turtlegirl_241
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Điều tra, đánh giá đặc điểm sinh trưởng các dạng rừng, tính chất các loại đất phát triển trên nhiều loại đá, mẫu chất dưới các loại rừng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản của rừng
Tên đất xác định ngoài rừng :Feralit vàng xám-granit Mẫu chất đá mẹ: Granit
Địa điểm khu vực khảo sát :Hồ Cốc Thực vật tự nhiên:Rừng IIB
Vị trí phẫu diện:Cách Hotel Vên Vên 500m Ngày tả:11/05/2009
hướng đi suối nước nóng Bình Châu Nhóm mô tả: Nhóm I
Độ dốc:Bằng phẳng (<30)
Địa mạo: Chung quanh phẫu diện có nhiều đá lớn nhô trên mặt đất.
Kí hiệu của dạng lập địa:BC B F-g 2 IIB
Chuyển lớp là có sự sai khác rõ giữa các tầng về màu sắc.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-chuyen_de_dieu_tra_danh_gia_dac_diem_sinh_truong.DMA2iwsMTT.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52137/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
n rừng đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đất và mặt đệm của đất, đã làm cho đất không còn tính chất nguyên thủy của nó nữa. Do vậy việc khoanh nuôi, phục hồi, bảo vệ, cải thiện và nâng cao độ phì cho đất rừng, từ đó nâng cao và phát triển sức sản xuất của rừng và đất rừng tại tỉnh Vũng Tàu nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách nhằm có diện tích đất rừng mang tính chất tự nhiên của khu bảo tồn.Xuất phát từ mục tiêu trên, được sự lãnh đạo và quản lí của trường ĐH.Nông Lâm TP.HCM, khoa Lâm nghiệp, bộ môn lâm sinh. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Bình, qua đợt thực tập chúng em đã thực hiện chuyên đề: “Điều tra, đánh giá đặc điểm sinh trưởng các dạng rừng, tính chất các loại đất phát triển trên nhiều loại đá, mẫu chất dưới các loại rừng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản (D1,3bq, Hvnpq, Mbq, chất lượng, độ tàn che, độ che phủ…) của rừng.” tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu -Phước Bửu.
1.2 Mục đích và giới hạn thực hiện chuyên đề thông qua đợt thực tập
Qua đợt thực tập nhằm nắm được những cơ sở và phương pháp luận để nhận thức về mối quan hệ hữu cơ giữa thảm thực vật và đất rừng, qua đó để thấy rõ ảnh hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất theo quan điểm:
“ Đất tốt - rừng tốt”, ngược lại “Rừng tốt - đất tốt” và “đất nào cây ấy”.
Do thời gian, kinh phí và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình mô tả, phân tích các loại đất hình thành trên nhiều loại đá dưới các dạng rừng khác nhau còn chưa thật đầy đủ và chính xác. Rất mong quí thầy cô đóng góp ý kiến, nếu được tiếp tục nghiên cứu sẽ có kết quả tốt hơn.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ TÍNH CHẤT ĐẤT ĐAI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Đất đai là tài sản Quốc gia là tư liệu sản suất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang hệ sinh thái tự nhiên và là vật thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: vị trí địa lý, khí hậu - thủy văn, địa hình – địa mạo, sinh vật (chủ yếu là thực vật), thổ nhưỡng. Đất còn là mặt bằng để phát triển kinh tế xã hội (điều kiện dân sinh – kinh tế).
Các Mác từng nói: “Đất đai là tài sản mãi mãi của loài người, là điều kiện để sinh tồn, để sản xuất ra của cải vật chất không thể thiếu được. Vì vậy đất và con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quý báu nhất của nền sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp”. Do vậy các yếu tố nêu ở trên là điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, đang và sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và tính chất của đất.
.
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có 11.293ha chạy dọc theo bờ biển thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc là một huyện lớn nhất tỉnh Vũng Tàu, khoảng 642,18km2, phía Đông giáp biển Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp huyện Châu Đất và Long Đất; phía Nam giáp biển Đông; phía Bắc giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
2.1.2. Địa hình – địa mạo
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có địa hình tương đối bằng phẳng. Ở phía Tây có một vài ngọn núi cao 100m đến 150m và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên nên thhích hợp với những loài thực vật trên những loại đất khác nhau. Các bàu, hồ nước ngọt hoang sơ ven biển như hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Linh, bàu Bàng, bàu Nhám. Từ những ưu đãi của thiên nhiên đã tạo điều kiện cho rất nhiều loài sinh vật phát triển (chủ yếu là thực vật) nên cũng hình thành nhiều thảm thực vật. Qua đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và tính chất của đất.
2.1.3. Đặc điểm về khí hậu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt dấu từ tháng 5 đến tháng 10 thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, tháng thấp nhất là khoảng 24,8oC, tháng cao nhất là khoảng 28,6oC. Số giờ nắng rất cao trung bình hàng năm khoảng 2300giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trong vùng ít có bão.
2.1.4. Đặc điểm của thực vật đối với tính chất đất đai.
Do được hình thành trên vùng có nhiều loại đất khác nhau với tổng diện tích 11.293ha, khu bảo tồn thiên Bình Châu – Phứơc Bửu có thảm thực vật nguyên sinh vô cùng phong phú, có 113 họ, 408 chi, 661 loài, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm, cụ thể gồm: cây gỗ cao trên 8m có 217 loài, cao 2 – 7m có 247 loài, cây bụi dưới 2m có 100 loài, dây leo có 73 loài, dược liệu có 89 loài, phong lan 14 loài, quyết thực vật 29 loài, thực vật phụ sinh 23 loài, tổ thành loài ưu thế gồm trâm, trường, dầu, thị, vên vên, làu táu, bằng lăng, lành ngạnh, kơnia, sến cát, xà cừ,… Thực vật quý hiếm: gõ đỏ, cẩm lai Bà Rịa, giáng hương, trai, trai nam, kim giao,… Chính vì có nhiều loài thực vật và thảm thực vật phong phú như vậy nên cũng đã ảnh hưởng đến tính chất đất đai.
2.1.5. Điều kiện về thổ nhưỡng.
Khu bảo tồn thiên Bình Châu – Phước Bửu gồm có những dạng đất chính sau:
+ Đất feralít nâu vàng và nâu đỏ trên bazan: Loại đất này xuất hiện chủ yếu trong vườn sưu tập, được hình thành trên đá bazan, loại đất này có đặc điểm là hàm lượng oxít sắt cao (10-11%), MgO từ 7-10%, CaO từ 8-10%, hàm lượng Na cao hơn K, trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển thành một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20-30m, có nơi từ 40-6m và có màu nâu đỏ rực rỡ.
+ Đất cát vàng hay xám trắng trên trầm tích biển: Đất này có ở rừng tràm ngập nằm phía bắc bàu nhám, được hình thành trên trầm tích biển được hình thành bởi các điều kiện yếm khí khi chiếm ưu thế, sự ngập lụt dần theo chu kỳ của nước lợ, sự có mặt của thực vật ngập mặn và tốc độ bồi tích chậm.
+ Đất feralít vàng xám trên phù sa cổ ( Fvx): Xuất hiện yếu ở phía Nam khu bảo tồn gần bờ biển. Tại khu vực khảo sát và nghiên cứu đất này chủ yếu là rừng keo trồng, đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ có thành phần khoáng chủ yếu là: Fe2O3, Al2O3, MnO,…
2.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội (điều kiện dân sinh kinh tế)
+ Về dân số: Xét trên toàn huyện Xuyên Mộc cuối năm 2002 là 128.000 người đến năm 2003 có khoảng 130.200 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6%/năm.
+ Về kinh tế nông-lâm nghiệp của huyện Xuyên Mộc nói chung cũng như khu dân cư xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu nói riêng: Với 80,7% diện tích đất nông lâm nghiệp, trong đó diện tích đất tốt và trung bình chiếm 61,5% nên huyện Xuyên Mộc có thế mạnh trong việc phát triền các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu,…
- Diện tí...