niemtinnoiay89
New Member
Download miễn phí Đề tài Điều kiện và lộ trình để đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi
Cần khẳng định rằng thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái có những tác động rất lớn đến sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Vì vậy, mặc dù mọi lý thuyết kinh tế - tiền tệ đều khẳng định rằng tự do hoá hoàn toàn thị trường ngoại hối và tỷ giá là môi trường tốt nhất để phát triển song tất cả các quốc gia trên thế giới đều cố gắng tìm cách tổ chức quản lý thị trường ngoại hối và điều tiết tỷ giá để có thể đưa những ảnh hưởng của chúng vào tầm kiểm soát mà điển hình là duy trì các kiểm soát trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và các giao dịch kinh tế.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-de_tai_dieu_kien_va_lo_trinh_de_dong_tien_viet_nam.rh4az8mw4R.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63341/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
t thức hiện điều VIII của bản điều lệ IMF. Trong đó, tất cả các nước công nghiệp đã dỡ bỏ kiểm soát vốn; các nước SADC, chỉ có Mauritius và Zanbia chuyển đổi tài khoản vốn còn những nước khác như ở Nam Phi thì vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị.Qua nhiều năm có nhiều cuộc chuyển đổi tiền tệ thành công nhưng cũng không ít quốc gia thất bại. Để áp dụng một cách thiết thực nhất các kinh nghiệm về chuyển đổi tiền tệ, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về quá trình này ở các nước đang phát triển.
2.2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.2.1. Sự gia tăng của các luồng vốn đầu tư
Bắt đầu từ những năm 80, khuynh hướng tự do hoá tài khoản vốn và tăng cường liên kết kinh tế toàn cầu của các nước đang phát triển đã thu hút những khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Theo các số liệu thống kê của IMF, luồng vốn ròng chảy vào các nước đang phát triển đã tăng từ 0,5% GDP trong những năm 70, 80 lên xấp xỉ 3% GDP vào năm 1998 sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào các nước
đang phát triển
Nguồn: UNCTAD
Tất nhiên, sự gia tăng này có những dấu hiệu đáng mừng nhưng nó cũng tạo ra nguy cơ tiềm ẩn về sự đổi chiều đột ngột trên quy mô lớn của các luồng vốn, đặc biệt là các khoản vốn đầu tư tư nhân, ngoại trừ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Sự đổi chiều của các luồng vốn đầu tư nhạy cảm một mặt là hệ quả, mặt khác là nguyên nhân trực tiếp của sự đổ vỡ dây chuyền và tổn thất nguồn lực trong nền kinh tế. Điều này càng được chứng minh rõ ràng khi khảo sát hậu quả khủng hoảng tài chính tiền tệ cho thấy những nền kinh tế tự do hoá tài khoản vốn và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đã chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn rất nhiều các nền kinh tế tương đối đóng cửa và độc lập với hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế.
2.2.2. Thường trực đối mặt với rủi ro tỷ giá
Một thực tế đang tồn tại tại phổ biến hiện nay là các nước đang phát triển chưa có một đồng bản tệ mạnh với khả năng chuyển đổi quốc tế rộng rãi. Vì vậy cá nhân, tổ chức là người cư trú rất khó huy động vốn trên thị trường không muốn duy trì trạng thái trường ngoại tệ đối với đồng tiền của các nước đang phát triển ngoại trừ những mục đích tạm thời cho các giao dịch thương mại hay chi trả trên lãnh thổ quốc gia đang phát triển thường vượt xa rất nhiều giá trị tài sản có ngoại tệ mà họ nắm giữ. Nói cách khác, các quốc gia đang phát triển thường xuyên phải duy trì một trạng thái nợ ngoại tệ ròng dương trên bảng tổng kết tài sản và do đó phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, lo ngại tỷ giá tăng lên. Ngay cả những nước đang phát triển có nền kinh tế mạnh như Hàn Quốc hay các nước theo tỷ giá cố định với đồng USD như Thái Lan, Argentina….cũng không nằm ngoài quy luật này.
2.2.3. Tính đa dạng trong danh mục đầu tư
Tính quốc tế hoá trên bảng tổng kết tài sản của các tổ chức, cá nhân ở các nước đang phát triển gia tăng mạnh mẽ như một hệ quả trực tiếp của toàn cầu hoá tài chính. Số liệu cho thấy trong 3 năm từ 1996 đến 1998, có trên 28% giá trị chứng khoán quốc tế phát hành tại các nước đang phát triển đã được định giá bằng các đồng tiền khác nhau ngoài USD.
2.2.4. Tăng cường mức độ mở cửa và giao lưu thương mại
Có thể khẳng định rằng, mức độ mở cửa của các nước đang phát triển đã tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Bằng chứng là chỉ tiêu bình quân tổng kim ngạch ngoại thương trên GDP ở các nước đang phát triển đã tăng từ 30% cuối những năm 60 lên hơn 40% vào những năm cuối thập kỷ 90. Khuynh hướng này càng đặc biệt nổi bật ở các nước công nghiệp mới và ASEAN.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % tổng kim ngạch ngoại thương trên GDP 1968 -1998
Nguồn: World economics outlooks
Thêm vào đó, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển cũng có sự thay đổi đáng kể, chuyển sang xuất khẩu hàng công nghiệp và công nghiệp chế tạo. Bước chuyển này một mặt góp phần ổn định hoá điều kiện thương mại của các nước đang phát triển, mặt khác lại tạo ra sự phụ thuộc chặt chẽ hơn nữa của ngoại thương vào các vấn đề tiền tệ quốc tế như chính sách tỷ giá, khả năng chuyển đổi của bản tệ…..
Ngoài ra, cùng với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, phạm vi thương mại của các nước đang phát triển cũng ngày càng mở rộng, đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi. Ngoại trừ trường hợp của Mê hi cô với hơn 80% giao dịch ngoại thương diễn ra với Mỹ, các quốc gia khác ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông và Đông Á đều có tỷ lệ trao đổi thương mại với một khu vực kinh tế không quá 30 – 40%.
Sự ra đời và phát triển của khối mậu dịch và mậu dịch tự do mang tính khu vực đã trở thành một khuynh hướng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Xu hướng này đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong giá trị kim ngạch trao đổi thương mại nội vùng, đặc biệt là ở một số khu vực kinh tế năng động như Mecosour và Asean. Thống kê cho thấy, xuất nhập khẩu nội bộ khối Asean đã tăng từ 15% năm 1980 lên 22% năm 1998 và ở một số vùng kinh tế năng động khác cũng có sự gia tăng tương tự.
2.2.5. Xu thế lạm phát thấp dần và nền tài chính ngày càng hoàn thiện
Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát bình quân ở các nước đang phát triển đã giảm từ 10% trong những năm 70, 80, 90 xuống 5% vào cuối những năm 90. Đây là một tỷ lệ có thể chấp nhận được, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và đáp ứng công ăn việc làm cho nền kinh tế mà không làm mất đi tính ổn định của nó.
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ lạm phát ở các nước đang phát triển (%)
Nguồn: World economic outlooks
Dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá và liên kết kinh tế, với sự hỗ trợ của tiến bộ khoa học – công nghệ và thông tin viễn thông, nền tài chính của các nước đang phát triển cũng có những tiến bộ rõ rệt. Ngày nay, hầu hết các nước đang phát triển được một thị trường chứng khoán tương đối sôi động, thị trường hối đoái linh hoạt toàn phần. Có quan niệm đó là do đã thiết lập cơ chế chuyển đổi đối ngoại đồng bản tệ ở trình độ cao, các quốc gia thường cam kết chuyển đổi toàn phần hay hoàn toàn đồng bản tệ. Tuy nhiên, hai khái niệm chuyển đổi toàn phần và chuyển đổi đối ngoại không thể được coi là trùng khít với nhau vì để được coi là toàn phần, ngoài hai hình thức chuyển đổi vãng lai và chuyên đổi tài khoản vốn, đồng tiền phải đảm bảo tính chất chuyển đối đối nội.
Cũng như chuyển đổi tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, chuyển đổi đối nội là khái niệm phản ánh một giới hạn nhất định trong khả năng chuyển đổi của đồng bản tệ. Tuy nhiên, khác với hai hình thức trên, giới hạn chuyển đổi đối nội không dựa trên cơ sở bản chất, nội dung của hoạt kinh tế mà căn cứ vào phạm vi, chủ thể tham gia trong các hoạt động đó để xác định. Theo đó, chuyển đổi đối nội là giới hạn cho phép tất cả ...