Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1 Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới,Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nước ta từ một nước cùng kiệt nàn, lạc hậu đã thực sự chuyển mình và đang bước vào một kỉ nguyên mới “hội nhập và phát triển” hướng tới mục tiêu Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa đất nước.
Tại Đại Hội Đảng Cộng Sản X, Đảng ta xác định Công nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta thành nước công nghiệp hiện đại (trích văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản khóa X).
Như vậy, để có lực lượng sản xuất tiên tiến, phát triển ở trình độ cao thì phải có sự đồng thuận, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà Trường-Nhà Nước- Nhà Tuyển Dụng (doanh nghiệp) và phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cao trong ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho việc hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa của đất nước. Mà nguồn lao động có chất lượng bắt nguồn từ những sinh viên tốt nghiệp tại các trường Đại Học.Cao Đẳng, Trung Cấp và trường nghề chuyên nghiệp. Chính vì thế mà các sinh viên cần được trang bị tốt những kíên thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng theo nhu cầu của xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp
Hiện nay, bên cạnh những chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tin học, ngoại ngữ các Doanh Nghiệp còn đòi hỏi ở các nhân viên của mình các các kĩ năng không kém phần quan trọng như khả năng tiếp thu tốt, khả năng học và tự học, khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc, sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, thông minh, hoạt bát, tự tin, giao tiếp tốt và những kĩ năng sống khác.
Những kỹ năng này không thể chỉ rèn luyện trong nhà trường mà phải rèn luyện, tích lũy liên tục trong đời sống xã hội, ở bên ngoài giảng đường. Vì thế mà rất nhiều sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng… đã tìm cho mình những công việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ để tăng thu nhập mà còn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, mở rộng mối quan hệ xã hội, rèn luyện những kỹ năng sống và khả năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số ý kiến trái chiều thể tính hai mặt của hiện tượng đi làm thêm của sinh viên. Có ý kiến cho rằng, khi bước vào nền kinh tế thị trường Nhà Nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp, học bổng chỉ cấp cho các sinh viên có học lực khá ,giỏi và một số đối tượng thuộc phạm vi chính sách xã hội, vì thế phần lớn sinh viên phải tự túc kinh phí học tập. Mặt khác, sinh viên theo học tại các trường Đại Học mà chủ yếu các trường đó tập trung trên địa bàn các thành phố lớn, do đó nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống của mỗi cá nhân ngày một cao (chi phí tiền thuê nhà trọ, chi phí ăn uống, đi lại…).Trong khi đó, đại bộ phận sinh viên là con em của các gia đình ở nông thôn vùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên viêc chu cấp cho con em còn hạn chế. Do đó, buộc sinh viên phải đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình mà áp lực công việc làm thêm cũng không hề nhỏ nên sinh viên sẽ không có nhiều thời gian để học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.Lúc này, thì đi làm thêm đã có sự đánh đổi giữa kinh nghiệm và kĩ năng với kinh nghiệm và kiến thức .Mặt khác, trong quá trình làm thêm sinh viên còn bị những tác động xấu từ xã hội.
Cuối năm 2004, một nhóm sinh viên Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã thưc hiện một cuộc điều tra về tình hình làm thêm của sinh viên trên địa bàn. Số mẫu điều tra là 200.
Kết quả điều tra cho thấy có khá ít sinh viên nhận được hơn 700.000 đồng/tháng từ gia đình (khoảng 32.5%).Như vậy sẽ có khoảng 67.5% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi phí nếu chỉ nhận dược trợ cấp từ gia đình và đa số những dạng sinh viên thuôc dạng này phải đi làm thêm. Tuy vậy, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vì nhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế (theo tuổi trẻ online).
Trên thực tế, hiện tượng làm thêm đã trở nên phổ biến trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp và đã có những tác động trái chiều kể cả tích cực lẫn tiêu cực đến kết quả học tập cũng như đời sống của sinh viên. Sinh viên phải đối mặt với rât nhiều rủi ro trong việc đi làm thêm cũng như những tác động xâú của xã hội bên ngoài giảng đường
Vì vậy cần có sự quan tâm của gia đình, nhà trường và cả xã hội đến hiện tượng làm thêm của sinh viên để có cái nhìn chân thật về hiện tượng này cũng như tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện bản thân, trau dồi các kỹ năng và hạn chế những tác động tiêu cực của xã hội tới sinh viên.
Từ những vấn đề nêu trên nhóm chúng em mạnh dạn chọn đề tài “ khảo sát tình trạng làm thêm của sinh viên trương Đại Học Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho môn học phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế. Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã có gắng hoàn thiện nhưng chắc chắn đề tài của bọn em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô giáo thông cảm. Sự chỉ bảo và hóp ý của các thầy cô là nguồn động viên lớn giúp chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Một lần nữa em xin thành cảm ơn
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
• Lấy được số liệu cụ thể về thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xã
• Tổng hợp và phân tích số liệu
• Đưa ra nhận xét và một số biện pháp, kiến nghị
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng khảo sát: Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xá
• Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của trường Đại Học Tây Nguyên hiện đang ở trọ hay ở kí túc xá.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1 Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới,Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nước ta từ một nước cùng kiệt nàn, lạc hậu đã thực sự chuyển mình và đang bước vào một kỉ nguyên mới “hội nhập và phát triển” hướng tới mục tiêu Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa đất nước.
Tại Đại Hội Đảng Cộng Sản X, Đảng ta xác định Công nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta thành nước công nghiệp hiện đại (trích văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản khóa X).
Như vậy, để có lực lượng sản xuất tiên tiến, phát triển ở trình độ cao thì phải có sự đồng thuận, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà Trường-Nhà Nước- Nhà Tuyển Dụng (doanh nghiệp) và phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cao trong ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho việc hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa của đất nước. Mà nguồn lao động có chất lượng bắt nguồn từ những sinh viên tốt nghiệp tại các trường Đại Học.Cao Đẳng, Trung Cấp và trường nghề chuyên nghiệp. Chính vì thế mà các sinh viên cần được trang bị tốt những kíên thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng theo nhu cầu của xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp
Hiện nay, bên cạnh những chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tin học, ngoại ngữ các Doanh Nghiệp còn đòi hỏi ở các nhân viên của mình các các kĩ năng không kém phần quan trọng như khả năng tiếp thu tốt, khả năng học và tự học, khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc, sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, thông minh, hoạt bát, tự tin, giao tiếp tốt và những kĩ năng sống khác.
Những kỹ năng này không thể chỉ rèn luyện trong nhà trường mà phải rèn luyện, tích lũy liên tục trong đời sống xã hội, ở bên ngoài giảng đường. Vì thế mà rất nhiều sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng… đã tìm cho mình những công việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ để tăng thu nhập mà còn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, mở rộng mối quan hệ xã hội, rèn luyện những kỹ năng sống và khả năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số ý kiến trái chiều thể tính hai mặt của hiện tượng đi làm thêm của sinh viên. Có ý kiến cho rằng, khi bước vào nền kinh tế thị trường Nhà Nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp, học bổng chỉ cấp cho các sinh viên có học lực khá ,giỏi và một số đối tượng thuộc phạm vi chính sách xã hội, vì thế phần lớn sinh viên phải tự túc kinh phí học tập. Mặt khác, sinh viên theo học tại các trường Đại Học mà chủ yếu các trường đó tập trung trên địa bàn các thành phố lớn, do đó nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống của mỗi cá nhân ngày một cao (chi phí tiền thuê nhà trọ, chi phí ăn uống, đi lại…).Trong khi đó, đại bộ phận sinh viên là con em của các gia đình ở nông thôn vùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên viêc chu cấp cho con em còn hạn chế. Do đó, buộc sinh viên phải đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình mà áp lực công việc làm thêm cũng không hề nhỏ nên sinh viên sẽ không có nhiều thời gian để học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.Lúc này, thì đi làm thêm đã có sự đánh đổi giữa kinh nghiệm và kĩ năng với kinh nghiệm và kiến thức .Mặt khác, trong quá trình làm thêm sinh viên còn bị những tác động xấu từ xã hội.
Cuối năm 2004, một nhóm sinh viên Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã thưc hiện một cuộc điều tra về tình hình làm thêm của sinh viên trên địa bàn. Số mẫu điều tra là 200.
Kết quả điều tra cho thấy có khá ít sinh viên nhận được hơn 700.000 đồng/tháng từ gia đình (khoảng 32.5%).Như vậy sẽ có khoảng 67.5% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi phí nếu chỉ nhận dược trợ cấp từ gia đình và đa số những dạng sinh viên thuôc dạng này phải đi làm thêm. Tuy vậy, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vì nhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế (theo tuổi trẻ online).
Trên thực tế, hiện tượng làm thêm đã trở nên phổ biến trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp và đã có những tác động trái chiều kể cả tích cực lẫn tiêu cực đến kết quả học tập cũng như đời sống của sinh viên. Sinh viên phải đối mặt với rât nhiều rủi ro trong việc đi làm thêm cũng như những tác động xâú của xã hội bên ngoài giảng đường
Vì vậy cần có sự quan tâm của gia đình, nhà trường và cả xã hội đến hiện tượng làm thêm của sinh viên để có cái nhìn chân thật về hiện tượng này cũng như tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện bản thân, trau dồi các kỹ năng và hạn chế những tác động tiêu cực của xã hội tới sinh viên.
Từ những vấn đề nêu trên nhóm chúng em mạnh dạn chọn đề tài “ khảo sát tình trạng làm thêm của sinh viên trương Đại Học Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho môn học phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế. Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã có gắng hoàn thiện nhưng chắc chắn đề tài của bọn em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô giáo thông cảm. Sự chỉ bảo và hóp ý của các thầy cô là nguồn động viên lớn giúp chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Một lần nữa em xin thành cảm ơn
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
• Lấy được số liệu cụ thể về thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xã
• Tổng hợp và phân tích số liệu
• Đưa ra nhận xét và một số biện pháp, kiến nghị
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng khảo sát: Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên ở trọ và ký túc xá
• Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của trường Đại Học Tây Nguyên hiện đang ở trọ hay ở kí túc xá.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đối tượng và phạm vi nghiên cuuu cua tinh trang sinh vien di lam them, mục tiêu khảo sát hiện trạng làm thêm của sinh viên, bài báo cáo nghiên cứu tình hình đi làm thêm của sinh viên, bài nghiên cứu về tình trạng làm thêm của sinh viên, Nghiên cứu về thực trạng làm thêm của sinh viên tại các trường đại học, nghiên cứu việc đi làm thêm của sinh viên đại học