Download miễn phí Đề án Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005-2006 và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp ngành sản xuất da giày Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: DIỄN BIẾN VỤ KIỆN CỦA EU VỚI GIÀY MŨ DA VIỆT NAM VÀ ĐỘNG CƠ ĐẰNG SAU VỤ KIỆN 3
I. Diễn biến vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam 3
II. Động cơ đằng sau vụ kiện 6
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƯỚC ĐỐI VỚI VỤ KIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VỤ KIỆN TỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DA GIÀY VIỆT NAM 11
I.Phản ứng từ các nước đối với vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam 11
1.Phản ứng của Việt Nam 11
2.Phản ứng của các nước thành viên EU 13
2.1.Các ý kiến ủng hộ Việt Nam 13
2.2.Các ý kiến ủng hộ việc đánh thuế 15
3.Phản ứng của các tổ chức quốc tế và các nước khác 15
II.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng 16
1.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam 16
2.Tác động của vụ kiện đối với doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng EU 19
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ KIỆN 21
VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 21
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 21
I.Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam 21
II.Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp giày da nói riêng để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá 22
1.Về mặt sản phẩm, thị trường và nguồn nhân lực 22
2.Về mặt pháp lý 25
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

úc đẩy việc khắc phục các yếu kém của chính mình. Đây là một quyết định chính trị khá khó khăn, nhưng có lợi cho EU nhiều hơn là cho Trung Quốc và Việt Nam.
Đã có quá nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nước đang phát triển. Người ta đã không ngần ngại gọi đích danh đó là những vụ kiện nhằm mục đích bảo hộ các ngành sản xuất ở các nước phát triển đã mất hẳn tính cạnh tranh. Vì thế sẽ khó có được sự công bằng trong phân xử các vụ kiện chống bán phá giá vì mục tiêu cuối cùng của nó không phải là sự công bằng mà là bảo hộ. Khối liên minh Châu Âu lo ngại cho rằng hàng hoá giá rẻ nhập khẩu từ Việt Nam tràn lan trên thị trường có thể đẩy các nhà sản xuất nội khối đến bờ vực phá sản.
EU biện hộ rằng không có ý định lợi dụng công cụ bảo vệ thương mại để bảo hộ cho các nhà sản xuất Châu Âu. Tuy nhiên họ cho rằng cần phân biệt rạch ròi cái gì là cạnh tranh gắt gao và cái gì là cạnh tranh không bình đẳng. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy mục đích của EU là muốn nâng thuế giầy nhập khẩu lên. Quyết định của EU hoàn toàn mang tính chất chính trị và chống lại những người tiêu dùng. Giày dép Việt Nam xuất khẩu có đến 80% là các công ty nước ngoài gia công tại đây. Mà công ty nước ngoài thì rõ ràng không được chính phủ Việt Nam bảo hộ về giá cả.
Trong quá trình điều tra EU tiến hành rất nhiều việc gây bất lợi cho Việt Nam. Khi đã xác định được đối tượng quyết định giá da giày xuất sang EU là thương lái (trader) thì Ec lại kiện nhà sản xuất. Có doanh nghiệp chưa bao giờ làm giày hay không xuất khẩu vào EU cũng bị kiện. EC áp dụng các luật lệ của WTO vào vụ kiện này trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO. Khi cho rằng các nước bị kiện trợ cấp cho ngành da giày họ không nghĩ rằng ngay ở EU một con bò cũng được trợ cấp 07 euro. Nghĩa là một tổ chức vẫn tồn tại sự bảo hộ lại đi kiện một nước mà không chắc chắn có sự bảo hộ. Không phải ngẫu nhiên mà EU chọn Brazil như là nước thay thế để tính giá trị thông thường. Sự lựa chọn này bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi điều kiện kinh tế của Brazil cao hơn nhiều so với Việt Nam. Điều này là có lợi cho EU.
Một bất lợi lớn của Việt Nam trong vụ kiện này là cùng bị kiện với Trung Quốc. EU chủ yếu nhằm đến hàng giày dép rẻ tiền của Trung Quốc chứ không phải của Việt Nam. Kể từ khi xoá hạn ngạch, số lượng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên tới 700%. Vị trí thị phần của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Việt Nam và do đó đích ngắm của EU đối với trung Quốc cũng lớn hơn.
Chương II: Phản ứng của các nước đối với vụ kiện và tác động của vụ kiện tới các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam
I.Phản ứng từ các nước đối với vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam
1.Phản ứng của Việt Nam
Trước đây EU dành chế độ ưu đãi hàng hoá cho Việt Nam xuất khẩu sang với mức thế giày dép là 4,4%(trong khi của Trung Quốc là 8,5%), nhưng nay EU lại kiện, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng.
Ngay từ khi có thông tin về vụ kiện phía Việt Nam đã khẳng định không bán phá giá giày da vào thị trường EU.
Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết có nên theo đuổi vụ kiện hay không. Có doanh nghiệp cho rằng, những điều khoản EC đưa ra là rất vô lý, nên họ không theo đuổi vụ kiện. Các doanh nghiệp không theo đuổi vụ kiện này dự định sẽ mở thị trường sang hướng khác.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vụ kiện để bảo vệ quyền lợi của cá nhân doanh nghiệp và cả ngành da giày nói chung. Thậm chí, như ông Vũ Văn Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Vina Giày, thành viên Hội da giày Thành phố Hồ Chí Minh (S.L.A), Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), thì các doanh nghiệp không có tên trong danh sách bị kiện, cũng nên liên hệ với EC để tham gia vụ kiện, bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngay từ khi EC bắt đầu vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã có tinh thần hợp tác tốt với EC. Nhưng gáo nước lạnh đầu tiên đã dội thẳng vào tinh thần hợp tác ấy khi 08 doanh nghiệp nằm trong danh sách điều tra mẫu của EC đã không được công nhận là hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Vẫn không nản lòng, một chiến dịch “hợp tác toàn diện” của các doanh nghiệp đã được thực hiện nhằm minh oan cho ngành da giày trong nước. Những doanh nghiệp tâm huyết cũng cố gắng chứng minh họ tự bươn chải kinh doanh chẳng được ai hỗ trợ.
Liên tục trong gần một tháng ròng rã giữa trời Tây giá rét (tháng 12/2005), đoàn doanh nghiệp đi đến từng nước thành viên chủ chốt của EU chỉ để nói chúng ta sản xuất theo cơ chế nào, vì sao giá cả của chúng ta cạnh tranh, ngành da giày không được nhà nước trợ giá mà hầu hết là tự thân vận động. Tuy nhiên kết quả không vẫn hoàn không.
Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định không can thiệp và không trợ giá cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp da giày. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là do chi phí lao động thấp và công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường, họ được tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Việc miễn giảm tiền thuê đất nếu có cũng chỉ là sự khuyến khích đầu tư mà không nên xem là sự bóp méo chi phí sản xuất.
ActionAid Việt Nam và Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO) đã tiến hành khảo sát và đánh giá những tác động tiêu cực của vụ kiện đối với đời sống và việc làm của công nhân tại 21 doanh nghiệp sản xuất giày mũ da xuất khẩu vào thị trường EU ở 07 tỉnh thành trong cả nước. Báo cáo nghiên cứu này cùng với lá thư tập thể với 2000 chữ kí của của các công nhân da giày đã được gửi tới phiên điều trần tai EC về vụ kiện tại Brussels (Bỉ) vào ngày 02/06/2006. ActionAid (AAV) đã lên tiếng kêu gọi EC xem xét lại quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam một cách thấu tình đạt lý, trên cơ sở thương mại công bằng, bình đẳng và nhân đạo.
Ngày 06/10, Bộ Thương mại cũng chính thức có phản ứng trước việc EC áp thuế 10% đối với giày mũ da Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh đã đề nghị EC không áp dụng biện pháp này. Theo ông mức thuế này là quá cao. Một lần nữa ông khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá giày có mũ da vào EU, xuất khẩu giày có mũ da của Việt Nam không phải là nguyên nhân gây thiệt hại và đe doạ gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp giày da của EU, mọi quyết định áp thuế chống bán phá giá với giày da Việt Nam đều không công bằng, không phản ứng đúng thực tế sản xuất và xuất khẩu giày da ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ đã cho rằng: việc các nhà sản xuất Châu Âu và Uỷ ban Châu Âu đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá là đi ngược với tinh thần tự do hoá thượng mại cộng đồng Châu Âu khởi xướng và thúc đẩy. Điều này cũng trái với mục tiêu của các trương trình trợ giúp xoá đói giảm cùng kiệt mà Uỷ ban Châu Âu và các nước dành cho Việt Nam.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục quả...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005 - 2006 và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp ngành sản xuất da giày Luận văn Kinh tế 2
H Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra Tài liệu chưa phân loại 2
C Áp dụng Luật trong Vụ việc Liên Minh Châu Âu (EU) kiện Việt Nam bán phá giá mặt hàng giày mũ da Luận văn Luật 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Luật chống bán phá giá của Mỹ và vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
D Phát triển dịch vụ logistics của Công ty CP Vinalines Logistics – Việt Nam trong điều kiện hội nhập Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPbank tại thị trường Việt Nam trong điều kiện kinh tế mới Luận văn Kinh tế 0
R Đánh giá điều kiện công trình văn phòng làm việc và dịch vụ cho thuê của công ty San Nam Quận Cầu Giấy - TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top