nhoxsa001

New Member

Download miễn phí Đề án Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ - Những rào cản thương mại khó tránh





MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
 
Nội dung 4
 
Chương I: Xuất khẩu dệt may sang Mỹ, vừa làm vừa đếm! 4
 
I. Các rào cản Hoa Kỳ áp dụng nhằm hạn chế xuất khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam 4
1.Hạn ngạch và thuế quan nhập khẩu 4
2. Các quy định cuả hải quan Hoa Kỳ 4
2.1> Những quy định về các sản phẩm dệt 4
2.2>Quy định về thương hiệu,nhãn hiệu và bản quyền 4
3.Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier) 5
4.Sự giám sát chặt chẽ trong việc chống bán phá giá hàng dệt may của chính phủ Hoa Kỳ 5
II. Ảnh hưởng của các rào cản này tới tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ 5
 
Chương II: Phân tích tình huống 7
 
I. Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu 7
II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ thời
gian qua dưới sức ép của những rào cản 8
1. Đặc điểm và vai trò của ngành dệt may Việt Nam 8
1.1>Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam 8
1.2>Vai trò của ngành dệt may Việt Nam 8
2.Phân tích các rào cản của Hoa Kỳ áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 8
2.1>Hạn ngạch nhập khẩu 8
2.2>Các quy định của hải quan Mỹ 10
2.3>Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier) 12
2.4>Sự giám sát chặt chẽ chống bán phá giá hàng dệt may của chính phủ Hoa Kỳ 17
3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ thời gian qua 18
3.1>Giới thiệu sơ bộ về thị trường Mỹ 18
2.2>Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ thời gian qua 19
 
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 24
I. Về phía nhà nước 24
1. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước 24
2. Điều chỉnh chính sách thuế 24
3. Thành lập các tổ chức tư vấn về các lĩnh vực có liên quan đến xuất khẩu dệt may Việt Nam 25
4. Chính sách hỗ trợ về vốn 25
5. Chính sách pháp luật 25
6. Một số chính sách khác 25
II. Về phía doanh nghiệp 26
1. Xây dựng thương hiệu mạnh 26
2. Marketing 26
3. Tìm kiếm và phát triển thị trường 26
4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 27
5. Thực hiện chính sách liên doanh với nước ngoài 27
6. Chính sách giá hợp lý 27
7. Giảm tính chất gia công trong sản xuất dệt may 27
8. Một số chính sách khác 28
 
Kết Luận 29
 
Tài liệu tham khảo 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à do,các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ của Việt Nam có lượng vốn thấp,ít kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường quốc tế,nên chưa kịp thu lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì đã bị những khó khăn về thuế nhập khẩu quá cao,hạn ngạch nhập khẩu thì quá chặt chẽ đánh gục.
2.2>Các quy định của hải quan Mỹ
2.2.1>Những quy định về những sản phẩm là hàng dệt
Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phi có tem, mark, mã theo quy định tại "Texxtile Fiber Products Identification Act", trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản 12 của luật này:
- Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi lớn hơn 5% trong sản phẩm, các thành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là "các sợi khác".
- Tên hãng sản xuất và tên hay số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) cấp, của một hay nhiều người bán các sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Mỹ có thể được ghi trên nhãn mark, nếu nhãn mark này được gửi đến FTC.
- Tên của nước nơi đã gia công hay sản xuất.
Chính vì những quy định khắt khe này nên các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi vì thiếu hiểu biết,hay ít cập nhật thông tin,hay do đơn đặt hàng của các đối tác Hoa Kỳ không yêu cầu rõ ràng về mẫu mã,bao gói của sản phẩm,dẫn đến hàng loạt các sản phẩm dệt may của Việt Nam bị hải quan Mỹ trả về.Và người chịu mọi thiệt thòi ở đây không ai khác chính là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Đây cũng là những hiện tượng thường thấy,khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm nói chung và hàng dệt may nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ.
2.2.2>Quy định về thương hiệu,nhãn hiệu và bản quyền
Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hay sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay nước ngoài, sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Một bản sao đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ sẽ phảii nộp cho Uỷ ban Hải quan và được lưu giữ theo quy định.
Cục Hải quan Mỹ cũng có những quy định tương tự đối với các chuyến hàng mang các tên thương mại trái phép. Các thương hiệu phải được đăng ký tại Hải quan theo quy định.
Việc nhập khẩu hàng hoá có nhãn hiệu thương mại gốc thuộc sở hữu của một công dân hay một công ty Mỹ bị coi là trái phép nếu không được sự đồng ý của người chủ sở hữu nhãn hiệu đó. hay không phải là công ty chính hay chi nhánh của công ty đó, hay có chung quyền sở hữu nhãn hiệu đó, tuy nhiên nhãn hiệu này, phải được đăng ký với Hải quan.
"Nhãn hiệu giả" là một nhãn hiệu giống hệt hay gần giống hệt với một nhãn hiệu đã đăng ký. Hàng nhập khẩu có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công quỹ liên bang hay chính quyền địa phương, hay chuyển cho các cơ quan từ thiện, hay bán đấu giá nếu trong vòng một năm không có cơ quan nào cần sử dụng. Tuy nhiên, luật pháp cũng châm chước cho một số mặt hàng nhất định đi theo người vào Mỹ là hàng cá nhân sử dụng, không phải hàng để bán.
Phần 602 (a) thuộc Copyright Act năm 1976 quy định rằng nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của người có bản quyền và vi phạm luật bản quyền sẽ bị bắt giữ và tịch thu,các bản sao sẽ bị huỷ.Tuy nhiên các hàng hoá này có thể được trả lại nước xuất khẩu nếu chứng minh thích đáng cho cơ quan hải quan là hàng không phải cố tình vi phạm. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cơ quan hải quan Mỹ (US Custom Service) bảo vệ quyền phải tới văn phòng bản quyền (US copyright Offfice) và đăng ký với hải quan theo các quy định hiện hành.
Hiện nay,khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì những vấn đề liên quan đến thương hiệu,nhãn hiệu và bản quyền mới được các doanh nghiệp quan tâm đến một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên,sự chú ý này chỉ thường diễn ra ở các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu rộng.Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam những hiểu biết về thương hiệu,về bản quyền vẫn còn là một khái niệm khó hiểu và vẫn còn rất xa vời.Chính những nhận thức sai lệch,chủ quan đó mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn thường xuyên phải gánh chịu những thiệt thòi không đáng có.
Rất nhiều các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ dưới một cái tên rất Việt Nam.Nhưng khi các sản phẩm ấy được bày bán trên thị trường lại dưới một cái tên khác hoàn toàn.Như vậy trong trường hợp này phía Việt Nam sẽ đương nhiên phải chấp nhận cái danh là nhà gia công,chứ không còn là người sản xuất và cung ứng chính thức của mặt hàng này.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn lấy lại thương hiệu đó thì trước hết phải được sự chấp nhận của phía doanh nghiệp Mỹ.Đương nhiên,sau đó phải kèm sẽ theo là một khoản tiền không nhỏ.Những cái mất không đáng mất ấy đôi khi cũng khiến nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhiều phen khốn đốn.
2.3>Tiêu chuẩn xanh - sạch (Greentrade Barrier)
Bất kỳ một quá trình sản xuất công nghiệp nào đều phát sinh chất thải và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Mức độ phát thải, về lượng cũng như mức độ ô nhiễm của một quá trình sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguyên liệu đầu vào, quản lý sản xuất, công nghệ, thiết bị, mức độ tận dụng và tái sử dụng chất thải…
Từ trước những năm 1980, cách tiếp cận và ứng phó với các vấn đề ô nhiễm theo hướng chính “kiểm soát ô nhiễm" hay còn gọi là “phản ứng và xử lý”. Trên thực tế mọi giải pháp xử lý chất thải trên được thực hiện sau khi đã có chất thải, là hình thức chuyển trạng thái ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác sao cho giảm về lượng cũng như mức độ ô nhiễm và độc hại. Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm (các nhà máy xử lý nước thải, thiết bị xử lý khí thải như lọc ướt, cyclon lọc bụi, lò đốt, bãi chôn lấp) được triển khai ở các nhà máy.
Trong vòng những năm 80 trở lại đây, “sản xuất sạch hơn” được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới với mục đích giảm phát thải vào môi trường tại nguồn trong các quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận chủ động, theo hướng “đoán và phòng ngừa” ô nhiễm từ chất thải phát sinh trong các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Ở nước ta, sản xuất sạch hơn được đưa vào áp dụng từ năm 1996 và triển khai từ năm 1998 tập trung ở một số ngành công nghiệp như giấy, dệt - nhuộm, thực phẩm (chế biến thuỷ sản và bia), vật liệu xây dựng và gia công kim loại với trên 130 doanh nghiệp thuộc 28 tỉnh và thành phố và bước đầu mang lại những lợi ích kinh tế và môi trường thông qua tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hoá chất, nước, giảm thiểu chất thải trong sản xuất
Thực chất, tiêu chuẩn Greentrade Barrier - tiêu chuẩn thương mại “xanh”, cũng chính là một rào cản thương mại xanh. Rào cản thương mại xanh được áp dụng đối với hàng may mặc là đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, bắt buộc các nhà xuất khẩu phải tuân thủ. Một liên hệ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội (HANOISIMEX) Kiến trúc, xây dựng 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
C Đề án Thực trạng và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
T Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý công ty Apatit Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
L Đề án Giải phát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu đề xuất các phương án có cơ sở khoa học và khả thi quản lý chất thải rắn Quận 3, TP HCM Khoa học Tự nhiên 0
P Đề án Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển Luận văn Kinh tế 0
P Thẩm định dự án đầu tư và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triên Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top