Whitman

New Member
Download Đề thi học sinh giỏi tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học các năm

Download Đề thi học sinh giỏi tỉnh Lâm Đồng môn Hóa học các năm miễn phí





 
Ngày thi: 2 -12 - 2004
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
 
Câu 1: (2 điểm)
1. Cho NaF, NaCl, NaBr, NaI lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc thì có thể điều chế được HF, HCl, HBr, HI không? tại sao? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
2. Hoà tan Fe dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl, HBr thu được dung dịch A. cho dung dịch A lần lượt tác dụng với Cl2 dư, Br2 dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Giải thích tại sao HF là axit yếu nhất trong các axit halgenhidric nhưng lại tạo ra muối axit.
Câu 2: (1,5 điểm)
1. a. Phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra theo chiều nào? Ví dụ.
b. Có thể dùng dung dịch bazơ nào (dd NH3, NaOH) để điều chế Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3 từ dung dịch muối của kim loại đó.
2. Cho hỗn hợp đồng số mol Cu2S và FeS tác dụng với dung dịch HNO3, đun nóng thu được dung dịch A và khí B. A tạo thành kết tủa trắng với BaCl2, để trong không khí B chuyển thành khí màu nâu B1. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 tạo ra dung dịch A1 và kết tủa A2. Nung A2 ở nhiệt độ cao được chất rắn A3. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
Câu 3: (2 điểm)
1. a. Thế nào là kết tủa phân đoạn?
b. Cho dung dịch X Chứa Cl- 0,1M và CrO42- 10-4M. Thêm từ từ dung dịch AgNO3 vào. Hỏi kết tủa AgCl hay Ag2CrO4 kết tủa trước và khi kết tủa thứ hai bắt đầu xuất hiện thì tỷ lệ nồng độ các ion Cl- và CrO42- bằng bao nhiêu? cho T AgCl = 1.10-10 và TAg2CrO4 = 1.10-12. (Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi không đáng kể khi thêm dung dịch AgNO3 vào X)
2. Hỏi có thể hoà tan 0.01 mol AgCl trong 100 ml dung dịch NH3 1M. Biết TagCl = 1,8.10-10. Kbền của phức Ag(NH3)2+ là 1,0.10-8.
Câu 4: (2 điểm)
Ba hợp chất A, B, C mạch hở có công thức phân tử tương ứng C3H6O, C3H4O, C3H4O2 có các tính chất sau:
1. A, B không tác dụng với Natri, khi cộng hợp hidrô tạo ra cùng một sản phẩm như nhau.
2. B cộng hidro tạo ra A.
3. A có đồng phân A’ khi bị oxi hoá thì A’ tạo ra B.
4. C có đồng phân C’ cùng thuộc loại đơn chức như C.
5. Khi oxi hoá B thu được C’.
Hãy phân biệt A, A’, B, C’ trong 4 lọ mất nhãn.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hể tích dung dịch khi cho dung dịch AgNO3 vào)
Cho TAgCl = 1.10-10. TAgI = 1.10-16
Câu 5: (4 điểm)
1. Có cân bằng sau N2O4(k) 2NO2 (k)
Cho 18,4 gam N2O4 vào bình có dung tích 5,904 lít ở 270C. Lúc cân bằng áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1atm. Tính áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc cân bằng.
Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống còn 0,5 atm thì áp suất riêng phần cùa NO2 và N2O4 lúc cân bằng là bao nhiêu?
2. Trong qúa trình xác định khí độc H2S trong không khí người ta lấy 30 lít không khí nhiễm H2S (có d = 1,2 g/l) cho đi chậm qua bình đựng lượng dư dung dịch CdSO4 để hấp thụ hết khí H2S. Tiếp theo đem axit hoá hoàn toàn lượng kết tủa trong bình, rồi hấp thụ hết lượng khí thoát ra bằng cách cho vào ống đựng 10 ml dung dịch I2 0,0107M. Lượng iod còn dư phản ứng vừa đủ với 12,85 ml dung dịch Na2S2O3 0,01344M. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hàm lượng H2S trong không khí theo ppm. Biết rằng pPhần mềm là số microgam chất trong 1g mẫu. (1 pPhần mềm = 10-6g)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
LÂM ĐỒNG Năm học 2002 - 2003
Ngày thi: 21 -12 - 2002
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
1. Bốn hợp chất hữu cơ A, B, C, D có cùng công thức phân tử C3H7O2N, trong phân tử của mỗi chất chỉ có một mạch cacbon. Hãy xác định công thức cấu tạo đúng và gọi tên mỗi chất biết:
A, B, C là những hợp chất lưỡng tính.
Chỉ có C làm mất màu nước brom
D là hợp chất trung tính
Chất A, D có nhóm chức liên kết với nguyên tử cacbon đầu mạch.
2. Để đốt cháy hết 1,02 gam chất hữu cơ X cần dùng 2,016 lít khí Oxi (đktc), sản phẩm cháy là CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích là VCO2:VH2O = 6:7. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1800C thì thu được hỗn hợp 3 đồng phân olefin A, B, C. xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X biết rằng khi ozonit hoá hỗn hỡp A, B, C sau đó thuỷ phân thì thu được hỗn hợp 3 andehit và một xeton.
3. Viết phương trình phản ứng có thể xảy ra giữa hai trong số các chất sau:
NaOH, (CH3)2NH2Cl, NH4Cl, C6H5NH3Cl, NH3, CH3NH2
Câu 2: (6 điểm)
1. a. Phản ứng este hoá có đặc điểm gì và được tiến hành trong điều kiện nào? Tại sao?
b. Cho amol rượu etylic và 1 mol axit axetic vào bình cầu rồi thêm nướv vào cho được 100ml. Tạo điều kiện cho phản ứng xảy ra cho đến khi đạt trạng thái cân bằng có Kcb = 4.
Hãy tính nồng độ của este theo a lúc cân bằng.
Cho a = 2. hãy tính khối lượng este thu được?
2. Xác định công thức cấu tạo và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
C4H5O4Cl + NaOH A + B + NaCl
B + O2 C + H2O
C + AgNO3 + NH3 + H2O D + NH4NO3 + 4Ag
D + NaOH A + NH3 + H2O
3. Từ tinh bột viết các phương trình điều chế Propiolactit (3,6-dimetyl-1,4-dioxan-2,5-dion). Từ toluen viết các phương trình điều chế ra m-Toluidin. Hoá chất vô cơ đầy đủ.
4. đoán hàm lượng phần trăm các sản phẩm dẫn xuất mono clo khi clo hoá 2,2,4-trimetylpentan, nếu tỷ số tốc độ phản ứng thế hydro ở cacbon bậc 1,2,3 là 1:3,3:4,4.
5. Chất A có công thức phân tử C8H18. Biết A có khả năng trùng hợp, công hợp với hidro, làm mất màu dung dịch nước brôm và khi bị oxi hoá mạnh thì thu được sản phẩm:
HOOC-CH2-CH(COOH)-CH2-CH2-COOH
Xác định cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng.
--------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------
Ngày thi: 20 -12 – 2002
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (2,5 điểm)
Viết các phương trình phản ứng trong các các trường hợp sau:
Dẫn khí NO2 vào dung dịch KOH dư và sau đó cho Zn vào dung dịch sau phản ứng thì thu được NH3 và H2.
Natri tan hết trong dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa.
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào các dung dịch riêng biết: HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4 và NaHSO4.
Câu 2: (2,5 điểm)
Do nhiều nguồn ô nhiễm, trong khí quyển thường tồn tại các khí NO, CO2, SO2 có một phần SO2 và NO bị oxi hoá. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước mưa có pH thấp hơn nhiều so với nước nguyên chất. Viết các phương trình phản ứng cho những biến hoá hoá học đã xảy ra.
Câu 3: (2 điểm)
Một chất X màu xanh lục nhạt, tan trong nước tạo thành dung dịch phản ứng với NH3 lúc đều cho kết tủa, sau đó kết tủa tan dần trong NH3 dư tạo thành dung dịch màu xanh đậm. Thêm H2SO4 đặc vào dung dịch X và đun nhẹ thì hơi bay ra có mùi giấm.
Cho biết X là chất gì?
Câu 4: (2 điểm)
CO có tính chất vật lý và khả năng khử tăng lên khi ở nhiệt độ cao giống như Nitơ. Hãy căn cứ vào sự hình thành liên kết trong phân tử CO, N2 để giải thích các tính chất này.
CO có thể khử được oxit của một số kim loại nên được dùng trong luyện kim, dễ dàng bị clo, lưu huỳnh oxi hoá khi đốt nóng. Viết phương trình phản ứng để minh hoạ.
CO là một khí độc, có trong thành phân của khói thuốc lá, khói xe… gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Người ta dùng dung dịch muối palađi để phát hiện vết CO và dùng dung dịch I2O5 để định lượng CO có trong không khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5: (2 điểm)
CO có khả năng phản ứng cộng với các kim loại chuyển tiếp (Ni, Co, Fe…) tạo thành các phức chất Cabonyl kim loại. Có được khả năng này là do cặp electron tự do của cacbm trong phân tử CO và nhờ các obitan trống có được khi nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp ở trạng thái kích kích. Từ cơ sở lí luận đó, hãy trình bày liên kết cho nhận trong các phân tử Cr(CO)6 và Fe(CO)5.
-------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
LÂM ĐỒNG Năm học 2003 - 2004
Ngày thi: 9 -12 - 2003
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thởi gian phát đề)
Câu 1: (2.5 điểm)
Cho biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C thu được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z, T. Cho biết X, Y, Z, T là các khí thông thường, chúng tác dụng được với nhau từng đôi một.
Tỷ khối hơi của X so với Z bằng 2 và tỷ khối hơi của Y so với T cũng bằng 2. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2 điểm)
Cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và cấy trúc hình học của các phân tử và ion sau: CO, ClF3, I3-, PF3Cl2. Vẽ hình các dạng và cho biết trạng thái bền nhất. Vì sao ClF3 bị biến dạng, I3- có bị biến dạng như vậy không?
Câu 3: (2 điểm)
1. Một nguyên tố R tạo với oxi hai loại oxit RaOx và RbOy với a 1 và b 2. Tỷ số khối lượng phân tử của 2 oxit bằng 1,25 và tỷ số % oxi trong 2 oxit bằng 1,2 (giả sử x>y).
Xác định khối lượng nguyên tử của R. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của 2 oxit.
Hoà tan môt lượng oxit RaOx vào nước được dung dịch D. Cho D tác dụng vừa đủ với 1,76 gam oxit M2Oz thu được 1 lít dung dịch E có nồng độ mol chất tan là 0,011M. Xác định nguyên tử lượng của M và công thức cấu tạo của M2Oz?
2. Một dung dịch axit nồng độ 30% không hoà tan chiếc đinh sắt ở nhiệt độ thường. Thêm nước cẩn thận vào dung dịch axit trên thu được dung dịch A 100% và dung dịch này cũng không hoà tan được chiếc đinh sắt. Nếu tiếp tục cho nước vào dungm dịch đó thu được dung dịch axit 30%, dung dịch này hoà tan được chiếc đinh sắt, gi
 
Tags: cho thí nghiệm bên. hãy xác định các chất trên a,b,c,d. biết c làm mất màu dd nước brom và tạo ra mưa axit, Một dung dịch nồng độ 30% không hòa tan chiếc đinh sắt ở nhiệt độ thường. Thêm nước cẩn thận vào dung dịch axit nói trên thu được dung dịch X 100% và dung dịch này cũng không hòa tan chiếc đinh sắt. Nếu tiếp tục thêm nước vào dung dịch đó thu được dung dịch axit 30%. Dung dịch này hòa tan được chiếc đinh sắt, giải phóng khí không màu, không mùi. Hãy cho biết dung dịch ban đầu là dung dịch gì? Viết các phương trình phảnứng xảy ra trong các thí nghiệm trên., Cho cân bằng sau N2O4 (k) 2NO2 (k) a. Lấy 18,4 gam N2O4 cho vào bình có dung tích 5,904 lít ở 270C.Lúc cân bằng áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1 atm.Tính áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc cân bằng. b. Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống 0,5 atm thì áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc này là bao nhiêu? Kết quả tìm được có phù hợp với nguyên lí Lechatelier không?, Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu tạo hình học của phân tử và ion sau: CO; ClF3; I3-; PF3Cl2. Vẽ các dạng và cho biết dạng bền nhất, vì sao ClF3 bị biến dạng , I3- có bị biến dạng như vậy không?

Các chủ đề có liên quan khác

Top