Alike_lovely

New Member
Những câu hỏi đơn giản bạn có thể biết dễ dạng bằng cách lên google ma đọc cho nhanh ban a.Những gì mang tính test hay khó hiểu thì mới phải hỏi chứ không thì mất công chờ đợi câu trả lời.
Chúc bạn thành công
 

vnbinhminhvn

New Member
Điểm khác nhau giữa thương hiệu với nhãn hiệu.

Thương hiệu của một công ty là sự đánh giá của người tiêu dùng đối với uy tín của công ty đó so với những công ty có cùng lĩnh vực kinh doanh với công ty đó.

Ví dụ: Khi một người cần mua xe máy, trong đầu người đó chắc chắc sẽ có sắp xếp theo thứ tự:
Honda
Yamaha
Suzuki
...

* Thương hiệu cũng có thể là nhãn hiệu ( Vinamilk, ..) nhưng thương hiệu có tầm lớn hơn nhãn hiệu, một thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu con như:
+ Unilever có nhiều nhãn hiệu con: các loại dầu gội đầu với nhiều tên khác nhau.
+ Công ty Tân Hiệp Phát có nhiều nhãn hàng: Nước tăng lực, trà xanh, tra doctor thanh,..
 

Diarmad

New Member
thương hiệu và nhãn hiệu có điểm giống nhau đều là chỉ dẫn thương mại, nó mang tính đại diện. Nhãn hiệu là chỉ cho từng mặt hàng, là nhãn mác cho từng sản phẩm. Thương hiệu mang tầm lớn hơn, nó chỉ nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ có thể là công ty hay địa điểm. nó có tính chỉ dẫn địa lý cao hơn. chẳng hạn, thương hiệu Nước mắm Phú Quốc. và ở Phú Quốc thì có nhiều nhãn hiệu nước mắm nổi tiếng khác.
 
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hay công ty thực hiện hay sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hay một nhà sản xuất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người thay mặt thương mại chính thức. Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu Thứ nhất: Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “Nâng niu bàn chân Việt” là đã nghĩ ngay đến Biti’s. Thứ hai: Thuật ngữ thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy. Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài, chúng ta thường gặp các cụm từ “Building Brand”, “Brand Strategy”; “Brand Image”; “Brand Vision”; “Brand Manager”… mà hiểu theo cách của chúng tui là “Xây dựng thương hiệu”; “Chiến lược thương hiệu”; “Hình ảnh thương hiệu”; “Tầm nhìn thương hiệu”; “Quản trị thương hiệu”. Trong khi đó thuật ngữ “Trademark” lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hay trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ tương ứng là “Building trademark”; “Trademark Manager”; “Trademark Vision”. Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật? Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand, mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là thương hiệu. Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn đề. Thứ ba: Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa trên một số khía cạnh cụ thể như sau: - Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác. - Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân. - Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn). - Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
 

daigia

Member
thuong hieu la tap hop nhieu san pham. nhan hieu la logo cua mot san pham, hoac dong san pham

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm học và nhân giống trà hoa vàng (camellia chrysantha (hu) tuyama) bằng phương pháp giâm hom Khoa học Tự nhiên 0
L Điểm giống nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (Cp) Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá Hường (Helostoma temmincki Cuvier, 1829) giai đoạn phôi, cá hương và cá giống Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, phẩm chất của giống cam chín sớm CS1 trồng tại Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
T Nghiên cứu đặc điểm sinh học và công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm Sò vua (pleurotus eryngii) và nấm Vân chi (trametes versicolor) ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
T Những điểm giống và khác nhau đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Luận văn Kinh tế 0
T Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài chân bụng có giá trị kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
L Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần trong vụ đông xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng Tài liệu chưa phân loại 2
M ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top