Download Đề cương ôn thi tốt nghiệp khoa học Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP KHOA HỌC MÁC_VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH A. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN:
Câu 1: . Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
a) Khái niệm "Triết học"
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ; người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những người cho rằng, ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm; họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
- Chủ nghĩa duy vật:
Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứ XVII, XVIII. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
- Chủ nghĩa duy tâm:
Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..
Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình.
Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.
Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triết học biểu hiện đa dạng nhưng suy cho cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.
Siêu hình và biện chứng
Các khái niệm "biện chứng" và "siêu hình" trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.
Phương pháp biện chứng phản ánh "biện chứng khách quan" trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là "phép biện chứng".
a) Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".
b) Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hay là... hay là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau2.
Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức
và cải tạo thế giới.
2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
+ Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận.
+ Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen. + Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
Câu 2. Nội dung và ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin. Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?
a). Nội dung và ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin
Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. ăngghen; tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, V.I. Lênin đã định nghĩa:
"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"1 (TG nhấn mạnh). ở định nghĩa này, V.I.Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng:
Trước hết là phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm.
Thứ hai là trong nhận thức luận, đặc trưng quan trọng nhất để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan. Khách quan, theo V.I.Lênin là "cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người". Trong đời sống xã hội, vật chất "theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người". Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn: "thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh".
Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
Với những nội dung cơ bản như trên định nghĩa vật chất của V. I. Lênin có nhiều ý nghĩa to lớn.
- Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I.Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những cách nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất. Đồng thời, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin còn có ý nghĩa định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hay các hình thức mới của vật thể trong thế giới.
Những cách tồn tại của vật chất
Tìm hiểu những cách tồn tại của vật chất nhằm trả lời cho câu hỏi: Những dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng cách nào. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động, không gian, thời gian.
- Vận động
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi
Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất", "là cách tồn tại của vật chất". Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, Một khi chúng ta nhận thức được những hình thức vận động của vật chất, thì chúng ta nhận thức được bản thân vật chất.
Với tính cách "là thuộc tính cố hữu của vật chất", theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất..
Vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất nên bản thân sự vận động cũng không thể bị mất đi hay sáng tạo ra. Kết luận này của triết học Mác - Lênin đã được khẳng định bởi định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng trong vật lý. Theo định luật này, vận động của vật chất được bảo toàn cả về mặt lượng và chất. Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản. Đó là:
- Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
- Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt điện, v.v.).
- Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất).
- Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
- Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội).
Khi triết học Mác - Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửu của nó, thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của thế giới vật chất. Trái lại, triết học Mác - Lênin thừa nhận rằng, quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất chẳng
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP KHOA HỌC MÁC_VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH A. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN:
Câu 1: . Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
a) Khái niệm "Triết học"
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ; người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những người cho rằng, ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm; họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
- Chủ nghĩa duy vật:
Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứ XVII, XVIII. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
- Chủ nghĩa duy tâm:
Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..
Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình.
Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.
Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triết học biểu hiện đa dạng nhưng suy cho cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.
Siêu hình và biện chứng
Các khái niệm "biện chứng" và "siêu hình" trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.
Phương pháp biện chứng phản ánh "biện chứng khách quan" trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là "phép biện chứng".
a) Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".
b) Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hay là... hay là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau2.
Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức
và cải tạo thế giới.
2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
+ Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận.
+ Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen. + Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
Câu 2. Nội dung và ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin. Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?
a). Nội dung và ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin
Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ph. ăngghen; tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, V.I. Lênin đã định nghĩa:
"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"1 (TG nhấn mạnh). ở định nghĩa này, V.I.Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng:
Trước hết là phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm.
Thứ hai là trong nhận thức luận, đặc trưng quan trọng nhất để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan. Khách quan, theo V.I.Lênin là "cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người". Trong đời sống xã hội, vật chất "theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người". Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn: "thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh".
Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
Với những nội dung cơ bản như trên định nghĩa vật chất của V. I. Lênin có nhiều ý nghĩa to lớn.
- Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I.Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những cách nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất. Đồng thời, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin còn có ý nghĩa định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hay các hình thức mới của vật thể trong thế giới.
Những cách tồn tại của vật chất
Tìm hiểu những cách tồn tại của vật chất nhằm trả lời cho câu hỏi: Những dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng cách nào. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động, không gian, thời gian.
- Vận động
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi
Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất", "là cách tồn tại của vật chất". Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, Một khi chúng ta nhận thức được những hình thức vận động của vật chất, thì chúng ta nhận thức được bản thân vật chất.
Với tính cách "là thuộc tính cố hữu của vật chất", theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất..
Vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất nên bản thân sự vận động cũng không thể bị mất đi hay sáng tạo ra. Kết luận này của triết học Mác - Lênin đã được khẳng định bởi định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng trong vật lý. Theo định luật này, vận động của vật chất được bảo toàn cả về mặt lượng và chất. Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản. Đó là:
- Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
- Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt điện, v.v.).
- Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất).
- Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
- Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội).
Khi triết học Mác - Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửu của nó, thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của thế giới vật chất. Trái lại, triết học Mác - Lênin thừa nhận rằng, quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất chẳng
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links