Download miễn phí Đồ án Đề xuất phương án quy hoạch điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng ga Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG 1
1.1: Tổng quan về điểm trung chuyển VTHKCC. 1
1.1.1: Khái quát điểm trung chuyển. 1
1.1.2: Chức năng cơ bản của điểm trung chuyển: 2
1.1.3: Phân loại điểm trung chuyển. 3
1.1.4: Các hạng mục cơ bản của điểm trung chuyển. 4
1.1.5: Tổ chức điểm trung chuyển. 4
1.1.6: Các tiêu chuẩn của điểm trung chuyển. 4
1.2: Quá trình lập quy hoạch điểm trung chuyển VTHKCC 5
1.2.1: Quá trình nghiên cứu lập quy hoạch 5
1.2.2: Quy hoạch điểm trung chuyến VTHKCC. 12
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VTHKCC Ở TP. HÀ NỘI VÀ NHU CẦU TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH TẠI GA HÀ NỘI 16
2.1: Tổng quan về VTHKCC ở Hà Nội. 16
2.1.1: Hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội 16
2.1.2: Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010 23
2.1.3: Hiện trạng và dự báo nhu cầu đi lại TP Hà Nội đến năm 2010 26
2.2. Hiện trạng về nhu cầu trung chuyển hành khách tại ga Hà Nội. 33
2.2.1. Hiện trạng khu vực ga Hà Nội. 33
2.2.2. Hiện trạng tham gia VTHKCC tại khu vực ga Hà Nội trên trục đường Lê Duẫn. 38
2.2.3: Điều tra khảo sát nhu cầu đi lại bằng xe buýt tại ga Hà Nội. 42
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VTHKCC GA HÀ NỘI. 46
3.1. Sự cần thiết phải quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội 46
3.2. Mục tiêu, yêu cầu khi lập quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội. 46
3.2.1. Mục tiêu quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội. 46
3.2.2. Yêu cầu quy hoạch điểm trung chuyển ga Hà Nội 46
3.3 Lợi ích của hành khách khi có điểm trung chuyển. 47
3.4. Các hạng mục chính của điểm trung chuyển ga Hà Nội 49
3.5 Lựa chọn vị tri quy hoạch điểm trung chuyển 49
3.6. Tính toán công nghệ cho điểm trung chuyển ga Hà Nội. 53
3.6.1 Diện tích của nhà chờ. 53
3.6.2 Chiều dài an toàn cho phương tiện đón trả khách. 54
3.6.3 Diện tích bãi đỗ xe nằm bên quảng trường phía Bắc. 54
3.7. Tổ chức hệ thống giao thông. 57
3.7.1. Tổ chức lại hệ thống giao thông. 57
3.7.2. Tổ chức lại vị trí điểm dừng 58
3.7.3 Tổ chức lại mạng lưới xe buýt. 59
3.8. Xây dựng điểm trung chuyển xe buýt kết hợp với Vận tải đường sắt. 61
3.8.1 Các điều kiện để có thế phối hợp biểu đồ vận hành của mạng lưới VTHKCC: 61
3.8.2 Thời gian tàu chạy và đến ga Hà Nội. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-03-28-do_an_de_xuat_phuong_an_quy_hoach_diem_trung_chuye.1ZKeLHYcAu.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-5270/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ó thể là giá vé theo khu vực.Cụ thể giá vé xe buýt được lấy theo quyết định 35/2005/QĐ-UB ngày 15/03/2005 về việc điều chỉnh giá vé VCHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Giá vé xe buýt nội đô hiện đang áp dụng theo giá vé lượt đồng hạng. Giá vé lượt được áp dụng đối với các tuyến như sau:
- Cự ly tuyến dưới 25 km: Giá vé là 3.000 đồng/ HK/ lượt
- Cự ly tuyến từ 25 km đến dưới 30 km: Giá vé là 4.000 đồng/ HK/ lượt
- Cự ly tuyến từ 30 km trở lên: Giá vé là 5.000 đồng/ HK/ lượt
Giá vé tháng được chia làm 2 loại:
- Giá vé tháng bán cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (Không kể cán bộ, bộ đội đi học):
+ Giá vé tháng đi 01 tuyến: 25.000 đồng/vé/tháng
+ Giá vé tháng đi liên tuyến: 50.000 đồng/vé/tháng
- Giá vé bán cho các đối tượng khác:
+ Giá vé tháng đi 01 tuyến: 50.000 đồng/vé/tháng
+ Giá vé tháng đi liên tuyến: 80.000 đồng/vé/tháng
Hiện nay, Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội đang thí điểm sử dụng thẻ thông minh smart card trên tuyến xe buýt số 32 (Giáp Bát – Nhổn). Bước đầu phương án sử dụng thẻ thông minh đã thu được kết quả.
e: Hiện trạng công tác quản lý giao thông vận tải đô thị Hà Nội
Công việc quản lí điều hành hoạt động của mạng lưới xe buýt được Sở giao thông công chính Hà Nội giao cho trung tâm quản lí và điều hành Giao thông đô thị với nguyên tắc điều độ tập trung. Phối hợp biểu đồ chạy xe giữa các tuyến khá tốt tạo nên sự liên thông giữa các tuyến xe buýt.
Mô hình tổ chức quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội
UBND Thành phố
Các đơn vị vận tải buýt: Tổng công ty vận tải Hà Nội, …
Sở giao thông công chính
Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT
Phòng quản lý vận tải
Phòng quản lý phương tiện
Phòng quản lý giao thông thành phố
Thanh tra giao
thông thành phố
Các công ty khai thác taxi
Các đơn vị khai thác vận tải khác
Quan hệ hành chính
Quan hệ hoạt động khai thác
Sở Công An
Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội
Đội cảnh sát giao thông
Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông
Nguồn: Báo cáo luận án tiến sĩ “Quản lý GT trong các đô thị phụ thuộc xe máy” của TS Khuất Việt Hùng
Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý GTVT
Sở giao thông công chính
Chức năng:
Sở GTCC Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành giao thông vận tải và công trình đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở GTCC chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của bộ giao thông vận tải và bộ xây dựng.
Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố từng thời kỳ, hướng dẫn ngành, các cấp đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và 5 năm về xây dựng, cải tạo, sử chữa các công trình GTVT và công trình đô thị của địa phương, mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn.
- Tham gia với sở kế hoạch và đầu tư bố trí cơ cấu vốn đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông vận tải và các công trình đô thị, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.
- Nghiên cứu, soạn thảo các văn bản hướng dẫn các ngành, các cấp và nhân dân thực hiện các chính sách, luật lệ, quy định của nhà nước và UBND thành phố về xây dựng, khai thác, bảo quản và sửa chữa hệ thống công trình GTVT thủy, bộ, các công trình đô thị được UBND thành phố phân công quản lý.
- Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra và kiến nghị với UBND thành phố về các chính sách, luật lệ, quy định phù hợp với tình hình địa phương. Được ủy nhiệm cấp giấy phép cho các đối tượng có yêu cầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa có liên quan đến hệ thống các công trình GTVT, công trình đô thị.
- Quản lý vốn ngân sách do thành phố giao hàng năm và giao thầu cho các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình GTVT, các công trình đô thị về hè đường, các bến tàu xe; cấp thoát nước; vệ sinh, cây xanh, công viên, vườn thú, chiếu sáng công cộng.
- Hướng dẫn các quận huyện, thị xã tổ chức và quản lý các tổ chức vận tải ngoài quốc doanh. Được ủy nhiệm tổ chức đăng ký, kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện vận tải tùy theo phân cấp của Bộ và thành phố.
- Quản lý, lưu trữ, chỉnh lý các hồ sơ về hệ thống công trình giao thông vận tải, công trình do sở quản lý nhằm phục vụ cho việc xây dựng và cải tạo thành phố và đáp ứng các yêu cầu của các cấp, các ngành trung ương và thành phố.
- Quản lý, tổ chức cán bộ theo phân cấp các ngành trung ương và thành phố.
Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị
Chức năng:
- Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có chức năng giúp giám đốc sở tổ chức và điều hành giao thông trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức triển khai vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và biểu đồ luồng tuyến VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng tháng, quý, năm; giám sát việc thực hiện luồng tuyến, biểu đồ.
- Xây dựng cơ chế chính sách về VTHKCC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cho các đơn vị vận tải tham gia VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện.
- Quản lý các nguồn vốn hỗ trợ cho lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của thành phố, sở GTCC Hà Nội trong việc thực hiện VTHKCC bằng xe buýt của các đơn vị vận địa bàn thành phố HN.
- Tổ chức đấu thầu các tuyến xe buýt đã được UBND thành phố phê duyệt.
- Hướng dẫn các thành phần kinh tế tham gia VTHKCC trên mạng lưới tuyến.
- Quản lý nhà nước về hoạt động VTHKCC bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thông tin về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và taxi trên địa bàn thành phố.
Thực trạng công tác quản lý giao thông đô thị của thủ đô Hà Nội
- Về yếu tố con người: Tỷ lệ được đào tạo có chuyên môn liên quan đến quản lý giao thông đô thị và đang làm đúng chuyên môn chiếm tỷ lệ không cao. Đa số các cán bộ làm công tác quản lý giao thông lại chưa qua các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao.
- Về yếu tố điều kiện làm việc: Hầu hết các cơ quan làm việc trong điều kiện mặt bằng hạn chế, thiếu các phương tiện đi lại phục vụ kiểm tra và công tác, thiếu các phương tiện phục vụ thông tin nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
- Về mặt đời sống: Do các đơn vị quản lý là các đơn vị sự nghiệp hành chính thuần túy, ngoài nguồn ngân sách hạn hẹp, đa số các cán bộ quản lý giao thông không có thu nhập thêm, ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống và làm việc.
- Việc quản lý công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch GTĐT TP HN trong nhiều thập kỷ qua bị buông lỏng hay có làm nhưng manh mún. Lãnh đạo ngành và TP chưa có biện pháp đầu tư, ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học trong GTĐT. Do vậy các phương tiện đã phát triển tự phát, đưa đến tình...