xu_nhok_9x

New Member

Download miễn phí Luận văn Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn - Thực trạng và những tác động (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Giao Thuỷ, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định)





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5. Khung lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của nghiên cứu
1. Các khái niệm liên quan
2. Lý thuyết, cách tiếp cận
Chương I: Thực trạng di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn
1. Mô tả địa bàn nghiên cứu
2. Đặc điểm của lao động di cư
Chương II: Tác động kinh tế - xã hội của di cư
1. Tác động kinh tế
2. Tác động xã hội
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ẳng dễ dàng nhưng làm việc ở thành phố giúp họ có thu nhập cao hơn ở quê, họ có thể dành dụm được tiền để lo cho cuộc sống của mình và gia đình sau này.
Như vậy lý do hàng đầu khiến người phụ nữ nông thôn phải rời xa quê hương, gia đình chính là lý do kinh tế, điều này trùng hợp với nhiều kết quả nghiên cứu đã được công bố. Điều này cũng phản ánh được xu thế biến đổi chung của xã hội, đó là cuộc sống nông thôn dưới tác động của những biến đổi kinh tế xã hội đã tạo nên lực đẩy đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Còn thành phố, cùng với những thay đổi và phát triển đang tạo ra những sức hút để lao động nông thôn tìm đến để cư trú và làm ăn sinh sống.
2.3 Mô hình di cư
Những lao động nữ lựa chọn di cư ra các vùng đô thị tìm kiếm việc làm với mục đích cao nhất là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình. Lý do kinh tế là lý do chủ đạo trong quyết định xuất cư của họ. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ được hỏi đều lựa chọn cho mình hình thức di cư mùa vụ. Lao động di cư theo mùa vụ có thể dễ tìm kiếm cho mình những việc làm có tính chất giản đơn, theo thời vụ, công việc không đòi hỏi sự liên tục về mặt thời gian. Điều này sẽ giúp cho những người phụ nữ di cư có thể tự do lựa chọn thời gian làm việc trong khi vẫn đảm bảo được việc đồng áng tại quê nhà. Đặc biệt là khi gia đình, dòng họ có công việc họ vẫn có thể dễ dàng trở lại quê hương để thực hiện vai trò của mình. Theo đó những mối quan hệ làng xã của họ vẫn được duy trì.
Biểu đồ 1: Số lần di cư của phụ nữ
Có 54.7% phụ nữ được hỏi cho biết di cư trên 5 lần, số người di cư 1 lần chỉ chiếm 2.5%, và 2-3 lần chiếm 11.1%, di cư từ 4-5 lần chiếm 10.8% trong số người trả lời. Như vậy, cùng với khoảng cách di cư ngắn là số lần di cư tương đối nhiều. Có nhiều lí do giải thích cho sự lựa chọn hình thức di cư ngắn ngày, nhưng một trong những hình thức được xem gắn với người phụ nữ nhất là để phù hợp với vai trò làm mẹ, làm vợ và đáp ứng được vai trò sản xuất, tìm kiếm thêm việc làm tăng thu nhập cho gia đình
Bảng 2.4: Thời gian mỗi lần di cư
Thời gian
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Từ 1 đến 3 tháng
266
73.9
Từ 3 đến 6 tháng
37
10.3
Từ 6 đến 12 tháng
40
11.1
Từ 1 đến 2 năm
8
2.2
Trên 2 năm
9
2.5
Kết quả bảng trên cho thấy, có tới 73,9% cho biết chỉ di cư từ 1 đến 3 tháng; từ 3-6 tháng chiếm 10,3% và 6-10 tháng có 11,1%. Thời gian từ 1-2 năm tỷ lệ rất thấp 2,2%, trên 2 năm cũng chỉ có 2,5%. Kết quả này một lần nữa khẳng định hầu hết phụ nữ lựa chọn hình thức di cư ngắn ngày và số lần di cư tăng lên để đảm bảo được số lần và thời gian về nhà nhiều hơn
Biểu đồ 2: Số lần di cư trong 12 tháng vừa qua
Như vậy trong 12 tháng qua, có tới 73,0% cho biết về nhà trên 3 lần. Một lần nữa khẳng định phụ nữ đã lựa chọn hình thức di cư mùa vụ với thời gian về nhà nhiều hơn, số lần di cư tăng lên.
Việc lựa chọn hình thức di cư có liên quan đến “ai di cư” và “địa điểm di cư”, ở những gia đình cả vợ và chồng di cư thì số lần về nhà ít hơn. Bên cạnh đó “địa điểm di cư” cũng tác động đến việc “đi về” và số lần đi về của phụ nữ di cư. Số lần về còn liên quan đến cả chi phí đi lại, nếu khoảng cách xa, thì số lần về sẽ ít hơn. Ngoài ra, số lần về và thời gian di cư của phụ nữ còn liên quan đến tuổi của con cái, phụ nữ có con nhỏ thường về nhiều hơn
Thông tin ở bảng trên cho thấy, có hơn một nửa (59,6%) phụ nữ di cư đi làm ăn xa dưới 30 ngày lại về nhà một lần; 23,4% từ 31-60 ngày, 7,1% từ 60-90 ngày và số đi trên 90 ngày chỉ chiếm 9,8%. Như vậy, đa số phụ nữ lựa chọn đi làm với khoảng thời gian ngắn, trung bình mỗi tháng về một lần chiếm gần 60%. Nếu tính gộp 2 phương án “dưới 30 ngày” và “31-60 ngày” có đến 83% phụ nữ chọn phương án di cư ngắn ngày. Lý giải về khoảng thời gian trở về nhà hầu hết phụ nữ cho rằng do “e sợ cho con cái nên không yên tâm” ở lại Hà Nội lâu ngày. Tuy nhiên từ phía nam giới cũng cho thấy nam giới là người “quyết định” khoảng thời gian này. “Khi cần thiết chúng tui điện thoại gọi vợ về” là ý kiến của hầu hết nam giới khi trả lời phỏng vấn.
Khoảng cách về thời gian di cư của phụ nữ cũng cho thấy sự khác biệt về giới, phụ nữ gắn liền với gia đình, với con cái và một bộ phận đáng kể cho biết “chưa thật sự tin tưởng sự đảm đang của chồng” cho nên không thể yên tâm đi xa nhà qúa lâu được, đặc biệt là phụ nữ trẻ, đang có con nhỏ.
Bảng 2.5: Thời gian ở nhà gần đây nhất (ngày)
Thời gian ở nhà gần đây nhất
Số lượng
Tỷ lệ %
Dưới 10 ngày
196
58,2
11-20 ngày
35
10,4
21-30 ngày
37
11,0
Trên 30 ngày
69
20,5
Tổng
337
100
Như vậy, có đến 58,2% trong tổng số những người tham gia trả lời cho biết thời gian ở nhà gần đây nhất dưới 10 ngày, 10,4% ở nhà từ 11-20 ngày và 11,0% từ 21-30 ngày; số người ở nhà trên 1 tháng chiếm 20,5%.
Về lựa chọn hình thức di cư, có đến 71,1% cho biết di cư hình thức di cư “Đồng hành” và 26,9% di cư “Đơn lẻ”, và 2.0% hình thức di cư khác, số người di cư theo hình thức khác như đi theo con để chăm sóc con học đại học, đi ở giúp việc cho người bà con... nhưng tỷ lệ này rất thấp. Kết quả này còn cho thấy vai trò của mạng lưới xã hội không chính thức trong việc tìm kiếm việc làm cho phụ nữ di cư. Người di cư đi trước với kinh nghiệm, sự từng trải, giúp đỡ và kéo người đi sau là người cùng xóm, cùng làng, hay anh, em với nhau cùng đi.
Biểu đồ 3: Hình thức di cư khi đi làm ăn xa
Về hình thức di cư, có 71.1% những người phụ nữ di cư được hỏi chọn hình thức di cư “đồng hành” – đi theo nhóm, những người di cư đơn lẻ có tỷ lệ thấp hơn. Sở dĩ họ lựa chọn hình thức di cư đi theo nhóm là để có cảm giác an toàn hơn và dễ tìm việc làm hơn. Mạng lưới xã hội không chính thức giữa những phụ nữ di cư đóng vai trò quan trọng trong việc tìm việc làm cho phụ nữ di cư, bởi hầu hết phụ nữ di cư tìm được việc làm là nhờ vào người đi trước giới thiệu và dẫn dắt. Ngoài ra chính những người đi trước cũng đã trao đổi, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ năng cho những người phụ nữ di cư trước khi họ đi làm ăn xa nhà.
2.3 Nơi đến của người di cư
Phần lớn phụ nữ di cư tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn thành phố trung ương (chủ yếu là Hà Nội). Có tới 82.2% số người trả lời cho biết đến các thành phố trực thuộc trung ương, trong đó đa số đến thủ đô Hà Nội và một bộ phận đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó có 11.9% đến thành phố tỉnh ngoài, các địa danh khác có tỷ lệ chọn đến là rất thấp.
Bảng 2.6: Nơi thường đến mỗi lần di cư
Nơi đến
Số người
Tỷ lệ
Thµnh phè trùc thuéc TW
296
82.2
Thµnh phè trong tØnh
8
2.2
Thµnh phè ngoµi tØnh
43
11.9
ThÞ x·/thÞ trÊn trong tØnh
2
0.6
ThÞ x·/thÞ trÊn ngo¹i tØnh
4
1.1
N«ng th«n ngo¹i tØnh
7
1.9
Tổng
360
100
Việc lựa chọn địa điểm làm việc là thành phố trung ương của phụ nữ di cư được giải thích bởi các yếu tố: do bạn bè đã từng di cư đến Hà...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top