phí Đề án Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của thị trường EU đối với mặt hàng rau quả





Mục lục
 
Mở Đầu 1 1
1- Liên minh Châu Âu EU2 2
1.1 Khái quát về liên minh Châu Âu EU2 2
1.2 Tập quán thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối 3 3
1.2.1 Tập quán thị hiếu tiêu dùng của EU 3 3
1.2.2 Kênh phân phối 3 3
1.3 Chính sách ngoại thư¬ơng và yêu cầu của thị tr¬ờng EU đối với rau quả 8 8
1.3.1 Chính sách ngoại th¬ơng của EU đối với mặt hàng rau quả 8 8
1.3.2 Các yêu cầu của EU đối với mặt hàng rau quả 8 8
1.3.2.1 Tiêu chuẩn về chất l¬ợng và phân loại hàng rau quả vào EU 8 8
1.3.2.2 Các vấn đề liên quan đến môi tr¬ờng, lao động, xã hội, sức khoẻ và
an toàn 9 9
1.3.2.3 Các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu và nhãn mác 10 10
2. Phân tích khả năng XK rau quả của DNVN vào thị tr¬ờng EU 10 10
2.1 Thực trạng XK rau quả của DNVN vào thị tr¬ờng EU 10 10
2.1.1 XK rau quả sang EU nói chung 10 10
2.1.2 Giới thiệu 2 thị tr¬ờng XK rau quả chính của Việt Nam là Pháp và Đức13 13
2.3 Những thuận lợi và khó khăn của DNVN khi xuất rau quả vào thị tr¬ờng EU 15 15
2.3.1 Những thuận lợi của DN 15 15
2.3.1.1 Thuận lợi chủ quan 15 15
2.3.1.2 Thuận lợi khách quan 15 15
2.3.2 Những khó khăn của DN 19 19
2.3.2.1 Khó khăn chủ quan 19 19
2.3.2.2 Khó khăn khách quan 20 20
3. Giải pháp thúc đẩy XK rau quả VN vào thị tr¬ờng EU 22 22
3.1 Nâng cao hiểu biết về thị tr¬ờng 22 22
3.2 Nâng cao chất l¬ợng rau quả sang EU 23 23
3.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh 24 24
3.4 Một số kiến nghị khác 26 26
Kết Luận 28 28
Phụ lục 29 29
Tài liệu tham khảo . 32
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệp khi xuất hàng vào EU cũng cần có chứng chỉ về bảo vệ môi trường như ISO 14000.
Vấn đề liên quan đến an toàn và sức khoẻ : áp dụng theo các quy định của EUROGAP được xem là quan trọng nhất đối với rau quả tiêu thụ trên thị trường EU. Nã quy định quy trình canh tác nông nghiệp bảo đảm đối với các sản phẩm trồng trọt bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vườn, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng, dùng thuốc trừ sâu, thu hoạch và sau thu hoạch, sức khoẻ và an toàn của công nhân. Ngoài ra còn có các quy định về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ được tổ chức International Plant Protection Committee nhằm bảo vệ nông phẩm khỏi bị nhiễm sâu bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống HACCP cũng là một tiêu chuẩn mà các công ty nhập khẩu Châu Âu đòi hỏi nhà cung cấp của mình. Nó có hiệu lực đối với tất cả các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm. Hệ thống này quy định chặt về các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ.
Liên quan đến vấn đề lao động, xã hội các doanh nghiệp cần quan tâm đến bộ tiêu chuẩn SA8000.
1.3.2.3 Các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu và nhãn mác :
Các nước EU có đưa ra quy định đối với vấn đề này như sau : Nhãn mác thông tin bao bì yêu cầu phải được ghi đầy đủ, ký hiệu, dấu hiệu rõ ràng. Nội dung bao bì bao gồm : Nhãn hiệu hàng hoá, nhà sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng, thành phần các chất có trong sản phẩm... Bao bì, chai, lọ, hộp đựng sản phẩm cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng.
2. Phân tích khả năng xuất khẩu rau qủa của DNVN vào thị trường EU
2.1 Thực trạng xuất khẩu rau quả của DNVN vào thị trường EU
2.1.1 Xuất khẩu rau quả sang EU nói chung :
EU là một trong hai thị trường trên thế giới (EU và Mỹ) có nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn nhất. Theo ước tính đến năm 2010, nhập khẩu rau quả của EU sẽ chiếm tới 50% nhập khẩu toàn thế giới. Vì vậy, có thể nói, EU là thị trường lớn cho hoạt động xuất khẩu rau quả. Trong những năm qua mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam không ổn định, nhìn chung có xu hướng giảm. Cụ thể là : năm 2000 đạt 200 triệu USD, tăng 90,5% so với năm trước, năm 2001 đạt 330 triệu USD, tăng 65%, năm 2002 đạt 201 triệu USD, giảm 29%, năm 2003 đạt 151,5 triệu USD giảm 24,6% thì cũng trong những năm đó kim ngạch xuất khẩu vào EU liên tục tăng thể hiện qua các số liệu sau : Năm 2000 đạt 9,2 triệu USD, 2001 đạt 11 triệu USD, 2002 đạt 19 triệu USD, 2003 đạt trên 21 triệu USD (theo doanh nghiệp TM sè 45/2004). Trong đó các nhóm sản phẩm tăng trưởng mạnh là dứa, vải, dưa chuột đóng hộp; dứa, vải đông lạnh; nước dứa cô đặc. Riêng mặt hàng đông lạnh tăng 30-50%, dứa cô đặc tăng 80%, đồ hộp tăng 50%.
Nói chung, rau quả Việt Nam xuất sang EU tương đối đa dạng bao gồm các sản phẩm đủ loại kiểu muối, đóng hộp hay sấy khô như dưa chuột muối, dưa bao
tử, ngô rau, khoai sọ, khoai lang, khoai mì trắng, cà rốt, bí đỏ vỏ xanh, các loại đậu rau, hành hương, tỏi tây, rau cải xanh, bó xôi, mướp đắng, cà muối.... Nước quả và nước quả cô đặc như dứa hộp, chôm chôm hộp... Ngoài ra còn có các loại vải, nhãn, mít sấy khô, xoài, đu đủ nghiền và mứt quả. Các loại nước Ðp trái cây xuất không nhiều như nước cam, nước ổi.... Cuối cùng phải kể tới các loại rau quả tươi cũng như trái nhiệt đới như xoài, chuôi, thanh long, vải thiều, ổi, khế, bưởi, măng cụt, chanh, nhãn, dừa.... Qua đó có thể thấy các sản phẩm rau quả của Việt Nam xuất sang EU phong phú về chủng loại rau quả, đa dạng về loại hình sản phẩm. Năm 2002 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam còn rau quả chế biến chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến. ( Theo cuốn Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam). Nếu làm một phép so sánh có thể thấy so với các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật Bản rau quả Việt Nam xuất sang EU chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Hiện thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 45-50% trong khi rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang EU chưa đầy 6%.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của rau quả Việt Nam trong khối là Pháp, Đức, Hà Lan và Italia. Ngoài ra còn có từng thị trường chính cho mỗi loại mặt hàng trái cây cụ thể như sau : Chuối-Anh, Bỉ, Đức; Dứa- Pháp, Italia, Anh, Bỉ, Đức; Xoài- Hà Lan, Pháp, Đức; Dưa hấu- Đức, Italia.
Tuy số lượng rau quả Việt Nam xuất sang EU gần đây tương đối đa dạng song chất lượng lại chưa cao, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của người dân Châu Âu. Đó là do các vấn đề về giống cây trồng phần lớn là giống địa phương chưa phải là giống tốt nhất; do kỹ thuật sản xuất rau quả chưa cao, nông cụ không nhiều nên việc sản xuất đại trà gặp nhiều trở ngại; do cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc bảo quản, lùa chọn, công nghệ chế biến rau quả cũng như bao gói thành phẩm còn lạc hậu cùng kiệt nàn. Cũng do những nhược điểm trên đã khiến cho sản phẩm có mẫu mã và chủng loại đơn điệu so với các sản phẩm nhập khẩu khác trên thị trường EU.
Ngoài ra, số lượng rau quả Việt Nam xuất sang EU còn nhỏ lẻ và thường không ổn định. Loại rau quả sạch hữu cơ của Việt Nam được xuất sang EU không nhiều mà chủ yếu là rau sạch thông thường. Các loại rau sạch này đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của EU cũng như thường vượt quá tỷ lệ hoá chất quy định. Đồng thời, chúng ta cũng chưa có nhiều loại rau quả mang đặc trưng Việt Nam để có thể giới thiệu với người dân EU.
Nếu đem so sánh với giá rau quả nhập khẩu từ các nước khác thì rau quả của Việt Nam có giá cao hơn. Đó là do các chi phí như lưu thông, bảo quản, chế biến, bao bì đặc biệt là vận chuyển thường cao làm tăng giá vốn hàng xuất khẩu của ta so với giá vốn của các nước khác. Ví dụ như cước phí vận chuyển của Thái Lan luôn thấp hơn Việt Nam từ 10-30% như vậy giả sử Thái Lan và Việt Nam có cùng chi phí sản xuất thì giá vốn của ta lớn hơn Thái Lan từ 10-30% giá trị. Có lẽ bởi vậy mà rau quả Việt Nam sang EU thường có khả năng cạnh tranh kém hơn so với Trung Quốc, Thái Lan, Nam Mỹ và một số nước Châu Phi có cùng điều kiện sản xuất tương tự như nước ta.
Thực tế, thị trường EU đã nhập một lượng lớn rau quả từ các nước đang phát triển khoảng 5,1 tỷ euro/6,8 triệu tấn quả các loại và khoảng 687 triệu euro/612 ngàn tấn rau(năm 2003) song mặt hàng rau quả Việt Nam lại chiếm tỷ lệ % về thị phần rất nhỏ. Các quốc gia xuất khẩu rau quả chính sang EU phải kể đến các nước Nam Phi, Châu Mỹ La Tinh, như Coxta Rica, Braxin, Êucado, Chilê, Côlômbia, Achentina, các nước khác như Cốtđivoa, Thổ Nhĩ Kỳ, Marốc, Camơrun, Ai Cập, Thái Lan. Đây là những nước đã thâm nhập vào thị trường EU từ lâu và sản phẩm của họ đã có uy tín trên thị trường. Để biết thêm về tỷ lệ % thị phần của các nước XK sang EU đối với từng loại rau quả xem phụ lục 3. Qua bảng phụ lục này, có thể thấy được khả năng cạnh tranh của từng nư...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top