moody_babe
New Member
Download Đề tài Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định miễn phí
Đặt vấn đề
Ngành nông nghiệp của nước ta đã có từ rất lâu đời và hiện nay với khoảng 70%dân số làm nghề nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cùng với đường lối đúng đắn đã đưa ngành nông nghiệp nước ta từ chổ khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đến nay ngành nông nghiệp đã cung cấp một lượng sản phẩm khá dồi dào và đa dạng. Hơn nữa đã có nhiều bước tiến nhảy vọt trên 2 phương diện chất và lượng. Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, ngoài ra mỗi năm còn xuất khẩu được hàng triệu tấn lương thực. Năm 2006 Việt Nam đã đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu và đã thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Trong điều kiện nước ta bình ổn về lương thực đây là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi, đăc biệt là chăn nuôi lợn. Theo tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi lợn đứng thứ 7 thế giới, đứng thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á.
Mang nhiều đặc điểm chung của nước ta huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai màu mở phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Ban lãnh đạo huyện đã đề ra những kế hoạch phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn. Nhằm tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện được đời sống cho nhân dân trong huyện. Từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật ngay từ khâu cải tạo giống, công tác thú y và nâng cao chất lượng thức ăn hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Bên cạnh thuận lợi, ngành chăn nuôi lợn còn gặp không ít khó khăn. Trình độ dân trí còn hạn chế trong việc áp dụng những thành tựu khoa hoc kỷ thuật vào quy trình chăn nuôi. Đang tồn tại những cách chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Người chăn nuôi và cán bộ kỷ thuật cơ sở chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về thú y bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Tình hình dịch bệnh đang bùng phát ngày càng phức tạp. Các bệnh dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng và đóng dấu lợn vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi lợn tại huyện
Mặt khác, đứng trước thực tế có nhiều bệnh truyền nhiễm được truyền từ động vật sang người. Để khống chế dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có 4 bệnh đỏ thường xảy ra trên lợn nhằm giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế và đưa ngành chăn nuôi trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Nên việc điều tra tình hình dịch bệnh là một vấn đề cần thiết, có tác dụng bảo vệ chất lượng cuộc sống của cộng đồng người. Trên cơ sở này, chúng tui tiến hành đề tài:“Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”.
1.1. Đặt vấn đề
Ngành nông nghiệp của nước ta đã có từ rất lâu đời và hiện nay với khoảng 70%dân số làm nghề nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cùng với đường lối đúng đắn đã đưa ngành nông nghiệp nước ta từ chổ khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đến nay ngành nông nghiệp đã cung cấp một lượng sản phẩm khá dồi dào và đa dạng. Hơn nữa đã có nhiều bước tiến nhảy vọt trên 2 phương diện chất và lượng. Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, ngoài ra mỗi năm còn xuất khẩu được hàng triệu tấn lương thực. Năm 2006 Việt Nam đã đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu và đã thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Trong điều kiện nước ta bình ổn về lương thực đây là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi, đăc biệt là chăn nuôi lợn. Theo tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi lợn đứng thứ 7 thế giới, đứng thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á.
Mang nhiều đặc điểm chung của nước ta huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai màu mở phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Ban lãnh đạo huyện đã đề ra những kế hoạch phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn. Nhằm tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện được đời sống cho nhân dân trong huyện. Từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật ngay từ khâu cải tạo giống, công tác thú y và nâng cao chất lượng thức ăn hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Bên cạnh thuận lợi, ngành chăn nuôi lợn còn gặp không ít khó khăn. Trình độ dân trí còn hạn chế trong việc áp dụng những thành tựu khoa hoc kỷ thuật vào quy trình chăn nuôi. Đang tồn tại những cách chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Người chăn nuôi và cán bộ kỷ thuật cơ sở chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về thú y bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Tình hình dịch bệnh đang bùng phát ngày càng phức tạp. Các bệnh dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng và đóng dấu lợn vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi lợn tại huyện
Mặt khác, đứng trước thực tế có nhiều bệnh truyền nhiễm được truyền từ động vật sang người. Để khống chế dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có 4 bệnh đỏ thường xảy ra trên lợn nhằm giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế và đưa ngành chăn nuôi trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Nên việc điều tra tình hình dịch bệnh là một vấn đề cần thiết, có tác dụng bảo vệ chất lượng cuộc sống của cộng đồng người. Trên cơ sở này, chúng tui tiến hành đề tài:“Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nắm đươc tình hình chăn nuôi thú y tại huyện Vụ Bản.
Xác định những bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản trong thời gian thực tập
Từ những nghiên cứu và điều tra để đưa ra các biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả góp phần phát triển nghề chăn nuôi lợn tại huyện.
1.2.2. Yêu cầu
Thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu để có thể xác định được số lượng, cơ cấu tổng đàn lợn trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.
Điều tra, bám sát thực tế, tiến hành chẩn trị và phân tích tình hình dịch bệnh truyền nhiễm xẩy ra trên đàn lợn nuôi tại địa phương.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
. Một số hiểu biết của quá trình sinh bệnh
Qúa trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm gia súc được dựa vào tính chất lây lan mạnh phát tán rộng. Khi một dịch bệnh xảy ra, có thể diễn ra trong một vùng nhất định hay phát tán cả một vùng rộng lớn hay có chiều hướng lây lan mang tính chất lãnh thổ. Mỗi quốc gia khác nhau thì quá trình sinh dịch xảy ra khác nhau. Đây được coi là đặc điểm của bệnh truyền nhiễm mà các bệnh khác không có.
Nguyên lý: Dịch bệnh muốn phát sinh cần có đầy đủ 3 yếu tố. Nguồn bệnh - Các nhân tố trung gian truyền bệnh - Động vật cảm thụ. Đây là 3 khâu của quá trình sinh dịch, chỉ cần cát bỏ 1 trong 3 khâu thì dịch bệnh không thể phát sinh.
Hình 2.1. Qúa trình truyền lây dịch bệnh
2.1.1. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh chính là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch. Là nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sôi nảy nở và từ đó trong những điều kiện nhất định sẻ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác để gây bệnh. Có nhiều loại nguồn bệnh như: Động vật đang mắc bệnh, động vật mang trùng, nguồn bệnh là người hay gia súc và nguồn dịch tự nhiên. Trong đó động vật mang trùng là nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm chúng thường làm lây lan dịch bệnh hơn cả động vật ốm. Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang trùng có tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh. Các bệnh như; Dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng…Là các bệnh thường phát sinh từ động vật mang trùng.
2.1.2. Nhân tố trung gian truyền bệnh
Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch, có vai trò chuyển tải mầm bệnh từ nguồn bệnh đến động vật cảm thụ. Mầm bệnh sau khi được nguồn bệnh bài xuất ra ngoài sẻ tồn tại một thời gian nhất định trong các nhân tố trung gian như: Yếu tố truyền lây sinh vật (Côn trùng, tiết túc, các động vật,…).Yếu tố truyền lây không phải là sinh vật (Đất, nước, không khí, thức ăn, và xác chết…). Rồi sẻ bị tiêu diệt nếu như không có cơ hội xâm nhập vào động vật cảm thụ.
2.1.3. Động vật cảm thụ
Động vật cảm thụ là những loài động vật có khả năng mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đây là khâu thứ 3 không thể thiếu được trong quá trình sinh dịch. Có nguồn bệnh và các nhân tố trung gian truyền bệnh nhưng nếu cơ thể động vật không cảm thụ với bệnh (do có miễn dịch) thì dịch bệnh không thể phát sinh. Vậy sức cảm thụ của động vật với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển. Sức cảm thụ đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của chúng. Do vậy ta phải tăng sức đề kháng cho động vật cảm thụ bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh và định kỳ tiêm phòng vaccine hay kháng huyết thanh…Để tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu của động vật cảm thụ làm cho dịch bệnh không thể phát sinh.
2.2. Một số hiểu biết về vi khuẩn – virus
2.2.1. Vi khuẩn
Vi khuẩn (Bacteria) là những vi sinh vật mà cơ thể chỉ gồm một tế bào, không có màng nhân (Prokatyte) thường có kích thước dài từ 1- 10µm, rộng 0,2 - 1,5µm (Nguyễn Bá Hiên, 2005), []). Vi khuẩn thường có hình thái riêng, đặc tính sinh học riêng và đa số sống hoại sinh trong tự nhiên. Là loại vi sinh vật ký sinh ngoại bào, khi thực hiện quá trình xâm nhiễm tế bào thì chúng tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa tế bào...
Last edited by a moderator: