Felabeorbt
New Member
Ko phải SCR đâu nha
Mấy tuần nay cổ phiếu của công ty vận tải Sabetrans (SBC) liên tục tăng trần ồ ạt rồi lại giảm sàn hàng loạt trong sự ngơ ngác - hoang mang của nhà đầu tư, điều gì khiến một cổ phiếu có chỉ sô lợi nhuận EPS ở mức siêu khủng 12.2 lại bị cổ đông bỏ chạy, có phải là do tin đồn dưới đây rằng
SBC có lợi nhuận 2014 (tính đến quý 3) khủng thật đấy nhưng lịch sử có vẻ năm lời, năm lỗ, mới 2013 lỗ sang 2014 lời, hình như có xảo thuật báo cáo tài chính và có khi quý 4 hay 2015 sẽ lỗ dẫn đến việc phải huỷ niêm yết ?
Đáp:
SBC là công ty chuyên vận tải bia cho Tổng công ty bia Sài Gòn (Sabeco) với giá cước đàm phán theo cách khoán xxxđ/l , SBC chịu mọi thứ chi phí và gánh cả rủi ro về giá xăng dầu.
Trong giá thành của ngành vận tải ô tô thì giá xăng dầu ảnh hưởng lớn nhất kế đến là khấu hao xe + lương tài xế, ngoài ra còn có lãi vay ngân hàng để đầu tư xe, bến bãi, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, phí cầu đường... do giá cước vận tải ký khoán cố định thời hạn dài nên dễ dàng thấy được lợi nhuận hàng năm của SBC biến thiên theo giá xăng dầu.
Thời kỳ 1995 - 2006 : Ổn định
Giá xăng dầu ổn định ở mức rất thấp tuy vậy do đội xe đã quá cũ (tiếp quản của BGI từ trước 75) nên hao nhiên liệu + chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao dẫn đến lợi nhuận của SBC ổn định ở mức trung bình khá, cổ tức hàng năm 20% - 40%
Cuối 2007 - đầu 2008: Khó khăn
Giá dầu thế giới vọt gấp 3 lần từ 50 $ - 150$/thùng --> SBC đuối sức --> cầu cứu Sabeco (đơn vị chủ quản chi phối SBC) nâng đơn giá vận chuyển giao khoán vào tháng 3/2008 (thời điểm giá dầu ở mức khoảng 104$/thùng) và kết quả
Cuối 2008 - 2010: Lời khủng
Hợp đồng mới + giá dầu giảm (còn trung bình ~ 65$/thùng) dẫn đến lợi nhuận SBC vọt tăng trở lại ở mức cao (EPS ~ 7.x) , nhân đợt hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ để giải cứu khủng hoảng kinh tế, công ty quyết định tận dụng để đầu tư lại toàn bộ dàn xe mới, nhập nguyên chiếc loại tiết kiệm nhiên liệu để giảm chi phí hoạt động, cổ tức duy trì 25 - 40%/năm
Một vài xe trong dàn xe chuyên dụng nhập khẩu của SBC
Năm 2011: Lõm
Lần đầu tiên SBC phải chịu cảnh thua lỗ (2.4 tỷ) khi cùng lúc nhận đến mấy cú đấm thôi sơn của thị trường đó là
- Giá dầu TG vọt tăng trở lại lên mức 125$/thùng
- Lãi vay ngân hàng cho khoản đầu tư hàng trăm xe tải mới gia tăng và chiếm đoạt ~ 15 tỷ/ năm của SBC
- Lạm phát phi mã trong thời kỳ này dẫn đến mọi chi phí kinh doanh đều tăng
Năm 2012 : Vượt khó
Giá dầu giảm từ 125 xuống có lúc chỉ 88$/thùng nên SBC dễ thở hơn và lợi nhuận cũng quay trở lại tuy nhiên công ty tiềm ẩn nhiều vấn đề khó khăn khi lạm phát tiếp tục gia tăng, tổng công ty Sabeco liên tục mở rộng đầu tư dẫn đến SBC phải lao theo mở rộng đội xe, nhân sự, cung đường vận chuyển dẫn đến khó khăn trong việc quản lý , điều hành , phân tuyến hợp lý, khoa học (yếu tố có tính quyết định với lợi nhuận của doanh nghiệp vận tải)
Năm 2013 : Khủng hoảng
Giá dầu TG ổn định ở mức cao quanh 105$/thùng, trong nước tăng giá xăng dầu liên tục, mức phí cầu đường tăng vọt có trạm tăng đến 200%, các trạm thu phí liên tục mở mới đã dày đặc các tuyến đường,nhà nước bồi thêm quả phí bảo trì đường bộ , lãi ngân hàng đè nặng, chi phí quản lý điều hành gia tăng mạnh do trước đó công ty đã di dời khỏi trụ sở 2.4 ha ở quận 4 ( để triển khai dự án BĐS) dẫn đến tăng chi phí mặt bằng thuê mới, chi phí xây dựng bến bãi, nhà xưởng + thêm những khó khăn trong quản lý --> lỗ của công ty leo lên con số 50 tỷ
Năm 2014: Lời siêu khủng
Không thể chấp nhận tình trạng trì trệ, ban lãnh đạo được thay máu, giám đốc Nguyễn Quang Tiếp với chuyên ngành cơ khí phải ra đi lên thay là ông Đàm Phan Liêm một người có chuyên môn kinh tế vững, từng làm chủ doanh nghiệp vận tải tư nhân . Ông Liêm đã tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ với việc sắp xếp quản lý điều hành luồng, tuyến, nhân sự khoa học hơn, cắt giảm tiết kiệm kể cả những chi phí nhỏ, sa thải hàng loạt nhân sự không hiệu quả và đặc biệt là cùng HĐQ SBC đã liên tục van nài, hối thúc Tổng công ty để rồi cuối cùng đàm phán lại được hợp đồng vận chuyển với Sabeco từ mức 715đ/l lên mức 815đ/l ( nếu lấy năng lực vận chuyển bia 2014 ở mức 1.3 tỷ lít x 100đ/l sẽ biết lợi nhuận của công ty vọt lên bao nhiêu tỷ với hợp đồng mới này)
Kết quả: Quý 2 công ty vọt lợi nhuận gấp gần 9 lần so với quý 1 lên mức 34 tỷ (đơn giá vận chuyển mới được tính từ quý 2.2014) quý 3 có giảm đi một chút do giá xăng dầu VN có giai đoạn vọt tăng ngay ở thời điểm giá dầu thế giới đã bắt đầu giảm
Quý 4.2014 Giá dầu TG và VN đều giảm mạnh từ 115$/thùng xuống dưới 50$/thùng, với việc lợi nhuận biến thiên theo giá xăng dầu có thể dễ dàng ước tính lợi nhuận quý 4 của SBC sẽ khủng như thế nào.
Kết luận: Không phát hiện xảo thuật tài chính nào, lợi nhuận diễn biến thuận theo đặc thù hợp đồng khoán đ/l.
Mấy tuần nay cổ phiếu của công ty vận tải Sabetrans (SBC) liên tục tăng trần ồ ạt rồi lại giảm sàn hàng loạt trong sự ngơ ngác - hoang mang của nhà đầu tư, điều gì khiến một cổ phiếu có chỉ sô lợi nhuận EPS ở mức siêu khủng 12.2 lại bị cổ đông bỏ chạy, có phải là do tin đồn dưới đây rằng
SBC có lợi nhuận 2014 (tính đến quý 3) khủng thật đấy nhưng lịch sử có vẻ năm lời, năm lỗ, mới 2013 lỗ sang 2014 lời, hình như có xảo thuật báo cáo tài chính và có khi quý 4 hay 2015 sẽ lỗ dẫn đến việc phải huỷ niêm yết ?
Đáp:
SBC là công ty chuyên vận tải bia cho Tổng công ty bia Sài Gòn (Sabeco) với giá cước đàm phán theo cách khoán xxxđ/l , SBC chịu mọi thứ chi phí và gánh cả rủi ro về giá xăng dầu.
Trong giá thành của ngành vận tải ô tô thì giá xăng dầu ảnh hưởng lớn nhất kế đến là khấu hao xe + lương tài xế, ngoài ra còn có lãi vay ngân hàng để đầu tư xe, bến bãi, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, phí cầu đường... do giá cước vận tải ký khoán cố định thời hạn dài nên dễ dàng thấy được lợi nhuận hàng năm của SBC biến thiên theo giá xăng dầu.
Thời kỳ 1995 - 2006 : Ổn định
Giá xăng dầu ổn định ở mức rất thấp tuy vậy do đội xe đã quá cũ (tiếp quản của BGI từ trước 75) nên hao nhiên liệu + chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao dẫn đến lợi nhuận của SBC ổn định ở mức trung bình khá, cổ tức hàng năm 20% - 40%
Cuối 2007 - đầu 2008: Khó khăn
Giá dầu thế giới vọt gấp 3 lần từ 50 $ - 150$/thùng --> SBC đuối sức --> cầu cứu Sabeco (đơn vị chủ quản chi phối SBC) nâng đơn giá vận chuyển giao khoán vào tháng 3/2008 (thời điểm giá dầu ở mức khoảng 104$/thùng) và kết quả
Cuối 2008 - 2010: Lời khủng
Hợp đồng mới + giá dầu giảm (còn trung bình ~ 65$/thùng) dẫn đến lợi nhuận SBC vọt tăng trở lại ở mức cao (EPS ~ 7.x) , nhân đợt hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ để giải cứu khủng hoảng kinh tế, công ty quyết định tận dụng để đầu tư lại toàn bộ dàn xe mới, nhập nguyên chiếc loại tiết kiệm nhiên liệu để giảm chi phí hoạt động, cổ tức duy trì 25 - 40%/năm
Một vài xe trong dàn xe chuyên dụng nhập khẩu của SBC
Năm 2011: Lõm
Lần đầu tiên SBC phải chịu cảnh thua lỗ (2.4 tỷ) khi cùng lúc nhận đến mấy cú đấm thôi sơn của thị trường đó là
- Giá dầu TG vọt tăng trở lại lên mức 125$/thùng
- Lãi vay ngân hàng cho khoản đầu tư hàng trăm xe tải mới gia tăng và chiếm đoạt ~ 15 tỷ/ năm của SBC
- Lạm phát phi mã trong thời kỳ này dẫn đến mọi chi phí kinh doanh đều tăng
Năm 2012 : Vượt khó
Giá dầu giảm từ 125 xuống có lúc chỉ 88$/thùng nên SBC dễ thở hơn và lợi nhuận cũng quay trở lại tuy nhiên công ty tiềm ẩn nhiều vấn đề khó khăn khi lạm phát tiếp tục gia tăng, tổng công ty Sabeco liên tục mở rộng đầu tư dẫn đến SBC phải lao theo mở rộng đội xe, nhân sự, cung đường vận chuyển dẫn đến khó khăn trong việc quản lý , điều hành , phân tuyến hợp lý, khoa học (yếu tố có tính quyết định với lợi nhuận của doanh nghiệp vận tải)
Năm 2013 : Khủng hoảng
Giá dầu TG ổn định ở mức cao quanh 105$/thùng, trong nước tăng giá xăng dầu liên tục, mức phí cầu đường tăng vọt có trạm tăng đến 200%, các trạm thu phí liên tục mở mới đã dày đặc các tuyến đường,nhà nước bồi thêm quả phí bảo trì đường bộ , lãi ngân hàng đè nặng, chi phí quản lý điều hành gia tăng mạnh do trước đó công ty đã di dời khỏi trụ sở 2.4 ha ở quận 4 ( để triển khai dự án BĐS) dẫn đến tăng chi phí mặt bằng thuê mới, chi phí xây dựng bến bãi, nhà xưởng + thêm những khó khăn trong quản lý --> lỗ của công ty leo lên con số 50 tỷ
Năm 2014: Lời siêu khủng
Không thể chấp nhận tình trạng trì trệ, ban lãnh đạo được thay máu, giám đốc Nguyễn Quang Tiếp với chuyên ngành cơ khí phải ra đi lên thay là ông Đàm Phan Liêm một người có chuyên môn kinh tế vững, từng làm chủ doanh nghiệp vận tải tư nhân . Ông Liêm đã tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ với việc sắp xếp quản lý điều hành luồng, tuyến, nhân sự khoa học hơn, cắt giảm tiết kiệm kể cả những chi phí nhỏ, sa thải hàng loạt nhân sự không hiệu quả và đặc biệt là cùng HĐQ SBC đã liên tục van nài, hối thúc Tổng công ty để rồi cuối cùng đàm phán lại được hợp đồng vận chuyển với Sabeco từ mức 715đ/l lên mức 815đ/l ( nếu lấy năng lực vận chuyển bia 2014 ở mức 1.3 tỷ lít x 100đ/l sẽ biết lợi nhuận của công ty vọt lên bao nhiêu tỷ với hợp đồng mới này)
Kết quả: Quý 2 công ty vọt lợi nhuận gấp gần 9 lần so với quý 1 lên mức 34 tỷ (đơn giá vận chuyển mới được tính từ quý 2.2014) quý 3 có giảm đi một chút do giá xăng dầu VN có giai đoạn vọt tăng ngay ở thời điểm giá dầu thế giới đã bắt đầu giảm
Quý 4.2014 Giá dầu TG và VN đều giảm mạnh từ 115$/thùng xuống dưới 50$/thùng, với việc lợi nhuận biến thiên theo giá xăng dầu có thể dễ dàng ước tính lợi nhuận quý 4 của SBC sẽ khủng như thế nào.
Kết luận: Không phát hiện xảo thuật tài chính nào, lợi nhuận diễn biến thuận theo đặc thù hợp đồng khoán đ/l.
Tags: Ông Đàm Phan Liêm