Zany_Boy

New Member
Download Đề tài Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường (Qua SGK THCS từ 1989-Nay)

Download miễn phí Đề tài Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường (Qua SGK THCS từ 1989-Nay)





* Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) – Thôi Hiệu
Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi
Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc giữa khoảng không
Hạc vàng một khi đã bay đi không bao giờ trở lại nữa
(Chỉ còn) mây trắng tự ngàn xưa vẫn lững lờ trôi trên tầng không
(Trời trong), cây bên bờ hán Dương soi bóng xuống dòng sông nhìn rõ mồn một
Xa xa, trên bãi Anh Vũ, cỏ thơm mọc tươi xanh mơn mởn
Bóng chiều đã xuống, quê nhà ở nơi đâu?
Trên sông khói sóng mịt mù càng khiến người thêm buồn.
(Câu 6 có bản không chép là “phương thảo” mà là “xuân thảo” – cỏ mùa xuân)
Hoàng Hạc lâu được xếp vào hàng những danh tác của Đường thi, đưa tên tuổi Thôi Hiệu lưu danh thiên cổ. Mượn câu chuyện truyền thuyết người tiên cưỡi hạc vàng bay đi làm cảm hứng, bài thơ bộc lộ những cảm xúc “tích cổ thương kim”, đăng lâu tư hương làm rung động lòng người bao thế hệ.
Bản dịch của Tản Đà được nhiều người đánh giá là bản dịch thành công nhất, hay nhất của Hoàng Hạc lâu tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như trước kia Lý Bạch gác bút trước bài thơ của Thôi Hiệu thì ở Việt Nam, bản dịch của Tản Đà vẫn chưa khiến các dịch giả đi sau “tâm phục khẩu phục”. Như vậy nó cũng chưa phải là một bản dịch sát đúng, lột tả được hết tinh thần của nguyên tác.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

tía bay” (cấu trúc động tân: “sinh tử yên” chuyển thành cấu trúc chủ động: “khói tía bay”), khiến người đọc dễ tưởng ra hai cảnh khác nhau. Bản dịch không thể hiện được nghĩa của chữ “sinh” nên khó diễn đạt được làn khói tía huyền ảo kia là do mặt trời chiếu trên đỉnh Hương Lô cao nhất dãy Lư Sơn khiến cho mây mù bao quanh cái lư hương ấy (núi đỉnh tròn, hình dạng giống lư hương) phát ra làn khói màu tím. Có hình dung được điều này mới thấy được độ cao của ngọn núi nơi thác nước đổ xuống.
Câu thứ hai của nguyên tác là “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”, ngoài cách hiểu như ở bản dịch nghĩa đã nêu, còn có một cách hiểu khác là: đứng từ xa nhìn thác nước treo trên dòng sông phía trước (dòng sông là vị trí mà thác đổ xuống). Chúng tui cho rằng hiểu theo cách thứ nhất là hợp lí hơn, cách hiểu thứ hai là bình thường, không thể hiện được thủ pháp miêu tả thác nước của Lý Bạch. Ở đây nhà thơ đã lạ hóa cú pháp, tỉnh lược đi từ so sánh “như”, chỉ để lại hai đối tượng so sánh là thác nước và dòng sông. Lấy chiều dài của dòng sông treo trên cao để tả chiều cao của thác nước, đó mới là miêu tả. Bản thân Lý Bạch cũng đã có lần nói đến dòng sông từ trên trời đổ xuống: “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai” (bài Tương tiến tửu). Cách hiểu thứ hai như bản dịch nghĩa trong SGK đã nêu là: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước. Câu thơ dịch của Tương Như là theo cách hiểu thứ hai, mặc dù diễn đạt cũng chưa rõ (“trước sông” tức là thác đổ xuống phía trước con sông hay con sông phía trước?) Dù nói là hiểu theo cách thứ hai thì bản dịch của Tương Như vẫn không thành công, bởi đã đánh mất một chữ quan trọng nhất của câu thơ nguyên tác là chữ “quải” (treo). Chính từ này là tâm điểm thể hiện vẻ đẹp sống động và kì vĩ của thác nước Lư Sơn - treo lơ lửng giữa khoảng không vời vợi bao la. Chữ “quải” cộng với “tử yên”- khói tía phát sinh từ mây mù trên đỉnh núi cao khiến cho dòng thác mang vẻ đẹp của tiên cảnh: hùng vĩ một cách huyền bí, lãng mạn. Không có chữ “quải”(treo) ấy thì thác Lư Sơn cũng chỉ là một thác nước bình thường với vẻ đẹp trần tục, khiến bài thơ mất đi cảm quan vũ trụ cao rộng.
Câu thơ cuối dịch từ “cửu thiên” bằng một chữ “mây”, một lần nữa lại không đạt ý nguyên tác. Phải là sông Ngân rơi xuống từ chín tầng trời cao thì mới có thể so sánh với thác nước Lư Sơn.
Chính vì bản dịch thơ không lột tả hết được vẻ đẹp của thác Lư Sơn trong nguyên tác, nên cũng không thể hiện được con người Lý Bạch, phong cách Lý Bạch ẩn trong bài thơ. Với tư duy nghệ thuật “thiên nhân hợp nhất” – con người hợp nhất với thiên nhiên, Lý Bạch đã hòa cái chủ thể của mình vào cái khách thể là thác nước Lư Sơn, khiến cho ở một khoảnh khắc nào đó ta không còn phân biệt được đâu là Lư Sơn, đâu là Lý Bạch nữa. Thác nước đã lên tiếng nói hộ tâm trạng con người. Ở đây, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ mang vẻ đẹp của cõi tiên đã đối lập với không gian thực tại: quan trường gò bó. Qua đó trước hết là sự thể hiện bản ngã, khẳng định tính cách khoáng đạt tự do, lí tưởng cao đẹp của nhà thơ. Ở tầng sâu hơn, nó còn là sự tiếp thu quan niệm của Đạo gia: vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên tượng trưng cho một giá trị cao cả vượt lên khỏi đời sống nhân sinh, vượt lên những giá trị trước mắt của danh lợi chốn quan trường mà Lý Bạch đã từ bỏ. Những điều này bản dịch thơ của Tương Như chưa thể hiện được, và cũng không chuyển đạt được cái phong cách thơ bay bổng lãng mạn “thiên mã hành không” – như ngựa trời bay giữa không trung -  của “thi tiên” Lý Bạch.
* Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch
Dịch nghĩa:
Trước giường ánh trăng sáng
Ngỡ như là sương trên mặt đất
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Tĩnh dạ tứ là bài thơ tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Lý Bạch: “Thanh thủy xuất phù dung/ Thiên nhiên khử điêu sức” (nước trong hoa sen mọc, thiên nhiên không cần tô điểm, bài trí). Ngôn từ mộc mạc, giản dị mà ý tứ sâu sắc. Cái nỗi niềm “tư hương” thì ai cũng đọc thấy, nhưng nguyên cớ sâu xa của nó ẩn giấu trong bài thơ thì không phải ai cũng hiểu, nhất là khi bản dịch chuyển đạt không thành công ý nghĩa của nguyên tác.
Hai câu sau của bài thơ nội dung tương đối dễ hiểu, và có thể nói hai câu thơ dịch diễn đạt ý cũng khá trọn vẹn. Chúng tui đồng ý rằng nên để nguyên từ “cố hương” bởi nó đã rất quen thuộc, hoàn toàn nằm trong tầm tiếp nhận của độc giả. Người đọc hiện đại vẫn có thể hiểu được ý nghĩa  và tình cảm thể hiện trong đó mà nếu dịch ra sẽ mất đi ít nhiều.
Còn hai câu đầu, dịch như Tương Như là đã làm ý nguyên tác bị thay đổi đi rất nhiều. Sự thay đổi này xuất phát từ độ vênh về mặt hình thức ở hai câu thơ dịch (“Đầu giường ánh trăng rọi/ Ngỡ mặt đất phủ sương”). Ở đây xuất hiện tới hai động từ (rọi, phủ) trong khi nguyên tác chỉ hoàn toàn dùng cấu trúc định trung: minh nguyệt quang (ánh trăng sáng), địa thượng sương (sương trên mặt đất). Như vậy, trong nguyên tác chỉ có duy nhất một chủ thể hành động là nhân vật trữ tình (Nghi…), còn ở câu thơ dịch, ánh trăng và sương lại trở thành hai chủ thể hành động nữa bên cạnh nhân vật trữ tình, thực ra đó chỉ là hai yếu tố nằm trong hành động của chủ thể trữ tình duy nhất mà thôi. Câu thơ dịch đã làm mờ nhạt đi hình ảnh nhân vật trữ tình, cho nên không chuyển đạt đầy đủ ý thơ của nguyên tác. Phải ý thức được chủ thể và đối tượng của hành động ở  hai câu trước thì mới hiểu rõ được nỗi nhớ cố hương ở hai câu sau. Ở đây, nhân vật trữ tình nhìn ánh trăng sáng tỏa xuống đầu giường mà ngỡ là sương bởi vì đó là người lữ khách tha hương vốn đã quen với sương gió đường đời, và câu thơ cũng chỉ nhấn mạnh điều đó thôi. Chính từ đây ta thấy giữa chủ thể - nhân vật trữ tình và khách thể - “minh nguyệt” vừa có sự thống nhất, vừa có sự đối lập: trăng tròn – người khuyết (xa quê nhà). Người khuyết nên ngắm trăng tròn mới thấy lòng trống trải, day dứt nỗi nhớ cố hương. Mối liên hệ sâu xa này ở bản dịch thơ rất mờ nhạt. Cho nên bản dịch chỉ chuyển đạt được nỗi nhớ quê mà không chuyển đạt được chiều sâu của nó, chỉ có hình thức thủ pháp bạch miêu mà không có được cái hiệu quả ý tại ngôn ngoại.
* Thái liên khúc – Lý Bạch
Dịch nghĩa:
Cô gái hái sen bên khe Nhược Gia
Cười nói với ai sau đám hoa sen
Mặt trời chiếu vào trang phục mới làm sáng cả đáy nước
Gió thổi ống tay áo đượm hương bay trong không trung
Trên bờ, những chàng trai con nhà nào dạo chơi
Tốp năm tốp ba nổi bật dưới rặng thùy dương
Con tuấn mã màu tía hí vang, bước vào miền hoa rụng
Thấy cảnh kia, chần chừ không đi (vì) tiếc đứt ruột
Bản dịch thơ lục bát của Tản Đà âm điệu khá hay, ngôn từ bay bổng, giàu hình ảnh và cảm xúc. Ý dịch tương đối sát và đủ (lưu ý là bốn câu đầu đã phải dịch thành tám câu lục bát), tuy nhiên vẫn còn một vài ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thơ ca Thịnh Trần – Hành trình đi tìm cái đẹp Văn học 0
D Áp dụng thuật toán best first search vào tìm đường đi từ một điểm đến một điểm khác trong bản đồ của một xã Công nghệ thông tin 0
T Tìm hiểu quy trình sản xuất điện năng trong các nhà máy nhiệt điện. Đi sâu nghiên cứu quy trình vận hành an toàn thiết bị điện Công nghệ thông tin 0
N Tìm hiểu về khu công nghiệp Đình Vũ, đi sâu thiết kế cung cấp điện cho phân xƣởng Acid Photphoric Công nghệ thông tin 0
A Tìm hiểu các thiết bị điện trong nhà máy nhiệt điện, đi sâu nghiên cứu quy trình vận hành an toàn cho thiết bị điện Công nghệ thông tin 0
H Tìm hiểu quy trình sản xuất điện năng trong các nhà máy nhiệt điện. Đi sâu nghiên cứu hệ thống máy nghiền than trong nhà máy nhiệt điện Uông Bí Công nghệ thông tin 0
D Trang bị điện, điện tử dây chuyền cán thép nhà máy sản xuất thép Úc, Đi sâu tìm hiểu hệ thống điều khiển quá trình đóng bó thép cuộn Khoa học kỹ thuật 0
M Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust Văn học 2
P Tìm hiểu đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của tổ hợp từ có động từ đi/chạy trong tiếng Anh và tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu các thuật toán tìm đường đi trong hệ thống thông tin địa lý Hệ Thống thông tin quản trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top