thunga_1980
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
STT
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
4. Phương pháp nghiên cứu. 7
Mục đích khoa học.
Bố cục luận văn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu .
1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu .
1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu
CHưƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU
2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con người .30
2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh . 30
2.1.2. Cái nhìn đa diện về con người . 37
2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của người cầm bút 46
2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nước và thế giới . 53
2.2.2. Những chuyển biến tư tưởng, nhận thức về nghề văn có ý nghĩa
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu 56
2.2.2.1. Thiên chức của người cầm bút 58
2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội . 60
CHưƠNG III: CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO62
3.1. Nguyễn Minh Châu - gương mặt đời thường . 63
3.1.1. Một con người thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè
đồng nghiệp và với chính mình .63
3.1.1.1. Thành thực với chính mình . 63
3.1.1.2. Thành thực với vợ con . 67
3.1.1.3. Tình cảm với bạn bè đồng nghiệp . 69
3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh . 71
3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin . 71
3.1.2.2. Những sáng tác trên giường bệnh 72
3.2. Nguyễn Minh Châu - gương mặt nghệ sĩ lớn . 74
3.2.1. Gắn bó với quê hương và vùng đất “nóng” Quảng Trị 74
3.2.2. Những đột phá trong sáng tác . 80
3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền
cháy, Dấu chân người lính, Cỏ lau .
3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình tiểu luận . 87
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Quá trình sáng tác của ông gắn liền với sự trưởng thành một nhà văn chiến sĩ. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn thăng trầm của thời kỳ hậu chiến. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu từ Cửa Sông (1967); Dấu chân người lính (1972); Những vùng trời khác nhau (1970); Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (1977); Những người đi từ trong rừng ra (1982) đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985); Mảnh đất tình yêu (1987); Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989); đã cho thấy sự đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, khởi đầu từ cuộc“chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người”.
Là nhà văn tâm huyết, suốt đời trăn trở, băn khoăn về lẽ sống và sáng tạo, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự đổi mới trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc”. Trên “hành trình tư tưởng” của mình, nhà văn đau đáu tìm cội nguồn đích thực của một nền văn học mang tính nhân bản và nhân loại, khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người.
Những năm gần đây, Di cảo của một số nhà văn, nhà thơ như: Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng (2006), Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí - Tác phẩm (2007); Di cảo Lưu Quang Vũ (2008); Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992); Di cảo thơ Phùng Khắc Bắc (1994)... đã trở thành một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học. Với Di cảo Nguyễn Minh Châu (2009) cũng không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
phải là trường hợp ngoại lệ. Những cuốn Di cảo - một dạng của nhật kí đã cho người đọc hiểu hơn một thời kì lịch sử đã qua về cuộc đời và những sáng tác gắn với thời đại, dân tộc và với chính họ. Hơn hai mươi năm Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt cõi đời, song ông đã trở thành “người trong cõi nhớ” của người thân và độc giả. Những trang Di cảo, những ghi chép của ông được người bạn đời là bà Nguyễn Thị Doanh nâng niu, cất giữ bấy lâu nay đã được công bố. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy không chỉ sự thật của một giai đoạn lịch sử: Cuộc chiến tranh, số phận con người, số phận dân tộc cùng những trăn trở, suy tư của nhà văn với ý thức công dân - nghệ sĩ của mình mà còn giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu, một trong số hiếm hoi các cây bút đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, bằng những trang viết của mình đã làm rạn nứt những quan niệm khô cứng một thời về văn học và lao động nghệ thuật.
Lâu nay sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu gồm những tác phẩm được xuất bản, công bố đã thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và nghiên cứu phê bình. Nhưng Di cảo của nhà văn - những ghi chép còn lại trong di sản văn chương của ông đến hôm nay mới chính thức ra mắt công chúng. Với gần 500 trang, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu đã phơi tỏ, bổ sung thêm những điều còn chìm ẩn trong cảm nghĩ, nhận thức, với những trăn trở, khát khao sống và sáng tạo của nhà văn. Như vậy, tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ để hiểu hơn dáng đích thực và hoàn chỉnh về nhà văn mà còn là cơ hội để nhìn nhận thấu đáo hơn về sự nghiệp văn học cùng những đổi mới có ý nghĩa quan trọng trong tư duy sáng tạo của ông trong cả một quá trình sống và viết. Đó là những gợi dẫn cho chúng tui lựa chọn đề tài Di cảo Nguyễn Minh Châu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ý kiến đánh giá sự nghiệp sáng tác Nguyễn Minh Châu
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có một mảng gắn với thời kì đổi mới.Với những sáng tác này, nhà văn được tôn vinh là người “Mở đường tinh anh” cho cuộc đổi mới văn học, vì thế sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được các nhà nghiên cứu phê bình văn học chú ý ngay từ khi những tác phẩm đầu tiên ra đời và càng về sau thì cách đánh giá càng thoả đáng và toàn diện hơn. Mỗi người tiếp cận tác phẩm ở một góc độ và có những cách đánh giá, nhận xét, nhìn nhận sự thành công ở từng mức độ khác nhau nhưng tất cả đều có chung sự tin tưởng: Nguyễn Minh Châu là tài năng văn xuôi nhiều triển vọng. Đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết về Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp của ông, trong đó phải kể đến các cuốn sách tuyển chọn bài viết của nhiều tác giả như: Nguyễn Minh Châu - Con Người và Tác Phẩm (Nhiều tác giả; do Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn - Nxb Hội nhà văn 1991), Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật (Mai Hương biên soạn - NxbVhoá - TT 2001).
Gần đây nhất là cuốn Nguyễn Minh Châu về tác giả - tác phẩm (NxbGD- 2002) do Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn.
2.1.1. Thời kì trƣớc 1975
Trước cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã có hơn 10 truyện ngắn và bút kí in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Nhưng phải đến tiểu thuyết Cửa sông (1967) thì con đường văn học của Nguyễn Minh Châu mới thực sự định hình. Tiếp đó tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) và nhất là tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) đã đưa Nguyễn Minh Châu vào trong số những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học chống Mỹ.
Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 như Cửa sông; Dấu chân người lính, ngay từ khi xuất hiện đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
Nhận định về sự thành công của tác phẩm Cửa sông, giáo sư Phong Lê viết: “Tác giả tỏ ra có khả năng khái quát hoá cuộc sống, biết lựa chọn những tình huống, những tính cách điển hình” [33]. Với Dấu chân người lính, nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan nhận xét: “Tác phẩm đã đi thẳng vào cuộc chiến đấu ác liệt và ngoan cường nơi tiền tuyến... xây dựng nhân vật đẹp đẽ , giàu chất lãng mạn” [35]. Các nhà nghiên cứu phê bình: Lại Nguyên Ân, Thiếu Mai, Nguyễn Kiên, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn... cũng đều có nhiều những bài viết công phu về giai đoạn sáng tác này của Nguyễn Minh Châu và hầu hết các tác giả nói trên đều thống nhất khẳng định ông là một tài năng văn xuôi nhiều hứa hẹn.
2.1.2. Thời kì sau 1975
KẾT LUẬN
Hơn mọi thứ nghề, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nghề văn là một nghề đòi hỏi nghệ sĩ phải lao tâm khổ tứ, lao động một cách căng thẳng, hết mình. Sự tồn tại của các tác phẩm văn học qua các chặng đường lịch sử, đòi hỏi tác phẩm phải có “nội lực” và có sức lan toả rộng lớn. Lẽ dĩ nhiên nó phải diễn tả được “tấc lòng” người nghệ sĩ, thể hiện cái nhìn mới mẻ của nhà văn với con người, với cuộc đời. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã diễn tả được điều đó. Con đường nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là cả một quá trình lao động sáng tạo không ngừng nghỉ, để cho những trang sách của mình được “Lịch sử mãi mãi nhắc nhở như là những trang sách vừa tài hoa vừa thấm đẫm tình thương vô bờ bến với con người, với đất đai, xứ sở”. Để cho nhân vật như Quỳ, Khúng...mãi mãi khắc sâu trong trí nhớ bạn đọc trong suốt cuộc đời ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã phải trăn trở, đào xới để kiếm tìm cho mình một tiếng nói nghệ thuật, một phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện cái nhìn riêng của mình với con người và cuộc đời.
Bên cạnh những sáng tác văn xuôi và tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu đã được công bố và vinh danh, năm 2009 Di cảo của ông ra mắt bạn đọc đã góp phần làm đầy đặn và hoàn chỉnh hơn dáng văn học của Nguyễn Minh Châu - “Người mở đường tinh anh” vào công cuộc đổi mới văn học những thập niên 80 của thế kỷ XX.
Trong Di cảo Nguyễn Minh Châu từ những trang khởi đầu cho đến trang cuối cùng đã chứa đựng trong nó nhiều vấn đề về chiến tranh, về cuộc sống, về sáng tạo của những người cầm bút - một thế hệ sống và viết trong và sau chiến tranh cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Sự xuất hiện Di cảo Nguyễn Minh Châu bên cạnh hàng loạt các cuốn Di cảo khác của các nhà văn, nhà thơ cùng thế hệ đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác cần được nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá kịp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
thời về vị trí của nó trong đời sống văn học hiện nay mà luận văn này là một đóng góp bước đầu.
Di cảo Nguyễn Minh Châu đã góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cái nhìn đa diện mang tinh thần phản biện của nhà văn về con người Việt Nam trong chiến tranh, về thành tựu và giới hạn của văn học viết về chiến tranh và hậu chiến. Hơn nữa, Di cảo Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc đồng cảm và thấu hiểu những tâm tư, nỗi niềm, những băn khoăn, trăn trở của nhà văn với thời cuộc, với con người và với cả chính mình. Tất cả đã được thể hiện trên những trang viết luôn tự làm mới mình bằng những suy nghĩ của một cái tui có ý thức hướng văn chương trở về với giá trị đích thực của chính nó.
Những trang cuối cùng của Di cảo kết thúc vào ngày 12/11/1988, chỉ ít lâu sau, ngày 23/1/1989 Nguyễn Minh Châu từ giã cõi đời. Từ thời điểm ấy cho đến nay, đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng có thể nói những trang Di cảo của Nguyễn Minh Châu vẫn mang tính cập nhật bởi đó là những tư liệu bổ ích và quý báu giúp người đọc hôm nay không chỉ nhận diện đầy đủ hơn về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn mà còn thấy được sự đổi mới tư duy nghệ thuật của một thế hệ cầm bút trong giai đoạn chuyển mình của đất nước nói chung và của văn học nghệ thuật nói riêng: Từ tiền đổi mới đến cao trào đổi mới. Và đến hôm nay, có thể nói, cùng với các sáng tác trước đây, Di cảo của Nguyễn Minh Châu đã cho thấy rõ hơn không chỉ tầm vóc, tài năng mà cả nhân cách của Nguyễn Minh Châu - một nhà văn, một nghệ sĩ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
STT
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
4. Phương pháp nghiên cứu. 7
Mục đích khoa học.
Bố cục luận văn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu .
1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu .
1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu
CHưƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU
2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con người .30
2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh . 30
2.1.2. Cái nhìn đa diện về con người . 37
2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của người cầm bút 46
2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nước và thế giới . 53
2.2.2. Những chuyển biến tư tưởng, nhận thức về nghề văn có ý nghĩa
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu 56
2.2.2.1. Thiên chức của người cầm bút 58
2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội . 60
CHưƠNG III: CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO62
3.1. Nguyễn Minh Châu - gương mặt đời thường . 63
3.1.1. Một con người thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè
đồng nghiệp và với chính mình .63
3.1.1.1. Thành thực với chính mình . 63
3.1.1.2. Thành thực với vợ con . 67
3.1.1.3. Tình cảm với bạn bè đồng nghiệp . 69
3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh . 71
3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin . 71
3.1.2.2. Những sáng tác trên giường bệnh 72
3.2. Nguyễn Minh Châu - gương mặt nghệ sĩ lớn . 74
3.2.1. Gắn bó với quê hương và vùng đất “nóng” Quảng Trị 74
3.2.2. Những đột phá trong sáng tác . 80
3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền
cháy, Dấu chân người lính, Cỏ lau .
3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình tiểu luận . 87
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Quá trình sáng tác của ông gắn liền với sự trưởng thành một nhà văn chiến sĩ. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn thăng trầm của thời kỳ hậu chiến. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu từ Cửa Sông (1967); Dấu chân người lính (1972); Những vùng trời khác nhau (1970); Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (1977); Những người đi từ trong rừng ra (1982) đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985); Mảnh đất tình yêu (1987); Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989); đã cho thấy sự đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, khởi đầu từ cuộc“chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người”.
Là nhà văn tâm huyết, suốt đời trăn trở, băn khoăn về lẽ sống và sáng tạo, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự đổi mới trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc”. Trên “hành trình tư tưởng” của mình, nhà văn đau đáu tìm cội nguồn đích thực của một nền văn học mang tính nhân bản và nhân loại, khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người.
Những năm gần đây, Di cảo của một số nhà văn, nhà thơ như: Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng (2006), Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí - Tác phẩm (2007); Di cảo Lưu Quang Vũ (2008); Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992); Di cảo thơ Phùng Khắc Bắc (1994)... đã trở thành một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học. Với Di cảo Nguyễn Minh Châu (2009) cũng không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
You must be registered for see links
phải là trường hợp ngoại lệ. Những cuốn Di cảo - một dạng của nhật kí đã cho người đọc hiểu hơn một thời kì lịch sử đã qua về cuộc đời và những sáng tác gắn với thời đại, dân tộc và với chính họ. Hơn hai mươi năm Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt cõi đời, song ông đã trở thành “người trong cõi nhớ” của người thân và độc giả. Những trang Di cảo, những ghi chép của ông được người bạn đời là bà Nguyễn Thị Doanh nâng niu, cất giữ bấy lâu nay đã được công bố. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy không chỉ sự thật của một giai đoạn lịch sử: Cuộc chiến tranh, số phận con người, số phận dân tộc cùng những trăn trở, suy tư của nhà văn với ý thức công dân - nghệ sĩ của mình mà còn giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu, một trong số hiếm hoi các cây bút đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, bằng những trang viết của mình đã làm rạn nứt những quan niệm khô cứng một thời về văn học và lao động nghệ thuật.
Lâu nay sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu gồm những tác phẩm được xuất bản, công bố đã thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và nghiên cứu phê bình. Nhưng Di cảo của nhà văn - những ghi chép còn lại trong di sản văn chương của ông đến hôm nay mới chính thức ra mắt công chúng. Với gần 500 trang, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu đã phơi tỏ, bổ sung thêm những điều còn chìm ẩn trong cảm nghĩ, nhận thức, với những trăn trở, khát khao sống và sáng tạo của nhà văn. Như vậy, tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ để hiểu hơn dáng đích thực và hoàn chỉnh về nhà văn mà còn là cơ hội để nhìn nhận thấu đáo hơn về sự nghiệp văn học cùng những đổi mới có ý nghĩa quan trọng trong tư duy sáng tạo của ông trong cả một quá trình sống và viết. Đó là những gợi dẫn cho chúng tui lựa chọn đề tài Di cảo Nguyễn Minh Châu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
You must be registered for see links
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ý kiến đánh giá sự nghiệp sáng tác Nguyễn Minh Châu
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có một mảng gắn với thời kì đổi mới.Với những sáng tác này, nhà văn được tôn vinh là người “Mở đường tinh anh” cho cuộc đổi mới văn học, vì thế sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được các nhà nghiên cứu phê bình văn học chú ý ngay từ khi những tác phẩm đầu tiên ra đời và càng về sau thì cách đánh giá càng thoả đáng và toàn diện hơn. Mỗi người tiếp cận tác phẩm ở một góc độ và có những cách đánh giá, nhận xét, nhìn nhận sự thành công ở từng mức độ khác nhau nhưng tất cả đều có chung sự tin tưởng: Nguyễn Minh Châu là tài năng văn xuôi nhiều triển vọng. Đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết về Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp của ông, trong đó phải kể đến các cuốn sách tuyển chọn bài viết của nhiều tác giả như: Nguyễn Minh Châu - Con Người và Tác Phẩm (Nhiều tác giả; do Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn - Nxb Hội nhà văn 1991), Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật (Mai Hương biên soạn - NxbVhoá - TT 2001).
Gần đây nhất là cuốn Nguyễn Minh Châu về tác giả - tác phẩm (NxbGD- 2002) do Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn.
2.1.1. Thời kì trƣớc 1975
Trước cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã có hơn 10 truyện ngắn và bút kí in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Nhưng phải đến tiểu thuyết Cửa sông (1967) thì con đường văn học của Nguyễn Minh Châu mới thực sự định hình. Tiếp đó tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) và nhất là tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) đã đưa Nguyễn Minh Châu vào trong số những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học chống Mỹ.
Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 như Cửa sông; Dấu chân người lính, ngay từ khi xuất hiện đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
You must be registered for see links
Nhận định về sự thành công của tác phẩm Cửa sông, giáo sư Phong Lê viết: “Tác giả tỏ ra có khả năng khái quát hoá cuộc sống, biết lựa chọn những tình huống, những tính cách điển hình” [33]. Với Dấu chân người lính, nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan nhận xét: “Tác phẩm đã đi thẳng vào cuộc chiến đấu ác liệt và ngoan cường nơi tiền tuyến... xây dựng nhân vật đẹp đẽ , giàu chất lãng mạn” [35]. Các nhà nghiên cứu phê bình: Lại Nguyên Ân, Thiếu Mai, Nguyễn Kiên, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn... cũng đều có nhiều những bài viết công phu về giai đoạn sáng tác này của Nguyễn Minh Châu và hầu hết các tác giả nói trên đều thống nhất khẳng định ông là một tài năng văn xuôi nhiều hứa hẹn.
2.1.2. Thời kì sau 1975
KẾT LUẬN
Hơn mọi thứ nghề, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nghề văn là một nghề đòi hỏi nghệ sĩ phải lao tâm khổ tứ, lao động một cách căng thẳng, hết mình. Sự tồn tại của các tác phẩm văn học qua các chặng đường lịch sử, đòi hỏi tác phẩm phải có “nội lực” và có sức lan toả rộng lớn. Lẽ dĩ nhiên nó phải diễn tả được “tấc lòng” người nghệ sĩ, thể hiện cái nhìn mới mẻ của nhà văn với con người, với cuộc đời. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã diễn tả được điều đó. Con đường nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là cả một quá trình lao động sáng tạo không ngừng nghỉ, để cho những trang sách của mình được “Lịch sử mãi mãi nhắc nhở như là những trang sách vừa tài hoa vừa thấm đẫm tình thương vô bờ bến với con người, với đất đai, xứ sở”. Để cho nhân vật như Quỳ, Khúng...mãi mãi khắc sâu trong trí nhớ bạn đọc trong suốt cuộc đời ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã phải trăn trở, đào xới để kiếm tìm cho mình một tiếng nói nghệ thuật, một phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện cái nhìn riêng của mình với con người và cuộc đời.
Bên cạnh những sáng tác văn xuôi và tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu đã được công bố và vinh danh, năm 2009 Di cảo của ông ra mắt bạn đọc đã góp phần làm đầy đặn và hoàn chỉnh hơn dáng văn học của Nguyễn Minh Châu - “Người mở đường tinh anh” vào công cuộc đổi mới văn học những thập niên 80 của thế kỷ XX.
Trong Di cảo Nguyễn Minh Châu từ những trang khởi đầu cho đến trang cuối cùng đã chứa đựng trong nó nhiều vấn đề về chiến tranh, về cuộc sống, về sáng tạo của những người cầm bút - một thế hệ sống và viết trong và sau chiến tranh cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Sự xuất hiện Di cảo Nguyễn Minh Châu bên cạnh hàng loạt các cuốn Di cảo khác của các nhà văn, nhà thơ cùng thế hệ đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác cần được nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá kịp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
You must be registered for see links
thời về vị trí của nó trong đời sống văn học hiện nay mà luận văn này là một đóng góp bước đầu.
Di cảo Nguyễn Minh Châu đã góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cái nhìn đa diện mang tinh thần phản biện của nhà văn về con người Việt Nam trong chiến tranh, về thành tựu và giới hạn của văn học viết về chiến tranh và hậu chiến. Hơn nữa, Di cảo Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc đồng cảm và thấu hiểu những tâm tư, nỗi niềm, những băn khoăn, trăn trở của nhà văn với thời cuộc, với con người và với cả chính mình. Tất cả đã được thể hiện trên những trang viết luôn tự làm mới mình bằng những suy nghĩ của một cái tui có ý thức hướng văn chương trở về với giá trị đích thực của chính nó.
Những trang cuối cùng của Di cảo kết thúc vào ngày 12/11/1988, chỉ ít lâu sau, ngày 23/1/1989 Nguyễn Minh Châu từ giã cõi đời. Từ thời điểm ấy cho đến nay, đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng có thể nói những trang Di cảo của Nguyễn Minh Châu vẫn mang tính cập nhật bởi đó là những tư liệu bổ ích và quý báu giúp người đọc hôm nay không chỉ nhận diện đầy đủ hơn về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn mà còn thấy được sự đổi mới tư duy nghệ thuật của một thế hệ cầm bút trong giai đoạn chuyển mình của đất nước nói chung và của văn học nghệ thuật nói riêng: Từ tiền đổi mới đến cao trào đổi mới. Và đến hôm nay, có thể nói, cùng với các sáng tác trước đây, Di cảo của Nguyễn Minh Châu đã cho thấy rõ hơn không chỉ tầm vóc, tài năng mà cả nhân cách của Nguyễn Minh Châu - một nhà văn, một nghệ sĩ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: