minhtrangkool
New Member
Download miễn phí Đề án Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4
1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm 4
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 5
1.3. Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng sản phẩm 7
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 12
1.5.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài 13
1.5.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 14
1.5.2.1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp 14
1.5.2.2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp 15
1.5.2.3. Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp 15
1.5.2.4. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp 15
2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM LÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 16
2.1. Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam 16
2.1.1. Đánh giá khái quát thực trạng chất lượng sản phẩm 16
2.1.1.1. Vài nét khái quát về Tập đoàn Dệt May Việt Nam 16
2.1.1.2. Các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 18
2.1.1.3. Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam 19
2.1.2. Các giải pháp các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm 26
2.1.2.1. Các giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may 26
2.1.2.2. Ưu, nhược điểm của các giải pháp nâng cao chất sản phẩm dệt may 28
2.1.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm dệt may 30
2.1.3.1. Những thành tựu đạt được 30
2.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 31
2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam 33
2.2.1. Mục tiêu chất lượng sản phẩm trong những năm tới của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam 33
2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam 34
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-10-de_an_thuc_trang_chat_luong_san_pham_det_may_cua_c.ecfzu64L3l.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-44876/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
nâng cao đời sống và phát triển sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Mỗi sản phẩm có rất nhiều thuộc tính khác nhau. Khách hàng quyết định lựa chọn mua những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có tính kinh tế- kỹ thuật thoả mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn;Khi sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao có tác động lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nhờ chất lượng cao là cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp;
Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp và đánh giá năng lực của tiến bộ khoa học- công nghệ, năng suất lao động, tổ chức quản lý. Trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị sử dụng, lợi ích kinh tế- xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào tăng lên, tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội, tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp;
Nâng cao chất lượng còn giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian và sức lực khi sử dụng sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp. Nó tạo cho người tiêu dùng những tiện lợi hơn và đáp ứng nhanh hơn, đầy đủ hơn. Suy cho cùng đó là những lợi ích mà mục tiêu của việc sản xuất và cung cấp sản phẩm đưa lại cho con người. Bởi vậy, chất lượng đã và luôn là yếu tố quan trọng số một đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng;
Nâng cao chất lượng là giải pháp quan trọng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội, tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. Nhờ đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp, chủ sở hữu, người lao động, người tiêu dùng và toàn xã hôị đều thu được những lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu với chi phí hợp lý, chủ sở hữu có nguồn thu tăng và cuối cùng là Nhà nước tăng ngân sách và giải quyế những vấn đề xã hội;
Tóm lại nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc đảy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm hàng hoá Việt Nam và sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường thế giới.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm tới các khâu tổ chức mua sắm nguyên vật liệu triển khai quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài và những nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra
1.5.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài
1.5.1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới
Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mọi quốc gia- đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế;
Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học- công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi nhiều cách tư duy cũ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng;
Cạnh tranh gay gắt cùng với sự bão hoà của thị trường. Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu.
1.5.1.2. Tình hình thị trường
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng được những mong đợi của khách hàng. Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu càng phong phú đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
1.5.1.3. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không giới hạn, nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.
1.5.1.4. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia
Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng. Mặt khác cơ chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.5.1.5. Các yêu cầu về văn hoá, xã hội
Những yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản phẩm, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm phải thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá, đạo đức, xã hội của cộng đồng xã hội. Những đặc tính chất lượng sản phẩm chỉ thoả mãn toàn bộ những nhu cầu các nhân nếu nó không ảnh hưởng tới lợi ích của xã hội.
1.5.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.5.2.1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp
Chất lượng không chỉ thoả mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn phải thoả mãn nhu cầu khách hàng bên trong doanh nghiệp. Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với công nghệ con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượ...