whiteshark_mio

New Member

Download Đề cương bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế (dành cho các lớp không chuyên ngành) miễn phí





Năm 1848, khi viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác - Ăngghen đã chỉ rõ, chủ nghĩa tư bản “được xây dựng từ máu và bùn nhơ”. Các ông nhận định rằng, cái ngày giai cấp công nhân thế giới đứng lên lật đổ chế độ tư bản để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn sẽ không còn xa nữa . Kể từ đó đến nay, thời gian hơn 160 năm đã trôi qua. Người ta đã chứng kiến những cơn khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa tư bản, có lúc tưởng chừng nó sẽ bị diệt vong theo đúng lời tiên liệu của Mác. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ II (1945), với sự ra đời và phát triển của hệ thống XHCN đứng đầu là Liên Xô, thì nhiều nhà cách mạng đã bắt đầu mơ đến một kết cục tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
Thế nhưng, thực tế sau hơn 160 năm qua, Chủ nghĩa tư bản vẫn ngang nhiên tồn tại, trái lại CNXH đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Giờ đây thế lực của chủ nghĩa tư bản đang phát triển, mở rộng và chưa muốn dừng lại.
Có được kết quả đó là do chủ nghĩa tư bản hiện đại đã biết thích nghi với tình hình mới: thay đổi cung cách quản lý, cách bóc lột, chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, khoa học, tăng cường liên minh, liên kết với nhau, hoà hoãn và hợp tác với nhau để điều hoà mâu thuẫn, cải tiến chế độ phân chia lợi nhuận, phân chia thị trường, khu vực ảnh hưởng, chú trọng đến chính sách an sinh xã hội vv Chính vì thế không những nó không bị diệt vong sớm như chúng ta tưởng, mà còn phát triển thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn toàn cầu, chi phối mọi hoạt động của thế giới. Vì vậy, dù có sự khác biệt về chế độ xã hội, chúng ta cũng phải thay đổi quan niệm, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, học hỏi những tiến bộ về khoa học quản lý (quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội), áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, học hỏi tất cả những gì là tiến bộ của Chủ nghĩa tư bản để phát triển đất nước. Cần thấy rõ, những thành tựu văn hoá, khoa học, tiến bộ về công nghệ. đạt được ở bất cứ chế độ xã hội nào, cũng đều là sản phẩm lao động trí tuệ của loài người



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lập có chủ quyền.
Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hoà bình và chống lại loài người… Chính phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay ( t.12, tr.230,231).
Tóm lại, trong quan hệ quốc tế, HCM luôn nêu cao tinh thần giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng thương lượng, hoà bình, phù hợp đạo lý và luật pháp quốc tế, tránh chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
4/- Nguyên tắc thứ tư : Đoàn kết hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, vì những mục tiêu chung của các dân tộc.
Trong quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới, HCM luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghi, hợp tác, đôi bên cùng có lợi vì những mục tiêu chung, kết hợp đúng đắn lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế.
Tháng 12-1946, HCM nói với người Việt Nam và người Pháp như sau :
“ Người Pháp và người Việt cùng tin tưởng vào đạo đức : Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Độc lập.
Người Việt và người Pháp có thể và cần bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc” ( t.4, tr.458 ).
Ngày 1- 1-1947, trong thư gửi Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới, HCM giải thích rõ nguyên nhân chiến tranh nêu cao tinh thần mong muốn hoà bình, hữu nghị, hợp tác với nước Pháp. HCM viết:
“ Mong quốc dân Pháp hiểu rằng chúng tui không thù hằn gì dân tộc Pháp. Chúng tui bắt buộc phải chiến đấu chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ cắt Tổ quốc chúng tôi, đưa chúng tui vào vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt. Nhưng chúng tui không chiến đấu chống nước Pháp mới và quốc dân Pháp, chúng tui lại còn muốn hợp tác thân ái” ( t.5, tr.3 ). Tiếp đó ngày 10-1-1947, trong lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp, HCM nhấn mạnh : “ Chúng tui bao giờ cũng muốn cộng tác với dân tộc Pháp như anh em, trong hoà bình và tin tưởng lẫn nhau… Chúng tui muốn hoà bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tui đều quý như nhau” ( t.5, tr.19 ).
Ngày 10-6-1947, trong thư gửi Chủ tịch Lê-ông Blum, HCM nêu rõ :
“ tui cho rằng chỉ có một chính sách phù hợp là chúnh sách mà chính ngài đã đề ra trên báo Dân chúng ( ngày 12-12-1946 ), một chính sách hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau, dựa trên sự thống nhất và độc lập của Việt Nam.
Vì lợi ích và tương lai chung của hai dân tộc chúng ta, tui hy vọng các ngài sẽ cố gắng làm cho chính sách khôn ngoan và hào hiệp đó được thực hiện” ( t.5, tr.146 ).
Năm 1955, nhân dịp Quốc khánh lần thư mười của nước ta, HCM tuyên bố : “ Trong quan hệ đối với các nước khác, chính sách của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là rõ ràng và trong sáng, đó là một chính sách hoà bình và quan hệ tốt. Chính sách đó dựa trên năm nguyên tắc vĩ đại nêu trong các bản tuyên bố chung Trung – ấn và Trung – Miến, tức là tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chung sống hoà bình” (t.8, tr.58).
Ngày 8-2-1967, trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Giôn-xơn, sau khi nêu rõ những tội ác của Chính phủ Mỹ tại Việt Nam, HCM nhấn mạnh :
“ Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hoà bình và chống lại loài người…
Nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe doạ của bm đạn.
Sự nghiệp của chúng tui là chính nghĩa. Mong Chính phủ Mỹ hãy hành động hợp lẽ phải” (t.12, tr.232 ).
Tóm lại, trong quân hệ quốc tế HCM luôn nêu cao nguyên tắc Đoàn kết hữu nghị hợp tác, bình đẳng cùng có lợi giữa các dân tộc. Đó là sự kết hợp đúng đắn lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, hợp lẽ phải, hợp đạo đức và luật pháp quốc tế.
5/- Nguyên tắc thứ năm : Mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương , đa dạng các mối quan hệ.
Ngay sau khi giành được chính quyền, năm 1945, HCM đã nghĩ ngay tới đặt quan hệ với các nước, trước hết là tìm cách làm cho các nước công nhận nền độc lập và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Năm 1946, HCM đã mạo hiểm sang thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp là cốt để mở mang quan hệ quốc tế, làm cho thế giới biết đến Việt Nam để từ đó mà đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Năm 1946, trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc, HCM nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam như sau :
: “ 1- Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền.
2- Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực :
a)- Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho, đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b)- Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay, đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
c)- Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
d)- Nước Vioệt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ Liên hợp quốc những Hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ không quân và hải quân” ( t.4, tr.470).
Năm 1950, sau khi khai thông biên giới phía bắc, HCM đã bí mật đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN…. Nhằm đặt quan hệ ngoại giao với các nước anh em. Sau chuyến đi đó của Chủ tịch HCM, Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Quan hệ quốc tế của Việt Nam sau đó ngày càng được mở rộng.
Ngày 26-4-1956, trả lời phỏng vấn của phóng viên Anh Rốt-xen-xpô: Chủ tịch có định mở rộng quan hệ ngoại giao và nhất là thương mại với phương Tây không? HCM nói : “ Trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chúng tui sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước” ( t.8, tr.160 ).
Trong Lời kêu gọi nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1958, HCM nêu rõ : “ Về quan hệ quốc tế, chúng ta không ngừng tăng cường đoàn kết với Liên Xô, Trung quốc và các nước anh em khác, phát triển quan hệ với các nước á Phi, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình ở các nước và góp phần bảo vệ hoà bình thế giới”.
Như vậy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, HCM là người đã sớm đặt vấn đề mở rộng quan hệ của nước ta với các nước theo hướng đa phương, đa dạng các quan hệ quốc tế.
Tóm lại, trên đây là năm nguyên tắc trong quan hệ quốc tế theo quan điểm của HCM. Những nguyên tắc này thể hiện sâu sắc tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại Việt Nam, tinh hoa văn hoá đối ngoại thế giới dưới ánh sáng của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Những nguyên tắc đó mang tính qui luật đảm bảo sự phát triển quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở và vững chắc của cách mạng Việt Nam`. Đây là cơ sở tư tưởng quan trọng chỉ đạo quá trình xác định và thực thi chính sách đối ngoại của Đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top