satthubaby_113

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Đền Gióng bản anh hùng ca





 Nằm trong quần thể khu di tích đền Sóc còn có một công trình kiến trúc hoành tráng, đó là chùa Non Nước. Chùa Non Nước có tên chữ là Sóc Vương Thiền Tự, được dựng trên thế long chầu hổ phục, nằm trên ngọn núi Non Tròn, cách 110m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Dưới sự trụ trì của Thượng tọa, Tiến sỹ Phật học Thích Thanh Quyết. Chùa Non Nước có pho tượng Phật tổ bằng đồng cao 6,5m được đúc liền khối nặng 30 tấn lớn nhất Đông Nam Á (vào thời điểm năm 2001), được xây dựng trên nền đất cũ từ thời Tiền Lê, theo kiến trúc chùa cổ đang thu hút rất đông khách thập phương.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Nơi những đỉnh núi có tự bao giờ
Trang cổ tích sáng ngời câu huyền thoại
Nơi làng Cháy vó ngựa còn in mãi
Tre đằng ngà óng như lụa tằm tơ.
( Trích “ Sóc Sơn tình đất tình người” )
Vâng, bốn câu thơ trên là những vần thơ đẹp viết về mảnh đất Sóc Sơn với những ngọn núi trùng trùng điệp điệp, với những rặng tre đằng ngà đi vào sử sách, với những con người chất phác, đôn hậu… Và đáng quý hơn đó còn là mảnh đất của những trang cổ tích huyền thoại, mà tiêu biểu nhất chính là Thánh Gióng, hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương - một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hình tượng Thánh Gióng từ lâu đã đi vào ký ức và tình cảm sâu lắng của nhân dân ta và được biểu hiện cụ thể qua các đền, miều thờ cúng, qua các chứng tích, các chuyện kể, các bài ca, các hội hè tín ngưỡng, các diễn xướng dân gian... Hiện nay khu di tích đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là nơi thờ Thánh Gióng cùng quần thể các đền thờ Phật và các vị thần. Nơi đây chính là 1 bài ca huyền thoại hoàn chỉnh về Thánh Gióng, nơi tiễn đưa người anh hùng vào cõi bất tử sau khi đã hoàn thành kỳ tích giữ nước.
Trải qua bao lần trùng tu, tôn tạo, nhưng vóc dáng, hồn cốt xưa của ngôi đền vẫn còn hầu như nguyên vẹn nét kiến trúc xưa…trang nghiêm, cổ kính. Có thể thấy, vẻ đẹp trời cho cùng truyền thuyết Thánh Gióng về trời đã khiến cho núi Sóc Sơn trở thành vùng đất linh thiêng, thu hút rất nhiều du khách thập phương. Người xưa vẫn có câu về đền Sóc và Thánh Gióng:
Sóc Sơn là ngọn núi nào
Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh
tui may mắn khi sinh ra là người con của mảnh đất huyền thoại này, được nghe những câu chuyện, những truyền thuyết về Thánh Gióng nội kể từ khi còn rất nhỏ. Mùng 3 Tết Canh Dần, giữa lúc đất trời giao hòa, trên đường về quê thăm nội, tui lại có dịp được đến với đền Sóc, được đắm mình trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, trong những lễ hội truyền thống, và đặc biệt là tui đã hiểu thêm được lối kiến trúc tinh tế, đầy trang
nghiêm của ngôi đền này.
Đền Gióng bản anh hùng ca NỘI DUNG CHÍNH
Phần I: Truyền thuyết Thánh Gióng
Sự tích Thánh Gióng, huyền thoại Thánh Gióng là 1 bản anh hùng ca bất hủ, là truyền thuyết và cũng là nguyện vọng, ước mơ của nhiều đời. Ngay từ khi còn học phổ thông, ai ai trong chúng ta cũng đều biết đến truyền thuyết Thánh Gióng qua những lời giảng của cô thầy. Thánh Gióng-Phù Đổng Thiên Vương là hiện thân cho sức mạnh vĩ đại, ý chí quật cường của dân tộc.
Cũng như truyền thuyết về bao vị anh hùng khác của dân tộc, luôn có xuất thân thật bình dị nhưng lại có những hành động phi thường, tiểu sử của Thánh Gióng được ghi lại rằng : Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Phần II: Khu di tích đền Sóc Sơn
Đền Sóc Sơn là nơi thờ một vị anh hùng văn hóa, mà tên tuổi từ lâu nổi trội trên hàng đầu của kho huyền thoại và lịch sử văn hóa Việt Nam, đó là Thánh Gióng. Cách Hà Nội gần 40km về phía tây bắc, khi di tích đền Sóc Sơn hiện nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Trước khi di tích đền Sóc Sơn được nằm ngay trên ngọn Sóc Sơn, thuộc hương phận Bình Lỗ, xã Vệ Linh, sau đó thuộc xã Phù Linh, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mảnh đất nối liền 2 kinh đô xưa nhất của nước ta là Phong Châu - Kinh đô của Văn Lang và thành Cổ Loa - Kinh đô của Âu Lạc.
Nằm dưới chân núi Sóc, khu di tích đền Sóc là một quần thể di tích lớn, được bao bọc bởi một bên là núi, một bên là hồ nước, tạo nên cảnh quan, vừa hùng vỹ, mang thần khí linh thiêng, vừa toát lên vẻ lãng mạn sơn thủy hữu tình.
Theo phỏng đoán của một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, có thể trước khi có câu chuyện ông Gióng đánh tan giặc Ân rồi chọn vùng đất linh thiêng này để về trời, thì đây là nơi thể hiện tín ngưỡng thờ Sơn thần của nhân dân địa phương - nơi tụ khí thiêng trời đất mà các triều vua thường đến đây thụ khí, cầu đạo trước khi ra trận, thắng trận rồi sắc phong xây sửa... Trải qua hơn 10 lần trùng tu, Quần thể khu di tích đền Sóc đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962.
Năm nay tui may mắn có dịp được đến với đền Sóc vào đúng thời điểm đầu xuân Canh Dần. Mới mùng 3 Tết mà con đường dẫn vào đền Sóc đã đông nghẹt khách thập phương và nhân dân địa phương đến hành hương, chiêm bái. Giữa tiết trời đầu xuân, vạn vật như giao hòa, cõi lòng thơi thới, tui cũng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch Khoa học Tự nhiên 0
N Lời thuyết minh về tác phẩm Phù Điêu GIỮ VỮNG NON SÔNG đặt tại Đền Sóc nơi thờ đức Thánh Gióng Tài liệu chưa phân loại 0
L Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ du lịch Tài liệu chưa phân loại 0
D Truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình Văn hóa, Xã hội 0
H Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại GPMB ở quận Cầu Giấy- TP Hà Nội qua dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng Học viện Quốc phòng Kiến trúc, xây dựng 0
V Áp dụng quản trị tinh gọn tại Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử đền Hùng Luận văn Kinh tế 3
M Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội (qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng) Văn hóa, Xã hội 2
K Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ ( Xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) Văn học 0
J Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị Thánh Nương ở Đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ Văn học dân gian 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top