daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao:
1. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành
tố tụng.
Sai.Căn cứ Đ43, TTHS người có quyền và nghĩa vụ liên quan không thuộc một
trong số những chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng.
2. Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật TTHS, thì bị can có quyền yêu cầu thay đổi
thành viên của Hội đồng xét xử.
Đúng. Theo Đ49.2.đ bị can có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng, mà
người tiến hành tố tụng ở đây bao gồm TP, HTND (thành phần của HDXX) –
Đ33.2.c
3. Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật TTHS, thì bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi
Điều tra viên.
Đúng. Theo Đ50.2.d, bị cáo có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Đồng thời theo Đ33.2.a thì Điều tra viên là một trong những người tham gia tố
tụng.
4. Chứng cứ mặc dù là những gì có thật và có tính liên quan đến những vấn đề cần
chứng minh trong vụ án hình sự, nhưng nếu không được thu thập theo trình tự, thủ
tục do Bộ luật TTHS quy định thì sẽ không có giá trị chứng minh. Như vậy tính
hợp pháp là thuộc tính quan trọng nhất của chứng cứ.
Sai. Chứng cứ có giá trị chứng minh khi có đầy đủ 3 thuộc tính: tính khách
quan, tính liên quan, tính hợp pháp. Nếu thiếu đi dù chỉ một thuộc tính thì
chứng cứ cũng coi như không có giá trị, vì vậy 3 thuộc tính này đều quan
trọng như nhau.
5. Trong mọi trường hợp, lời nhận tội của bị can, bị cáo được sử dụng làm chứng cứ
chứng mình hành vi phạm tội của họ.
Sai. Theo Đ72.2 lời khai nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là
chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án
6. Nếu nhân chứng từ chối khai báo hay khai báo gian dối sẽ bị xử lý về Tội khai báo
gian dối theo Điều 307 Bộ luật hình sự.
Sai. Đ55.4.b Nếu người làm chứng từ chối khai báo mà không có lí do chính
đáng thì phải chịu TNHS theo Đ308, BLHS
Nếu người làm chứng khai báo gian dối thì phải chịu TNHS theo Đ307, BLHS
7. Nếu người bị hại từ chối khai báo hay khái báo gian dối sẽ bị xử lý về Tội từ chối
khai báo theo Điều 308 hay Tội khái báo gian dối theo Điều 307 Bộ luật hình sự.
Sai. Nếu nười bị hại từ chối khai báo mà không có lí do chính đáng thì xử lý
theo quy định của Đ308.
Trường hợp khai báo gian dối không được quy định trong BLTTHS
8. Bị cáo có quyền đề nghị HĐXX hỏi thêm những vấn đề mà họ cho rằng cần thiết
cho việc giải quyết vụ án.
Đúng. Tuy không được đề cập cụ thể trong Đ48 như một quyền của bị cáo
nhưng thông qua trình tự xét hỏi quy định tại Đ207.2 thì có thể thấy bị cáo là
một trong số những người tham gia phiên tòa nên sẽ có quyền đề nghị với chủ
tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
9. Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật TTHS, cơ quan được tiến hành một số hoạt
động điều tra có thẩm quyền KTVA, KTBC vì vậy người có thẩm quyền khởi tố
trong cơ quan này có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Sai, Chỉ những người theo quy định tại D81.2 có thẩm quyền ra lệnh bắt người
trong trường hợp khẩn cấp
10. Trong mọi trường hợp bắt khẩn cấp, cơ quan điều tra phải báo bằng văn bản cho
Viện kiểm cùng cấp để xem xét phê chuẩn.
Đúng, Đ81.4 mọi tường hợp đều phải báo (có thể không cần phê chuẩn trước)
11. Trong trường hợp không thể chậm trễ, cơ quan điều tra có thể thi hành Lệnh bắt bị
can tam giam trước khi được Viện kiểm sát phê chuẩn.
Sai, Đ80.1.d,mọi trường hợp đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước
khi thi hành.
12. Cơ quan điều tra là cơ quan có trách nhiệm thi hành Lệnh bắt bị can, bị cáo để tam
giam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



TỔNG HỢP VẤN ĐỀ 3: CHỨNG CỨ- ĐỐI TƯƠNG CHỨNG MINH
By: Hành Tăm- Thủy Phù- Thảo Cô Nương-Hiền Trần-Thích Đi Cao Su
CÂU HỎI VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH, GIỚI HẠN CHỨNG MINH VÀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH
1.(…4 từ) là tất cả các tình tiết phải được xác định đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự.
Đáp án: đối tượng chứng minh
2.đối tượng chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự là giống nhau. Đúng hay sai? Tại sao?
Đáp án: sai do tính chất của mọi loại tội phạm không giống nhau, diễn biến của các VAHS cũng khác nhau nên những tình tiết cần làm rõ để giải quyết vụ án cũng khác nhau. Ví dụ đối với vụ án hình sự mà người phạm tội là người chưa thành niên thì khi điều tra, truy tố và xét xử ngoài việc phải chứng minh theo như qui định tại điều 63 BLTTHS thì cần xác định rõ: Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên;Điều kiện sinh sống và giáo dục; Có hay không có người thành niên xúi giục;Nguyên nhân và điều kiện phạm tội( điều 302 BLTTHS)
3.chủ thể nào có nghĩa vụ chứng minh trong VAHS?
Đáp án: cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và một số cơ quan có thẩm quyền khác ( điều 10 BLTTHS)
4. Bị can, bị cáo bắt buộc phải chứng minh mình vô tội. Đúng hay sai?
Đáp án: sai vì theo qui định tại điều 10 BLTTHS “ bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
5. Chủ thể nào có quyền chứng minh trong VAHS?
Đáp án: bị can, bị cáo( điều 10 BLTTHS);những người tham gia tố tụng khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền chứng minh (có quyền đưa ra chứng cứ và yêu cầu), nhưng không có nghĩa vụ chứng minh. ( điều 51,52,53,54 BLTTHS)
6. tại sao việc bị can, bị cáo đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội lại là quyền chứ không phải nghĩa vụ của họ?
đáp án:=> qui định này nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân trong TTHS. Đồng thời nó có vai trò phản biện quan trọng trong quá trình chứng minh vụ án hình sự.
=>họ không có đủ khả năng, không am hiểu pháp luật….
7. ( 4 từ…) là tổng hợp các chứng cứ được thu thập trong VAHS để xác định đầy đủ, chính xác đối tượng chứng minh, đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan VAHS.
Đáp án: giới hạn chứng minh
8. tại sao việc thu thập chứng cứ phải được giới hạn trong phạm vi nhất định?
Đáp án: vì để đảo bảo việc giải quyết chính xác, khách quan. Đồng thời đảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời vụ án nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hiệu quả.
9. các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định phạm vi giới hạn chứng minh?
Đáp án: phụ thuộc vào đối tượng chứng minh và các yếu tố phụ trợ khác cần xác định trong vụ án hình sự; các qui định của BLTTHS; các giả thiết trong quá trình chứng minh.
10. trong giai đoạn khởi tố, điều tra trách nhiệm chứng minh thuộc về ai?
Đáp án: cơ quan điều tra, viện kiểm sát
PHÂN LOẠI CHỨNG CỨ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề thi và đáp án môn luật tố tụng hành chính Văn hóa, Xã hội 0
T Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa Công nghệ Thông tin - ĐH Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 0
L Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu và đề xuất ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập khẩu Tài liệu chưa phân loại 0
K Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu và đề xuất ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế nhập Tài liệu chưa phân loại 0
N Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan tại Khoa Công Nghệ Thông tin - Đại học Thái Nguyên Tài liệu chưa phân loại 0
R chuyên đề dạy thêm toán lớp 12 theo form thi mới bgd 2025 Luận văn Sư phạm 0
R tuyển tập đề chính thức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt không chuyên năm học 2024-2025 môn toán Luận văn Sư phạm 0
R 46 chuyên đề ôn thi tốt nghiệp thpt môn toán năm 2023 (bản hs-gv) Luận văn Sư phạm 0
D ĐỀ THI OLYMPIC TIN HỌC QUỐC TẾ Công nghệ thông tin 0
D Đề Thi Olympiad Hóa Học Các Quốc Gia Trên Thế Giới 2021 Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top