adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN................................................................. iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...........................................6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU CỦA DI
CHÚC .......................................................................................................................16
1.1. Một số vấn đề lý luận về di chúc .................................................................16
1.1.1. Khái niệm về di chúc ..............................................................................16
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của di chúc ......................................................21
1.2. Khái niệm và đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc ........................26
1.2.1. Khái niệm điều kiện có hiệu lực của di chúc ........................................26
1.2.2. Đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc..........................................47
1.3. Cơ sở khoa học hình thành điều kiện có hiệu lực của di chúc .................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................61
Chương 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC......................................................62
2.1. Điều kiện để di chúc hợp pháp ....................................................................62
2.1.1. Quy định của pháp luật về người lập di chúc .......................................62
2.1.2. Quy định của pháp luật về nội dung của di chúc..................................76
2.1.3. Quy định của pháp luật về yếu tố tự nguyện trong di chúc..................89
2.1.4. Quy định của pháp luật về hình thức di chúc .......................................95
2.2. Điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật ...................................... 109
2.2.1. Quy định của pháp luật về người lập di chúc chết............................. 110
2.2.2. Quy định của pháp luật về người được chỉ định hưởng thừa kế theo di
chúc còn sống, còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.................................. 114
2.2.3. Quy định của pháp luật về di sản thừa kế được định đoạt trong di chúc
còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế............................................................ 121
2.3. Điều kiện để di chúc được thi hành ......................................................... 125
2.3.1. Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới người thừa kế được
chỉ định hưởng trong di chúc........................................................................ 125
2.3.2. Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới di sản được định
đoạt trong di chúc .......................................................................................... 128
2.3.3. Quy định của pháp luật về bản di chúc................................................. 129
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 133
Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI
CHÚC .................................................................................................................... 134
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của
di chúc................................................................................................................ 135
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện di chúc hợp pháp135
3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc phát sinh
hiệu lực pháp luật............................................................................................. 150
3.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc
được thi hành................................................................................................. 153
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực
của di chúc......................................................................................................... 160
3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc
hợp pháp.......................................................................................................... 161
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di
chúc phát sinh hiệu lực pháp luật................................................................. 173
3.2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về các điều kiện
để di chúc được thi hành ............................................................................... 175
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................... 179
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 180
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................... 182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 183
PHỤ LỤC 1........................................................................................................... 193
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................... 193
PHỤ LỤC 2........................................................................................................... 234
KHÁI LƯỢC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DI CHÚC VÀ
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC................................................... 234
PHỤ LỤC 3........................................................................................................... 240
MỘT SỐ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH, VỤ VIỆC THỰC TẾ VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ
HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC................................................................................ 240
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là thực thể xã hội [43, tr. 673], đồng thời là thực thể sinh học mà sự
sống, cái chết của họ luôn chịu tác động bởi quy luật tự nhiên. Cái chết làm chấm
dứt sự tồn tại con người sinh học đồng thời làm chấm dứt năng lực chủ thể của
chính họ trong mọi quan hệ pháp lý. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của quan hệ thừa kế,
cái chết xảy đến với con người không làm chấm dứt tất cả các quan hệ xã hội mà họ
tham gia, đặc biệt là các quan hệ về tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của
họ với các chủ thể khác. Bởi sự tồn tại của các quan hệ này phụ thuộc vào sự vận
động của các quy luật kinh tế - xã hội. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, quan hệ thừa
kế là một trong những quan hệ pháp luật được ghi nhận và điều chỉnh bởi ý chí của
Nhà nước sớm nhất là Nhà nước chiếm hữu nô lệ [63, tr.169]. Loại quan hệ này
xuất hiện song song với quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội loài người. Cùng với
sự phát triển của xã hội những vấn đề về pháp luật, tranh chấp và giải quyết tranh
chấp thừa kế luôn tồn tại, thay đổi phù hợp với từng hình thái xã hội tương ứng,
truyền thống, văn hoá ở mỗi quốc gia gắn kết từng giai đoạn lịch sử.
Khi còn sống, con người tham gia hoạt động lao động tìm kiếm hay tạo ra
của cải, vật chất nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân, cộng đồng và xã hội. Đối với
của cải, vật chất dư thừa, con người có xu hướng dự trữ, tích lũy. Khi chết đi, của
cải vật chất đó sẽ tiếp tục được dịch chuyển cho những người còn sống khác. Pháp
luật đảm bảo quá trình dịch chuyển này thông qua hai trình tự thừa kế theo di chúc
và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúc
xuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng được áp dụng rộng rãi hơn. Cũng
xuất phát từ nhận thức về quyền tự định đoạt của cá nhân tăng lên nên xu hướng lập
di chúc để định đoạt tài sản trước khi chết ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để lại và
hưởng di sản thừa kế theo di chúc ngay từ thời kì đầu cũng đã rất khó khăn và phức
tạp. Mọi sự đều tuân theo quy định của pháp luật về bản di chúc. Những điều kiện
mà pháp luật đặt ra để bản di chúc có được giá trị pháp lý cũng bắt đầu được ghi
nhận. Điều này cho phép NCS khẳng định các quy định về điều kiện để di chúc hợp
pháp cũng là một trong các ghi nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều
chỉnh quan hệ thừa kế.
Tại Việt Nam, trước khi có BLDS năm 2015, quy định về di chúc và các điều
kiện có hiệu lực của di chúc đã được ghi nhận, đồng thời được định hình thông qua
điều kiện để di chúc hợp pháp, điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật và
điều kiện để di chúc được thi hành. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, quy định của
pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc có nhiều sự thay đổi mang tính phù
hợp với sự phát triển toàn diện của xã hội hơn. Tuy nhiên: (i) Hầu hết các quy định
của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc đang được ghi nhận tại BLDS
năm 2015 đều được kế thừa từ các văn bản quy phạm trước đó. Cho nên, những hạn
chế, bất cập, thiếu sót của các quy định này vẫn tồn tại và gây ra nhiều “nhức nhối”
trong hoạt động nghiên cứu cũng như hoạt động xét xử; (ii) Sự phát triển mọi mặt
của đời sống kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành vi của con
người, kéo theo sự thay đổi trong quan hệ thừa kế, đặc biệt thừa kế theo di chúc.
Dẫn đến, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế.
Cơ quan tiến hành tố tụng nhận định, tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem là
loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án tranh chấp kéo dài hàng chục năm
[125]. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tranh chấp thừa kế phức tạp bởi vì đây là
quan hệ tranh chấp đặc thù, thường xảy ra giữa những người thân thích có quan hệ
hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với nhau; sự thiếu thống nhất trong việc áp
dụng quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết; sự ảnh hưởng của các giá trị
truyền thống về văn hoá, đạo lý trong gia đình hay khi giải quyết tranh chấp thừa
kế… Trong các tranh chấp đó, số lượng các tranh chấp liên quan đến di chúc cũng
ngày càng nhiều lên. Vấn đề này xuất phát từ: (i) sự chưa rõ ràng và thiếu sót của
các quy định liên quan đến điều kiện để một di chúc được thừa nhận là hợp pháp;
(ii) quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực thi hành
cũng chưa bao quát được tất cả các trường hợp phát sinh ngày càng đa dạng trong
thực tế xã hội; (iii) nhận thức của người dân về di chúc, việc lập di chúc cũng như
quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ thừa kế tăng lên nhưng chưa thực sự
đầy đủ và toàn diện.
Nghiên cứu BLDS của một số quốc gia trên thế giới và các công trình khoa
học có liên quan cho thấy, vấn đề lý luận chuyên sâu đối với các điều kiện có hiệu
lực của di chúc chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Đặc biệt cơ sở lý luận
cho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật Việt Nam
cũng chưa được đề cập trong bất cứ công trình nào trước đó. Trong thực tiễn của
hoạt động áp dụng quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp còn gặp nhiều vướng
mắc, mâu thuẫn. Mà nguyên nhân lớn nhất là do thiếu thống nhất trong cách hiểu và
áp dụng quy định của pháp luật để tuyên bố di chúc không hợp pháp hay không có
hiệu lực pháp luật.
Trước thực tế đòi hỏi của xã hội ngày nay, việc nghiên cứu làm rõ lý luận và
đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu
lực của di chúc là một yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, việc lựa chọn và nghiên
cứu đề tài “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự Việt
Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Điều kiện có hiệu lực của di chúc là nội dung quan trọng trong chế định thừa kế
nói chung, quy định về thừa kế theo di chúc nói riêng. Vì vậy, có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu khái quát về vấn đề này như: Luận án, luận văn, khoá luận,
sách, báo, tạp chí… Tuy nhiên, các công trình này hay nghiên cứu một trong các
điều kiện tách tời hay mới chỉ đề cập quy định của pháp luật thực định, hay phân
tích một vài trường hợp thực tiễn xét xử để qua đó bình xét về cách áp dụng quy định
pháp luật chưa thực sự chính xác… mà chưa có công trình nào đề cập một cách toàn
diện từ vấn đề lý luận cho tới thực trạng và thực tiễn áp dụng các điều kiện có hiệu
lực của di chúc (Nội dung chi tiết được thể hiện trong phần tổng quan tình hình
nghiên cứu của đề tài). Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án sẽ bảo đảm được
tính mới so với các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trước đó.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi hai phần:
Thứ nhất, về phạm vi không gian nghiên cứu.
Một là, luận án tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về điều
kiện có hiệu lực của di chúc, đặc biệt chú trọng tới BLDS năm 2015 – văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành đang quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc tại
Phần thứ tư, chương XXI, XXII của BLDS năm 2015. Trong đó, có sự phân bổ
thành các nhóm điều kiện cụ thể: Để di chúc hợp pháp; để di chúc phát sinh hiệu
lực pháp luật; để di chúc được thi hành.
Hai là, trong quá trình nghiên cứu PLDS của Việt Nam về điều kiện có hiệu lực
của di chúc, NCS sẽ lồng ghép, so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác trên thế
giới như Pháp, Nhật, Thái Lan, Đức… để chỉ ra điểm tương đồng cũng như khác biệt,
điểm phù hợp, chưa phù hợp trong việc quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, về phạm vi thời gian nghiên cứu.
Một là, luận án tập trung vào các quy định của BLDS năm 2015 về điều kiện
có hiệu lực của di chúc bằng việc: (i) phân tích, bình luận từng quy định đối với
điều kiện để di chúc hợp pháp, các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật
và điều kiện để di chúc được thi hành; (ii) có chỉ ra điểm mới so với các BLDS
trước đó khi đề cập tới các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Hai là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật, NCS sẽ nghiên cứu
thực tiễn áp dụng thông qua một số bản án đã có hiệu lực pháp luật hay những vụ
việc thực tế diễn ra trong xã hội qua đó đánh giá quy định pháp luật hiện hành, đồng
thời đưa ra một số kiến nghị đề xuất cho từng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về di chúc, điều kiện có
hiệu lực của di chúc. Đặc biệt, xây dựng khái niệm riêng về điều kiện có hiệu lực
của di chúc, xác định cơ sở lý luận, thực tiễn của việc quy định các điều kiện có
hiệu lực của di chúc, nêu được lược sử hình thành và phát triển quy định của pháp
luật Việt Nam qua một số thời kì về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Bên cạnh các vấn đề về lý luận, luận án còn làm rõ quy định của pháp luật
hiện hành đặt trong sự phân tích, bình luận, đánh giá với văn bản quy phạm pháp
luật thời kì trước về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Đồng thời, nghiên cứu
pháp luật một số quốc gia trên thế giới theo hướng so sánh nhằm hoàn thiện quy
định pháp luật Việt Nam.
Luận án được triển khai phần thực tiễn áp dụng với một số bản án đã có hiệu lực
pháp luật để qua đó có cơ sở cho việc đánh giá hoạt động xét xử tranh chấp về thừa kế theo
di chúc, việc áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận: Việc nghiên cứu luận án sẽ dựa trên cơ sở phương pháp
luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây được
xác định là kim chỉ nam cho quá trình thực hiện luận án. Phương pháp này chủ yếu
được sử dụng để nghiên cứu lý luận của luận án này.
b) Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sơ phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận,
quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Trên cơ sở đó,
NCS đưa ra những kiến nghị tướng xứng và phù hợp.
Thứ ba, phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa điều kiện có hiệu
lực của di chúc, điều kiện để di chúc hợp pháp. Bên cạnh đó, NCS chỉ ra điểm tương
đồng phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài: “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định
pháp luật dân sự Việt Nam” có thể mang đến những đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, xác định bản chất của di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ hai, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quy định về điều kiện có
hiệu lực của di chúc.
Thứ ba, xây dựng khái niệm và hệ thống hoá các nhóm điều kiện cấu thành
điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Thứ tư, phân tích, bình luận quy định BLDS năm 2015 và quy định pháp luật
trước đó về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Qua đó, NCS đánh giá được ưu điểm,
nhược điểm của từng điều kiện đặt trong bối cảnh nghiên cứu khoa học về luật thực
định và thực tiễn áp dụng.
Thứ năm, tại mỗi điều kiện có hiệu lực của di chúc, NCS có lồng ghép, đồng thời
phân tích so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm chỉ ra những
điểm hợp lý hay chưa hợp lý để định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.
không chấp nhận di chúc.
Thực tế NCS nhìn nhận, nội dung, tính chất của vụ việc có thể tương tự nhau.
Nhưng việc áp dụng quy định của pháp luật để tuyên quyết của các Tòa có thể hoàn
toàn khác nhau. Như ở vụ án thứ ba nêu trên, quyết định của Tòa phúc thẩm, Tòa sơ
thẩm, phúc thẩm xử lại theo quyết định Giám đốc thẩm thực sự chưa thuyết phục.
Điều này hoàn toàn vi phạm tới quyền lập di chúc của người để lại di sản, đồng thời
ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền, lợi ích của người thừa kế được chỉ định hưởng
trong di chúc.
Qua sự phản ánh bởi kết luận của các vụ án nêu trên, chúng ta nhận thấy rất rõ
sự nhận thức, áp dụng quy định pháp luật trong việc tuyên hợp pháp và bất hợp pháp
nội dung của di chúc có sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất giữa các Tòa. Điều này hoàn
toàn có thể giải thích vì quy định của pháp luật về vấn đề này chưa rõ ràng. NCS cho
rằng cần có quy định cụ thể theo hướng vẫn tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền
tự định đoạt của cá nhân lập di chúc, vẫn không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của
người khác, đặc biệt là đồng sở hữu chung đối với di sản thừa kế, để qua đó, đảm bảo
tính thống nhất trong áp dụng giải quyết tranh chấp.
Về vấn đề này, pháp luật hiện hành đã xác định rõ quyền tự định đoạt của cá
nhân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Nhưng luật lại chưa giải quyết triệt để
vấn đề, tài sản thuộc sở hữu chung mà một người định đoạt toàn bộ sẽ như thế nào?
Mà thực tế, khi đã lập gia đình, có tồn tại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng,
hộ gia đình, không phải cá nhân nào lập di chúc cũng nhận thức được mình chỉ có
quyền định đoạt phần tài sản của mình. Thông thường, họ định đoạt toàn bộ tài sản.
Đối với trường hợp này, các Toà án nên áp dụng chung một nội dung quy định của
luật để đưa ra phán quyết “tuyên huỷ một phần nội dung di chúc định đoạt tài sản của
người khác” tránh tình trạng tuyên huỷ toàn bộ bản di chúc có thể vi phạm quyền, lợi
ích của người lập di chúc và người thừa kế được chỉ định hưởng trong di chúc.
3.1.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về nội dung của di chúc
Liên quan tới việc áp dụng quy định về nội dung di chúc của các Tòa, sau khi
nghiên cứu, NCS nhận thấy một vài sự mâu thuẫn, bất cập trong việc áp dụng pháp
luật của Hội đồng Thẩm phán. Mà điều này được lý giải dựa trên sự thiếu phù hợp
giữa thực tiễn và các quy định của pháp luật về nội dung di chúc. Các vụ án liên
quan tới nội dung của di chúc thường xoay quanh hai vấn đề:
Một là, nội dung của di chúc vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội.
BLDS năm 2015 quy định, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm
của luật, trái đạo đức xã hội. Đây là quy định mới so với BLDS năm 2005. Thực
tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, bản di chúc bị Toà án tuyên không hợp pháp do
nội dung vi phạm điều của luật và trái đạo đức xã hội hầu như không có. Vì: (i)
quy định cấm riêng về di chúc không có, các quy định cấm khác trong BLDS
cũng rất ít và nếu có cũng tương xứng với loại hành vi khác, đã được ghi nhận
hậu quả pháp lý cụ thể. Ví dụ: Khoản 4 Điều 471 BLDS năm 2015 quy định:
“Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”. Như vậy, nếu
các chủ thể vi phạm quy định này, việc tổ chức họ được xác định là vô hiệu
(tương tự hợp đồng vô hiệu) do vi phạm điều cấm của luật; (ii) luật chuyên
ngành khác đề cập tới hành vi nghiêm cấm rất nhiều như: Luật Đất đai, Nhà ở,
Thương mại, Doanh nghiệp… Nhưng họ cũng có hậu quả pháp lý tương xứng
với từng loại hành vi nếu vi phạm điều cấm. Việc dẫn chiếu áp dụng sang BLDS
hầu như chưa có. Đơn cử: Luật Đất đai năm 2013 quy định, một trong các hành
vi nghiêm cấm áp dụng đối với chủ sử dụng đất là thực hiện chuyển nhượng,
thừa kế… phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [27, Điều 188] (trừ một
số trường hợp [27, Điều 168, 186]). A lập di chúc định đoạt quyền sử dụng đất
(chưa có sổ đỏ, đồng thời không rơi vào các trường hợp đặc biệt) cho người thừa
kế. Sau khi A chết, tranh chấp xảy ra. Trong vụ việc này, Luật Đất đai cho phép
các chủ thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết [27, Điều 203]: (i) Nộp
đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền; (ii) hay khởi
kiện ra Toà. Đây là di chúc vi phạm điều cấm của Luật Đất đai [27, khoản 4,
Điều 12] nhưng thực tế, liên quan đến quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy
thường các bên sẽ lựa chọn việc yêu cầu UBND cấp giấy, giải quyết quyết khiếu
nại về hành chính hay kiện ra Toà cũng chỉ áp dụng yêu cầu giải quyết tranh
chấp nói chung chứ ít khi khởi kiện yêu cầu tuyên bố nội dung của di chúc vi
phạm điều cấm của luật. Do đó, thực tiễn áp dụng điều kiện này để tuyên di chúc
vô hiệu không phổ biến.
Hai là, liên quan tới các điều khoản của di chúc. Pháp luật quy định nội dung
của di chúc phải đảm bảo các điều khoản nhất định. Nhưng thực tế, người lập di
chúc có thể chưa nhận thức được điều đó mà lập di chúc hoàn toàn theo ý niệm của
bản thân như: Di chúc không ghi ngày, tháng, năm, di chúc không ghi rõ di sản, nơi
có di sản, người thừa kế… Thực tiễn áp dụng xét xử tại các tòa án có tình tiết tương
tự lại có sự phán xử khác nhau. Dưới đây là hai vụ án điển hình:
Vụ án thứ nhất [139]: Vụ án miêu tả nội dung của di chúc vi phạm các điều
khoản mà pháp luật đã đặt ra đối với nội dung của di chúc.
L1 có mẹ đẻ là bà H, bố đẻ là Ô, có chung sống với chị N nhưng không đăng
kí kết hôn có con là K. Năm 1994, bố mẹ L1 có mua cho L1 căn nhà trên diện tích
75m2. Sau năm 1997, L1 và N có mua thêm được 2 căn nhà (có làm giấy tờ đứng
tên cả L1 và N). Trước khi chết (năm 2005), anh L1 có lập chúc thư với nội dung:
“Anh viết giấy này ủy quyền để em rút tiền thay anh em trao cho mẹ 20 triệu để
phụng dưỡng về già… về 2 phần lô đất mua ở bên cạnh lúc nào em hỏi Dũng lấy về
nếu cuộc sống khó khăn em hãy bán đi để lấy tiền sinh sống và nuôi con ăn học…”.
Tổng giá trị tài sản của cụ T3 và cụ T3 là 347.100.000đ. Phần của cụ T3 là
347.100.000đ : 2 = 173.550.000đ. Phần tài sản của cụ T3 có giá trị là: 173.550.000
+ 17.800.000đ (tài sản trên đất) = 191.350.000đ.
Phần di sản của cụ T3 để lại được chia cho cụ T3, các thừa kế ông Oanh (ông
T1, ông T, bà X, bà B và bà C) và bà Vân là: 173.550.000đ : 3 = 57.850.000đ.
Bà Xuyến từ chối phần quyền lợi của mình nên phần quyền lợi của bà Xuyến
được chia đều cho ông T1, ông T, bà Bảy và bà Chín. Ông T, bà Bảy và bà Chín
đều tự nguyện nhường kỷ phần mình được hưởng cho ông T1 vì vậy ông T1 được
nhận phần tài sản cụ T3 để lại có giá trị là: 57.850.000đ.
Thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Văn T3 là năm 2003. Hàng thừa kế
thứ nhất của cụ T3 là: bà Nguyễn Thị V và những người thừa kế thế vị suất của ông
Oanh để lại là: Nguyễn Văn T, Nguyễn Văn T1, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị B và
Nguyễn Thị C. Tài sản của cụ T3 để lại có tổng giá trị là: 191.350.000đ +
57.850.000đ = 249.200.000đ.
Do cụ T3 để lại di chúc phần tài sản của mình cho bà Nguyễn Thị V và ông
Nguyễn Văn T, vì vậy phân chia tài sản của cụ T3 để lại theo di chúc, ý chí của cụ
T3 là chia cho bà Vân và ông T1 mỗi người ½ là: 249.200.000đ : 2 = 124.600.000đ.
Như vậy bà Vân được hưởng tài sản có giá trị là: 57.850.000đ +
124.600.000đ = 182.450.000đ.
Ông T1, do các em để lại phần di sản của mình cho ông nên được hưởng tài
sản có giá trị là: 57.850.000đ + 124.600.000đ = 182.450.000đ.
Hiện nay theo đo đạc hiện trạng thửa đất chỉ còn lại 115,7m² và nhà cũng
như các công trình đều đã bị hỏng chỉ còn lại các bức tường của nhà, vì vậy nên
chấp nhận hiện trạng này và giao cho bà Vân 01 phần bức tường nhà trên và phần
bức tường của nhà dưới trên diện tích đất là 115,7m² : 2 = 57,85m², có tổng giá trị
là 176.720.000đ. Giao cho ông T1 phần còn lại gồm 01 phần bức tường của nhà
trên, 01 phần bức tường tương đương với 01 gian chuồng lợn, bể nước, 01 cây bưởi,
cổng, trụ cổng trên diện tích đất là 57,85m² có tổng giá trị là 188.180.000đ.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ông T1 đã tự đổ đất và xây một đoạn tường bao phía
sát đường đi. Tại phiên tòa phúc thẩm ông không yêu cầu Tòa án tính toán công sức
đối với phần tường bao và phần đất mới đổ nên Tòa án không xem xét.
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Vân không yêu cầu ông T1 thanh toán phần
chênh lệch đáng ra bà Vân được hưởng.
Hai bên tự mở lối đi trên phần diện tích đất mà mình được giao (có sơ đồ
giao đất kèm theo).
Quan điểm của thay mặt Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là phù
hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên chấp nhận.
Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông T1.
Về án phí: Do sửa án sơ thẩm, ông T1 không phải chịu án phí phúc thẩm
theo quy định.
Bà Vân có đơn yêu cầu xem xét miễn giảm án phí nhưng bà Vân được chia
di sản nên phải chịu án phí có giá ngạch. Ông T1 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
theo quy định.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, sửa bản án dân sự sơ thẩm
số 07/2014/DSST ngày 25/6/2014 của Tòa án nhân dân huyện H, thành phố Hà Nội.
Căn cứ Điều 631, 633, 634, 635, 646, 647, 648, 649, 650,652, 653, 657,
674, 675, 676, 683 Bộ luật dân sự;
Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án ngày 27/02/2009;
Xử:
1. Chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế tài sản theo di chúc của bà Nguyễn
Thị V đối với tài sản cụ Nguyễn Văn T3 để lại và chia tài sản chung đối với tài sản
cụ Nguyễn Thị T để lại.
2. Xác định di sản của cụ Nguyễn Văn T3 và cụ Nguyễn Thị T là quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 317, tờ bản đồ số 3, thôn 3, xã
YS, huyện H, Hà Nội, diện tích 115,7m² có giá trị 364.900.000đ.
3. Xác định di sản của cụ Nguyễn Văn T3 để lại có tổng giá trị
191.350.000đ, di sản của cụ Nguyễn Thị T để lại có giá trị 173.550.000đ.
4. Thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Văn T3 là năm 2003, thời điểm mở
thừa kế của cụ Nguyễn Thị T là năm 1956. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ T3 và cụ
T3 là bà Nguyễn Thị V và những người thừa kế thế vị của ông Nguyễn Văn O gồm:
Nguyễn Văn T, Nguyễn Văn T1, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị B và Nguyễn Thị C.
5. Chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn T3 để lại theo di chúc. Chia thừa
kế đối với di sản của cụ Nguyễn Thị T để lại theo pháp luật.
6. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Xuyến không yêu cầu nhận phần di sản nếu
mình được hưởng.
Ghi nhận sự tự nguyện của ông T, bà Bảy và bà Chín nhường kỷ phần của
mình được hưởng cho ông T1.
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Vân không yêu cầu ông T1 phải thanh toán
chênh lệch tài sản.
7. Chia thừa kế di sản của cụ T3 để lại theo di chúc và chia thừa kế đối với di
sản của cụ Nguyễn Thị T để lại bằng hiện vật như sau:
Giao bà Nguyễn Thị V sở hữu một đoạn tường của nhà trên, 01 đoạn tường
của nhà dưới trên diện tích đất 57,85m² có tổng giá trị 176.720.000đ tại thửa đất số
317, tờ bản đồ số 3 tại thôn 3, xã YS, huyện H, Hà Nội.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


xem thêm

Di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I Phân tích và đề xuất điều chỉnh chiến lược của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT trong giai đoạn 2011 - 2016 Luận văn Kinh tế 0
B Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh)4 Luận văn Luật 0
S Căn cứ điểm 1.c Điều 21, Luật kiểm toán độc lập năm 2011: "Người đại diện theo pháp luật, Gi Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
B Căn cứ điểm 1.c Điều 21, Luật kiểm toán độc lập năm 2011: "Người đại diện theo pháp Chế độ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Khảo sát, điều tra xã hội học đối với Phòng phát triển bán- Văn phòng Khu Vực Phía Bắc- Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
S Nghiên cứu bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai Tài liệu chưa phân loại 0
K Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa cấp bằng thuốc tPA đường tĩnh mạch Tài liệu chưa phân loại 0
T Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới AFB(+) ở bệnh nhân nghiện rượu Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghiên cứu biểu hiện bệnh lý tim mạch đồng mắc ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai Tài liệu chưa phân loại 0
J Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới AFB (+) ở bệnh nhân nghiện rượu n Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top