Download miễn phí Đề cương bài giảng Thực hành động cơ xăng
Bài 3: ĐIỀU CHỈNH XÚ PÁP
I-MỤC ĐÍCH
Điều chỉnh xú páp là chừa 1 khe hở (khe hở nhiệt) thích hợp giữa đuôi xú páp và đầu cần mổ (đối với xú páp treo) hay đầu con đội (đối với xú páp đứng).
_ Nếu khe hở quá nhỏ hay không có khe hở thì xú páp sẽ bị đội (đóng không kín), nổ dội ở bộ chế hòa khí hay đường ống thoát, động cơ bị giảm công suất.
_ Nếu khe hở quá lớn thì xú páp sẽ bị kêu (gõ xú páp), góc mở của các xú páp bị giảm, động cơ bị giảm công suất, các chi tiết mau mòn.
Trị số khe hở này do nhà chế tạo qui định tùy loại động cơ, thông thường khe hở của xú páp hút khoảng 0,1 – 0,2mm, xú páp thoát khoảng 0,2 – 0,3mm.
II-YÊU CẦU
1/ Xác định thứ tự xy lanh:
_ Đối với động cơ 1 hàng xy lanh, theo qui ước chung, xy lanh số 1 được tính từ đầu trục khuỷu.
_ Đối với động cơ chữ V, nhà chế tạo có ghi số theo qui ước riêng thì ta phải theo qui ước này.
2/ Xác định xú páp hút, xú páp thoát:
_ Nếu động cơ đã tháo nắp máy, có thể quan sát đầu xú páp: đầu xú páp hút lớn hơn đầu xú páp thoát, hay xem dấu ghi trên đầu xú páp: IN (Inlet) là xú páp hút, EX (Exhaust) là xú páp thoát.
_ Quan sát ống góp: xú páp hút thông với ống góp hút gắn bộ chế hòa khí, xú páp thoát thông với ống góp thoát gắn đường ống thoát.
_ Quay trục khuỷu theo chiều quay và quan sát 2 xú páp của 1 xy lanh, khi xú páp thoát vừa đóng lại thì xú páp hút mở ra liền.
3/ Xác định chiều quay của trục khuỷu (qui ước nhìn từ phía trước động cơ): gồm các phương pháp sau:
_ Xem dấu mũi tên ghi ở pu ly hay bánh trớn.
_ Quan sát chiều nghiêng của cánh quạt gió: đối với động cơ ôtô, lúc họat động, quạt gió luôn thổi gió vào động cơ.
_ Quan sát mấu khởi động bằng tay quay nếu có.
_ Quay thử (trường hợp này phải phân biệt được xúp hút và xúp páp thoát): quay thử trục khuỷu theo 1 chiều bất kỳ nào đó, khi thấy xú páp thoát vừa đóng lại mà xú páp hút mở ra liền chứng tỏ chiều quay thử là chiều quay đúng.
Đa số các loại động cơ có chiều quay phải (cùng chiều kim động hồ), nhưng cũng có 1 số ít động cơ có chiều quay trái (ngược chiều kim động hồ)
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-de_cuong_bai_giang_thuc_hanh_dong_co_xang.F51mqUOCuR.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68764/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
quá 0,24mm trên 1 khoảng chạy 200mm của pít tông thì phải xoáy xy lanh.2/ Đo độ mòn ovan: đo đường kính xy lanh ở 2 vị trí vuông góc nhau cách mặt phẳng trên 40mm, hiệu số của 2 số đo này là độ ovan của xy lanh.
Nếu độ ovan của xy lanh vượt quá 0,07mm trên 100mm đường kính của xy lanh thì phải xoáy lại.
Kích thước sửa chữa của xy lanh thường có 6 tiêu chuẩn (cote): 0,25mm (cote 1); 0,50mm (cote 2); …; 1,50mm (cote 6).
Nếu dùng đồng hồ so thì có thể đo trực tiếp trị số độ côn và độ ovan của xy lanh đọc trên mặt đồng hồ mà không cần xác định kích thước thực của chúng.
Khi xy lanh mòn quá trị số tối đa (hết cote sửa chữa), cần thay xy lanh mới. Đối với lót xy lanh ướt thì cần thay đệm làm kín nước mỗi khi tháo hay thay xy lanh.
III-KIỂM TRA PÍT TÔNG, XÉC MĂNG
1/ Kiểm tra pít tông:
a)Nếu bề mặt pít tông bị cào xước nhẹ có thể đánh bóng với giấy nhám mịn, bị xước nặng phải thay mới.
b)Dùng que kim loại gõ quanh pít tông nếu có tiếng rè thì pít tông bị nứt. Nếu vết nứt nhỏ thì có thể khoan lỗ nhỏ ở 2 đầu vết nứt để dùng lại, nếu vết nứt quá lớn thì phải thay pít tông mới.
c)Đo khe hở giữa pít tông và xy lanh: ráp ngược pít tông không có xéc măng vào xy lanh, dùng lá cỡ đo khe hở giữa thân pít tông và vách xy lanh nơi vùng thẳng góc với chốt pít tông. Khe hở cho phép là 0,34mm trên 100mm đường kính xy lanh, nếu khe hở lớn hơn cho phép mà tình trạng pít tông còn tốt thì ta có thể dùng lại pít tông đó bằng cách nong đuôi hay làm gai nhám để bớt khe hở. Còn không thì thay pít tông mới với cỡ lớn hơn và xoáy lại xy lanh.
Ta cũng có thể đo khe hở giữa pít tông và xy lanh bằng cách đo đường kính xy lanh, đo đường kính thân pít tông rồi trừ ra.
d)Kiểm tra khe hở giữa lỗ chốt pít tông và chốt pít tông:
_Đo đường kính trong của lỗ chốt pít tông “dp”
_Đo đường kính ngòai của chốt pít tông “Dp”
_Tính khe hở: dp – Dp = -0,002 ÷ 0,01mm.
_Nếu khe hở vượt quá trị số trên thì phải thay pít tông.
hay có thể dùng phương pháp lắp thử như sau: nung nóng pít tông lên khỏang 60 – 80oC, nếu có thể dùng lực của ngón tay cái ấn chốt pít tông vào lỗ chốt pít tông là được.
2/ Kiểm tra xéc măng:
a)Kiểm tra khe hở miệng: đặt xéc măng nằm ngang trong xy lanh, dùng pít tông không có ráp xéc măng đẩy xuống ½ khoảng chạy, dùng lá cỡ đo khe hở miệng xéc măng. Khe hở cho phép: xéc măng khí thứ 1 là 0,28 – 0,52mm; xéc măng khí thứ 2 là 0,45 – 0,69mm; xéc măng dầu là 0,20 – 0,69mm. Nếu khe hở quá lớn thì phải thay xéc măng, nếu khe hở quá nhỏ thì có thể giũa đi 1 ít ở đầu miệng xéc măng. Chú ý không được giũa nhiều làm miệng mở quá to, không được có hiện tượng nghiêng khi bóp 2 mặt lại.
c)Kiểm tra khe hở cạnh: lấy xéc măng, lật bề lưng để vào rãnh của nó xoay thử 1 vòng quanh pít tông, nếu xéc măng không bị kẹt trong rãnh thì dùng lá cỡ đo khe hở giữa xéc măng và rãnh.
Khe hở cho phép: 0.1mm. Nếu khe hở quá nhỏ thì mài mỏng xéc măng bớt, nếu khe hở quá lớn thì thay xéc măng hay pít tông tùy trường hợp.
b)Kiểm tra khe hở lưng: dùng thước kẹp đo chiều sâu của rãnh và chiều rộng của xéc măng, hiệu số của 2 số đó là khe hở lưng của xéc măng. Trị số cho phép là 0,2 – 0,35mm, nếu khe hở không đủ thì có thể tiện rãnh xéc măng sâu thêm 1 ít.
IV-KIỂM TRA THANH TRUYỀN
1/ Kiểm tra khe hở giữa đầu nhỏ thanh truyền và chốt pít tông:
_Đo đường kính trong “C” của bạc lót đầu nhỏ thanh truyền.
_Đo đường kính ngòai “Dp” của chốt pít tông.
_Lấy C – Dp, ta được khe hở giữa đầu nhỏ thanh truyền và chốt pít tông
_Trị số cho phép 0,023mm, nếu khe hở quá lớn thì phải thay bạc lót đầu nhỏ thanh truyền (chú ý lỗ dầu phải trùng nhau).
2/ Kiểm tra thân thanh truyền bị cong, xoắn:
a)Nếu có công cụ chuyên dùng:
_ Lấy bạc lót đầu to ra, lấy chốt pít tông còn mới lắp vào đầu nhỏ, đặt thanh truyền cố định lên trục của mặt phẳng đứng.
_ Dùng “con ngựa” đặt lên chốt pít tông, dùng lá cỡ đo khe hở 2 điểm tiếp xúc 2 bên. Nếu cả 2 điểm tiếp xúc là tốt, nếu chỉ có 1 điểm tiếp xúc chứng tỏ thanh truyền bị xoắn.
_ Xoay “con ngựa” lại 180o đặt lên chốt pít tông, đo khe hở 2 điểm tiếp xúc trên và dưới, nếu chỉ có 1 điểm tiếp xúc chứng tỏ thanh truyền bị cong.
Độ cong cho phép của thanh truyền là 0,15mm/100mm chiều dài, độ xoắn cho phép là 0,30mm/100mm chiều dài. Nếu vượt quá thì phải nắn lại trên công cụ nắn chuyên dùng.
b)Nếu không có công cụ chuyên dùng:
_ Lắp trục khuỷu, thanh truyền, pít tông (không có xéc măng) vào động cơ
_ Quay trục khuỷu để pít tông ở TĐT, dùng lá cỡ đo khe hở giữa pít tông và xy lanh ở 2 bên.
_ Quay trục khuỷu để pít tông ở TĐH, đo khe hở tương tự.
_ So sánh kích thước giữa 2 bên và ở TĐT, TĐH ta xác định được thanh truyền có bị cong hay không.
3/ Kiểm tra khe hở dầu bạc lót thanh truyền:
a)Dùng pan me:
_ Đo đường kính cổ trục thanh truyền ở 2 chiều vuông góc.
_ Đo đường kính trong bạc lót thanh truyền ở 2 chiều vuông góc (sau khi đã lắp nắp thanh truyền và bạc lót vào đầu to thanh truyền và siết đúng ngẫu lực).
_ Lấy đường kính trong bạc lót thanh truyền trừ đường kính cổ trục thanh truyền ta có khe hở dầu.
b)Dùng dây plastic:
_ Làm sạch dầu hay chất bẩn trên bề mặt kiểm tra.
_ Cắt 1 đoạn dây plastic dài bằng chiều rộng của bạc lót thanh truyền.
_ Đặt đoạn dây plastic này dọc theo cổ trục thanh truyền.
_ Lắp thanh truyền vào và siết bu lông cho đều và đúng ngẫu lực, đoạn dây plastic bên trong sẽ bị dẹp ra.
_ Tháo đoạn dây plastic ra, dùng cỡ đo để so sánh và đọc giá trị qui đổi của dây đo, ta được khe hở dầu bạc lót thanh truyền.
Khe hở cho phép là 0,09mm, nếu lớn hơn phải thay bạc lót mới, nếu nhỏ hơn phải cạo bạc lót.
4/ Kiểm tra khe hở bên đầu to thanh truyền:
_ Lắp thanh truyền vào trục khuỷu.
_ Dùng là cỡ đo khe hở giữa bạc lót và má khuỷu.
Khe hở cho phép là 0,6mm, nếu lớn quá phải thay, nếu nhỏ quá phải mài bạc lót.
5/ Kiểm tra tình trạng bạc lót:
Quan sát tình trạng mặt tiếp xúc của bạc lót có thể biết được còn dùng được hay không và có thể xác định được 1 số hư hỏng của các chi tiết khác. Sau đây là đặc tính của mặt tiếp xúc:
_ Màu trắng xám chứng tỏ khe hở dầu tốt nhất.
_ Bị nám đen là do khe hở dầu quá lớn.
_ Ló lưng bạc lót: lớp hợp kim chống mòn bị mòn quá nhiều.
_ Lưng bạc lót màu sáng là do bạc lót bị trượt.
_ Bị trầy hay đóng cặn bẩn là do dầu bôi trơn quá dơ hay không lau sạch sẽ khi lắp.
_ An mòn không đều là do trục khuỷu bị mòn.
_ Mặt tiếp xúc cọ sát 1 bên là do trục khuỷu bị cong.
_ Bị lấm tấm nhiều chỗ là do nước lẫn trong dầu hay động cơ bị kích nổ.
_ Mặt tiếp xúc bị thủng bể nhiều mãnh có cạnh bén là do sử dụng quá tải.
_ Bị cháy: do bôi trơn kém, khe hở dầu quá nhỏ.
6/ Thay bạc lót thanh truyền:
Khi bạc lót thanh truyền bị hư hỏng (cháy, rỗ …) hay khe hở dầu quá lớn, hay khi mài trục khuỷu thì phải thay bạc lót mới. Căn cứ vào kích thước tiêu chuẩn của trục khuỷu (cote) để chọn bạc lót mới. Khi dùng bạc lót mới cần kiểm tra chất lượng như sau:
_ Hai đầu bạc lót phải cao hơn mặt phẳn...