Download miễn phí Đề tài Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
ĐIỂM NHÌN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỀ PHƯƠNG DIỆN 3
LÝ THUYẾT 3
1. Tên gọi và quan niệm 3
2. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện 3
2.1. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp 3
2.2. Điểm nhìn trong truyện 4
3. Điểm nhìn của văn bản 5
4. Người kể chuyện và các điểm nhìn 7
CHƯƠNG II 10
TÁC GIẢ NGÔ TẤT TỐ VÀ TIỂU THUYẾT “TẮT ĐÈN” 10
1. Khái quát về tác giả 10
2. Tiểu thuyết “Tắt đèn” 14
CHƯƠNG III 19
ĐIỂM NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ THỂ HIỆN TRONG “TẮT ĐÈN” 19
1. Điểm nhìn của văn bản 19
2. Điểm nhìn nghệ thuật 21
3. Điềm nhìn nhân vật 29
4. Ý nghĩa tư tưởng và những hạn chế của tác phẩm 37
4.1. Ý nghĩa tư tưởng 37
4.2. Hạn chế 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-de_tai_diem_nhin_cua_ngo_tat_to_trong_tac_ph.BeD30FZuZs.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57159/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
g đáng là một “áng văn mới mẻ nhất về loại văn chương xã hội ngày nay”, “một thiên kiệt tác hoàn toàn phụng sự dân quê… khiến người đọc phải có những tư tưởng cải tạo xã hội”, một trong những thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng. Ngay từ khi mới ra đời, Tắt đèn đã được dư luận và báo chí tiến bộ đánh giá cao ở giá trị hiện thực: mô tả “những sự tàn bạo ghê gớm, những chuyện hà lạm hèn mạt, những cảnh đói cùng kiệt tai hại”; ở nghệ thuật tiểu thuyết: “không còn là những điều biện giải khô khan của luân lý mà nó đã gắn liền được vào cái nghệ thuật uyển chuyển của một tiểu thuyết gia”, “Ngô Tất Tố đã dùng được đắc sách cái phương pháp khách quan, phương pháp rất mới mà “chỉ nhà văn xã hội theo phương pháp duy vật biện chứng mới có mà có một cách đầy đủ”. Một số ý kiến đặc biệt nhấn mạnh đến lập trường, cách nhìn nhận đúng đắn của Ngô Tất Tố: “Trái với Tự lực văn đoàn khi nói tới quê nhà: một đằng là chế giễu những ngớ ngẩn và thi vị hoá cảnh quê, một đừng là nói những cái bất bình nhìn từ con mắt của chính một người nông dân nhìn ra. Suốt trong sáu thập kỷ qua. Tắt đèn đã được tái bản nhiều lần, và giá trị của cuốn tiểu thuyết ngày càng được khẳng định vững chãi hơn, ở những tầng vỉa giá trị hiện thực và nhân văn cao sâu hơn. Hàng chục bài viết của các nhà văn: Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng… và các nhà nghiên cứu, phê bình: Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Nguyễn Hoành Khung, Hà Minh Đức, Như Phong, Hồng Chương… từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đều đi tới khẳng định giá trị đặc sắc của Tắt đèn, “đỉnh cao” của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào hình tượng nhân vật chị Dậu “cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn” (Nguyễn Tuân), vào nghệ thuật xây dựng nhân vật chị Dậu và nghệ thuật “kể chuyện, cách dựng truyện” tài tình của Ngô Tất Tố, một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự “rung động”, sức hấp dẫn và giá trị của cuốn tiểu thuyết.Hơn nữa thế kỷ qua, tên tuổi Ngô Tất Tố trước hết và gần như bao quát là gắn với Tắt đèn, “một tiểu thuyết có luận đề xã hội, hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy”, theo cách nói của tác giả Giông tố, Số đỏ. Nhà văn đã hoàn thành tác phẩm ngay chính trên làng quê của mình, đã đào xới vào tận các tầng sâu nỗi khổ của người dân như trên các luống cày của đất quê, trên số phận của những người thân kẻ sơ một vùng quê không xa ánh sáng thành thị là mấy, mà cứ như hun hút ngập vào đêm đen Trung cổ. Tắt đèn có tất cả mọi cung bậc một tiếng nói tố khổ quyết liệt cho số phận người nông dân trong xã hội cũ, dường như bất dịch, không thay đổi hàng nghìn năm, cho đến khi có “ông Tây”; và đến lúc có ông Tây rồi, tình cảnh người nông dân vẫn chẳng có bao nhiêu thay đổi. Một xã hội nối dài từ các “việc làng”, chung quanh một cái đình làng cho đến một tư thất hay công đường nơi huyện sở, rồi một cảnh cụ cố - vú em ở phố tỉnh; hc thì có mở rộng, nhưng số phận con người thì vẫn cứ thắt buộc trong tối tăm và oan khổ. Tắt đèn ánh lên cái nhan sắc của người phụ nữ nông thôn, lầm lụi trong một sự sống bị giày vò, đày đoạ trăm bề, nhưng sự trong sáng và trinh trắng thì cứ ngời lên trên cái nền tối tăm của đêm sâu, của nửa đêm tối đen như mực. Dồn ép con người đến mức tận cùng như Tắt đèn, và đưa con người lên đỉnh cao những giá trị tinh thần và hình thể của con người như Chị Dậu, tác phẩm của Ngô Tất Tố, trong bất cứ tên gọi nào vẫn là tác phẩm vào loại hiếm hoi gắn nối được cả hai mặt tối - sáng, phê phán - khẳng định, căm giận - yêu thương trong gia tài văn chương một thế kỷ.
CHƯƠNG III
ĐIỂM NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ THỂ HIỆN TRONG “TẮT ĐÈN”
1. Điểm nhìn của văn bản
Trên nhiều tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài… ta đã có dịp nhìn thấy những biểu hiện xấu xa, thối nát của chế độ phong kiến thực dân. Sau tất cả những hình ảnh mỗi tác phẩm đã dựng lên, một bên là những lực lượng phong kiến cùng mấy nét thấp thoáng của bọn thực dân, một bên là hình ảnh của những con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản hay dân cùng kiệt nông thôn và thành thị…, thấy hiện lên dần dần sự tàn lụi của một cuộc đời trong đó quan hệ giữa con người với nhau là quan hệ tước đoạt, đè nén không tình nghĩa. Tiếng cười lắm khi rát mặt rát mày ở Nguyễn Công Hoan, sự chửi bới đôi khi cũng đúng hướng và sắc cạnh trong Vũ Trọng Phụng, giọng đay nghiến chì chiết ở Nam Cao, tiếng thở dài ngao ngán ở Tô Hoài, và cái bức bối ngột ngạt ở Nguyên Hông… tất cả đều hướng tới làm nổi bật lên mặt tối tắm và tình trạng bế tắc của xã hội.
Để miêu tả một xã hội tối tăm, bế tắc, khuynh hướng chung của nhiều nhà văn hiện thực là thiên về việc khai thác những khía cạnh xấu xa ở những con người trong hàng ngũ giai cấp thống trị, chủ yếu là bọn nhà giàu, do có tiền nên có quyền hành, chức vị. Hướng sự miêu tả về bọn chúng, nhà văn dễ có điều kiện vạch trần chân tướng giả dối, tàn nhẫn của chế độ, dễ có điều kiện biểu lộ niềm căm phẫn của mình. Một xã hội cần đạp đổ đi (dù chưa biết thay bằng cái gì) thì dĩ nhiên là phải đay nghiến cho bằng thoả ! Cho nên ta sẽ thấy trong văn học hiện thực nhiều hình tượg phản diện. Và cùng một kiểu “quan nghị”, ta có thể phân biệt cái tàn nhẫn “thật thà” của nghị Quế (Tắt đèn), cái nham hiểu của nghị Lại (Bước đường cùng), đến cái gian hùng như một bạo chúa của nghị Hách (Giông tố), cả ba đều có lý lịch rõ ràng. Qua hình ảnh những nhân vật phản diện, các tác giả muố chứng minh rằng cuộc đời như thế không thể còn đất sống cho con người lương thiện. Muốn sống thì phải đào sâu chôn chặt nó đi.
Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố cũng đã giải quyết được yêu cầu ấy của trào lưu. Sự kết cấu tự nhiên giữa ba lực lượng cường hào, địa chủ, quan lại và thấp thoáng phía sau là bóng dáng của bọn thực dân đã được Ngô Tất Tố miêu tả như một sức ép nặng nề. Hình ảnh của bọn chúng tượng trưng cho những thế lực hắc ám ở nông thôn và trong cả xã hội Việt Nam hồi bấy giờ. Khi bọn cường hào “tác oai” bằng quyền hành, roi vọt thì bọn địa chủ lại “tác phúc” bằng cách xỉa ra từng xu rất “nhân nghĩa” để “giúp” người cùng kiệt cầm cố nhà cửa, con cái, ruộng nương. Khi bọn cường hào lợi dụng sưu thuế để kiếm ăn thì bọn địa chủ cũng kiếm ăn và phát tài rất chóng trong mùa sưu thuế. Tưởng không khó hiểu lắm về nguyên nhân sự giàu có của một kiểu “quan nghị nhà quê” như nghị Quế trong truyện. Chính hắn là kẻ gây ra rất nhiều đau khổ cho người nghèo, mặc dù ở trong truyện hắn có vẻ như không dính dáng gì với không khí bận rộn củ...
Tags: điểm nhìn trong tắt đền, kết câu của tác phẩm tắt đèn ngô tất tố, giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của Ngô tất tố qua tác phẩm tắt đèn, phân tích điểm nhìn của tác phẩm tắt đèn, điểm nhìn nghệ thuật của tác phẩm, Cách tiếp cận xã hội học trong tác phẩm tắt đèn, tiếp cận lý thuyết xã hội học trong tác phẩm tắt đèn ngô tất tố, Đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố), tiểu thuyết tắt đèn tái bản lần thứ mấy