toan_noucamp
New Member
Download miễn phí Để soạn thảo một Hợp đồng kinh tế thì trước hết ta phải hiểu và nắm vững được khái niệm về hợp đồng kinh
Mục Lục.1
Lời Nói Đầu.2
Nội Dung.3
I. Để soạn thảo một Hợp đồng kinh tế thì trước hết ta phải hiểu và nắm vững được khái niệm về hợp đồng kinh.3
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế.3
2. Nội dung hợp đồng kinh tế:.3
II. Phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.5
Kiến nghị:.10
Kết luận.12
Tài liệu tham khảo:.13
Giáo trình luật kinh tế: Trường đại học luật Hà nội(nhà xuất bản Cong an nhân dân)
Giáo trình luật hợp đồng:Trường đại học Quản lý và kinh doanh Hà nội
Giáo trình luật kinh tế Việt nam: Trường đại học Quốc gia Hà nội-Đại học xã hội và nhân văn Hà nội(nhà xuất bản Quốc gia 1997)
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-de_soan_thao_mot_hop_dong_kinh_te_thi_truoc_het_ta_phai_hieu.ya60xKh7Ir.swf /tai-lieu/de-soan-thao-mot-hop-dong-kinh-te-thi-truoc-het-ta-phai-hieu-va-nam-vung-duoc-khai-niem-ve-hop-dong-kinh-82707/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước sự quản lý của nhà nước đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng luật kinh tế thì Nhà nước mới có thể chủ động kiểm soát được các hoạt động đa dạng của kinh doanh , đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân , bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất , người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân , góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá , vì mục tiêu dân giầu , nước mạnh , xã hội công băng văn minh vì luật Kinh tế là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của Nhà nước , là biểu hiện cụ thể của chế độ và chính sách kinh tế của quốc gia. Vì vậy việc nghiên cứu nắm vững các điều luật của Luật kinh tế sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư linh hoạt và đúng hướng đạt hiệu quả cao .
Nói đến nền kinh tế thị trường la nói đến phân công lao động xã hội đòi hỏi tất yếu phải có sự trao đổi sản phẩm , một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội . Trao đổi sản phẩm hàng hoá dẫn tới sự ra đời của hợp đồng , vì vậy có thể khẳng định rằng những điều kiện ra đời của hợp đồng . Hợp đống là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá
ở nước ta hiện nay nền kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng , hợp đồng kinh tế phải được ký kết giữa tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đó . Nói cách khác , hợp đồng kinh tế là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng.
Nội Dung
I. Để soạn thảo một Hợp đồng kinh tế thì trước hết ta phải hiểu và nắm vững được khái niệm về hợp đồng kinh tế :
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế:
Trong khoa học pháp lý , khái niệm hợp đồng kinh tế được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa khách quan , hợp đồng kinh tế là sự tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế (còn gọi là chế độ hợp đồng kinh tế hay pháp luật về hợp đồng kinh tế ). Là một chế định pháp luật đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa , chế độ hợp đồng kinh tế quy định các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế , thủ tục , trình tự ký kết hợp đồng kinh tế , các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế , các điều kiện và giải quyết hậu quả của việc thay đổi , huỷ bỏ , đình chỉ hợp đồng kinh tế , trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế ...
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , sự thay đổi của các quan hệ kinh tế , chế độ hợp đồng kinh tế được nhà nước quy định cũng thay đổi và phát triển theo.
Theo nghĩa chủ quan , Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hay tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện các quá trình của công việc sản xuất , mua bán , dịch vụ , nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật , tiêu thụ ... và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh trong đó định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình ( điều 1 pháp lệnh hợp đồng kinh tế này 25/9/1989)
Hợp đồng kinh tế là sự thống nhất ý chí của các chủ thể hợp đồng kinh tế , là kết quả của sự bày tỏ ý chí trong quá trình bàn bạc giữa các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm làm phát sinh hay chấm dứt quan hệ kinh doanh giữa họ với nhau . Hợp đồng kinh tế được quan niệm giống hợp đồng dân sự , đó là sự thoả thuận nhằm làm phát sinh , thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng , các bên cùng có lợi . Sự giống nhau đó chính là bản chất , là nguyên tắc của hợp đồng . Hợp đồng kinh tế có điểm khác hợp đồng dân sự vì nó được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh , là công cụ điều chỉnh các quan hệ kinh doanh .
Chế độ pháp luật về hợp đồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau . Chế độ pháp luật hợp đồng kinh tế bao gồm các quy định về khái niệm hợp đồng kinh tế , nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế , điều kiện chủ thể hợp đồng kinh tế , thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế vô hiệu ; thay đổi , đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế ; quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế , trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế . Như vậy thực chất hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chr thể ký kết , đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện , bình đẳng thông qua hình thức bằng văn bản . Chủ thể của hợp đồng kinh tế là pháp nhân , cá nhân có đăng ký kinh doanh , trong đố ít nhất một bên tham gia quan hệ hợp đồng là pháp nhân . Các bên ký kết hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ mục đích kinh doanh .
2. Nội dung hợp đồng kinh tế:
Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã thoả thuận , thể hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên với nhau . Về phương diện khoa học pháp lý , căn cứ vào tính chất , vai trò của điều khoản , nội dung của hợp đồng kinh tế được chia thành 3 loại điều khoản :
-Điều khoản chủ yếu : là những điều khoản cơ bản , quan trọng nhất trong hợp đồng .
-Điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận nêú các bên không ghi vào văn bản hợp đồng thì coi như các bên đã mặch nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện các quy định đó .
-Điều khoản tuỳ nghi : là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của nhà nước hay đã có quy định nhưng các bên được phép linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật .
Theo điều 12 pháp lệnh hợp đồng kinh tế , nội dung của hợp đồng kinh tế boa gồm những điều khoản cụ thể sau :
a. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của hai bên ; họ tên người thay mặt , người đứng tên đăng ký kinh doanh .
b. Số lượng , khối lượng sản phẩm hay kết quả công việc phaỉ đạt được .
c .Chất lượng , chủng loại , quy cách của sản phẩm hay yêu cầu kỹ thuật của công việc .
d.Giá cả và những khả năng điều chỉnh giá khi có biến động giá cả .
e.Bảo hành trong một thời hạn nhất định .
f.Nghiệm thu , giao nhận : địa điểm và thời hạn và cách giao nhận sản phẩm hàng hoá và kết quả công việc .
g.cách thanh toán : Hình thức và thể thức thanh toán cũng như thời hạn thanh toán .
h.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế .
i. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế trong đó thời hạn hiệu lực bao lâu và thời điểm bắt đầu có hiệu lực hợp đồng .
j.Các biện pháp bảm đảm thực hiện hợp đồng kinh tế .
k.Các điều khoản nếu thấy cần thiết tuỳ theo mỗi chủng loại hợ...