daigai

Well-Known Member
ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH KINH THÀNH THĂNG LONG XƯA

Xưa là một vùng đất ven sông Tô Lịch, Thăng Long-Hà Nội đã trải qua nhiều thăng trầm, tách nhập và mở rộng nhưng vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng bậc nhất về mọi mặt của đất nước.

Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, kế tục nhà nước Văn Lang của Vua Hùng, Thục Phán dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và dời đô xuống miền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Thành Cổ Loa được xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước lúc đó để làm kinh đô nước Âu Lạc của cộng đồng người Việt. Vào thế kỷ thứ III sau Công nguyên, Hà Nội xưa là làng Tô Lịch lấy tên con sông chảy từ Bắc xuống Nam thành phố.

Giữa thế kỷ thứ V, từ địa vị làng, trung tâm Hà Nội xưa trở thành một huyện mang tên Tống Bình trong thời kỳ Bắc thuộc, ít lâu sau huyện được đổi tên thành quận.

Quận Tống Bình gồm ba huyện: huyện Nghĩa Hoài, huyện Tuy Ninh ở Nam sông Hồng (tương ứng phần đất Từ Liêm, Hoài Đức hiện nay), huyện Xương Quốc ở bờ Bắc sông Hồng (tương ứng phần đất Đông Anh, Gia Lâm hiện nay). Quận trị là vùng nội đô hiện nay.

Năm 545, Lý Bí dựng thành lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống quân xâm lược nhà Lương. Thành của Lý Bí lập tại đây chỉ là một thành lũy quân sự, dựng lên tạm thời trong lúc chiến tranh, nhưng lại mở đường cho vùng Hà Nội xưa trở thành một vị trí quan trọng bậc nhất về mọi mặt trong các thời đại về sau.

Sang thế kỷ thứ VII, nước Việt lệ thuộc vào nhà Tùy rồi nhà Đường, Hà Nội xưa trở thành trụ sở An Nam đô hộ phủ cho đến thế kỷ thứ X. Một hệ thống thành quách lớn nhỏ do các viên đô hộ nhà Đường xây dựng, trong đó đáng kể nhất là thành Đại La do Tiết đô sứ Cao Biền xây đắp lại vào năm 866.

Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xưng vương và định đô ở Cổ Loa. Cổ Loa sau một ngàn năm lại trở thành kinh đô của nước Việt. Sau này, nhà Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư, nhưng vùng Hà Nội xưa vẫn mang tên Đại La Đô và là nơi muôn vật giàu thịnh, đông vui.

Thăng Long thời Lý (1009-1225)

Cuối năm 1009, tại Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, sáng lập vương triều Lý (Lý Thái Tổ). Năm 1010, vào tháng 2 âm lịch, vua Lý Công Uẩn từ kinh đô Hoa Lư về thăm quê ở Cổ Pháp (Đình Bảng) bên tả ngạn sông Hồng.

Ông ghé thăm thành Đại La (tức vùng Hà Nội sau này) bên hữu ngạn sông Hồng. Mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là Thăng Long.

Theo sử sách cũ, Thành Thăng Long được xây dựng thời Lý gồm ba vòng. Vòng trong là Cấm thành dành cho Hoàng tộc. Rồi đến Hoàng thành dành cho quan lại. Vòng ngoài là Kinh thành là khu dân cư, phía đông giáp với sông Hồng, bắc và tây bắc là Hồ Tây, Tô Lịch, vòng xuống phía nam là Kim Ngưu. Hồ Tây thời đó thông với sông Tô Lịch và hồ Lục Thuỷ (Hoàn Kiếm).

Cư dân Thăng Long gồm Hoàng gia, quan lại, sư sãi, nô tì, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Ngoài một số gốc gác Thăng Long, còn hầu hết là từ bốn phương tụ họp lại. Dân số ước khoảng hai, ba vạn người. Các nghề thủ công thời đó đã khá phát triển gồm dệt, nhuộm, gốm sứ, giấy, mỹ nghệ, đúc đồng, nề, mộc.

Thăng Long thời Trần (năm 1226-1427)

Năm 1230, nhà Trần hoạch định lại các phường làng. Cả Thăng Long vẫn chia làm 61 phường. Phía bắc và phía tây có nhiều phường thủ công nổi tiếng như Yên Hòa, Yên Thái làm giấy, Nghĩa Đô, Nghi Tàm trồng dâu dệt lụa. Phía đông có cảng Giang Khẩu, Đông Bộ Đầu và các phường Cơ Xá, Phục Cổ, Nhai Tuân.

Từ đầu thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV, Kinh thành Thăng Long ngày càng mở rộng, những công trình xây dựng ở Thăng Long ngày càng nhiều, nhân dân tới tụ cư ngày càng đông, mọi mặt sinh hoạt của Thăng Long ngày càng phồn thịnh, sầm uất. Tuy nhiên, trải qua những biến cố lịch sử và đấu tranh chống ngoại xâm, kinh thành Thăng Long cũng đã nhiều lần bị tàn phá.

Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô (nhân dân thường gọi là thành nhà Hồ), bắt vua Trần dời đô vào đó rồi đến năm 1400 phế truất vua Trần, lập ra một vương triều mới Triều Hồ. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Thăng Long đổi tên thành Đông Đô.

Thăng Long thời Lê sơ (năm 1428-1527)

Sau khi chiến thắng quân Minh, ngày 29/4/1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua (Lê Thái Tổ) tại Đông Đô, khôi phục tên nước Đại Việt. Năm 1430, đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh.

Trên cơ sở phát triển của kinh thành Thăng Long từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV và dựa vào sức dân, Lê Lợi và các đời vua nối tiếp dần dần khôi phục và xây dựng một kinh thành Thăng Long mới rộng rãi, đẹp đẽ và sầm uất hơn xưa.

Năm 1466, gọi phủ sở tại là Phủ Trung Đô, sau đó ít lâu đổi là Phủ Phụng Thiên. Thời kỳ này, đứng đầu quản lý kinh thành là chức Phủ Doãn.

Kinh thành Thăng Long ở đầu thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần. Những cung điện, đền đài ở trong Hoàng thành bị phá hủy từ trước, nay được nhà Lê cho sửa chữa và xây dựng mới ngày càng nhiều.

Năm 1473, vua Lê Thánh Tông cho tu sửa tường Hoàng thành, đắp lại những chỗ vỡ lở. Đầu năm 1477, Vua Lê Thánh Tông cho sửa đắp Thành Đại La cho kiên cố hơn.

Từ năm 1490 đến hết thế kỷ XVI, kinh thành Thăng Long có nhiều thay đổi. Trong thời gian này, tường Hoàng thành cũng như tường Thành Đại La luôn luôn được sửa chữa xây đắp mở rộng thêm.

Năm 1490, nhà vua Lê Thánh Tông cho quân lính xây dựng lại Hoàng thành dài rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng phải 8 tháng mới xong. Trong Hoàng thành, Vua Lê Thánh Tông dựng thêm cung điện và lập vườn Thượng Lâm để nuôi bách thú.

Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3m60) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Tường Hoàng thành đắp từ phía đông nam đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, bên trên sông đắp hoàng thành, bên dưới mở cống xây bằng gạch đá, dùng sắt chắn suốt bề ngang.

Theo bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 thì Hoàng thành thời kỳ này bao gồm cả khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần và khu vực tỉnh thành Hà Nội trong thời kỳ nhà Nguyễn sau này. Phía tây Hoàng thành thời kỳ này là phía tây Hoàng thành thời Lý-Trần, giáp sông Tô Lịch và phía đông Hoàng thành ra tới gần bờ sông Hồng. Thời kỳ này, vua Lê Thánh Tông gộp 61 phường thời nhà Trần thành lập 36 phường.

Thăng Long thời Mạc-Lê Trung Hưng (1527-1786)

Trong thời kỳ này, Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long và vẫn giữ vị trí là kinh đô. Công việc xây dựng kinh thành chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu chính trị, quân sự. Để tăng cường hệ thống bảo vệ kinh thành, năm 1588, nhà Mạc huy động dân 4 trấn vùng đồng bằng đắp 3 lần lũy đất.

Theo bản đồ Hà Nội hiện nay, tòa lũy này bắt đầu từ Nhật Tân, chạy theo bờ Hồ Tây, qua Bưởi, Cầu Giấy theo đường Giảng Võ-La Thành, qua Ô Chợ Dừa, đê Kim Liên, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân tới đê sông Hồng.

Đầu thế kỷ XVII, Thăng Long mang tên Kẻ Chợ đã có thương điếm Hà Lan (năm 1645-1699) và Anh (năm 1633-1697) đặc biệt là thương nhân người Hoa rất đông. Dân cư lúc đó có thể lên tới một triệu người, khoảng 20.000 nóc nhà. Khu vực kinh thành đã hình thành các phố nghề như Hàng Khay, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Đào, Bát Đàn, Hàng Đồng…/.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời kỳ cận hiện đại Lịch sử Việt Nam 0
J Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hoá khai thác và thiết kế, chế tạo loại dàn chống tự hành phù hợp áp dụng đối với điều kiện địa chất các vỉa dày độ dốc đến 35 độ tại vùng Quảng Ninh Tài liệu chưa phân loại 2
D Nghiên cứu sự tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu dùng là nữ giới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng một số tuyến điểm du lịch của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới Địa lý & Du lịch 0
O Báo chí địa phương với vấn đề hội nhập kinh tế thế giới Văn học 0
A Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Luận văn Luật 0
T Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn TP Hà Nội)4 Luận văn Luật 0
T Học địa lý thế giới với Enigeo phiên bản 4.1.1 Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 0
A Vẽ bản đồ ranh giới địa phương như thế nào? Thủ thuật tin học 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top