love.okio

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích
Phần II. Tổng quan tài liệu
1. Một số lý luận về nuôi dưỡng, chăm sóc đàn chó, mèo
1.1. Nguồn gốc loài chó, mèo
1.2. Một số giống chó hiện nuôi ở Việt Nam
1.3. Một số giống mèo hiện nuôi ở Việt Nam
1.4. Thức ăn trong chăn nuôi chó, mèo
1.5. cách chăn nuôi chó, mèo
2. Công tác phòng bệnh cho chó, mèo
2.1. Tiêm phòng cho chó
2.2. Tiêm phòng cho mèo
3. Chỉ tiêu sinh lý của chó, mèo
3.1. Thân nhiệt
3.2. Tần số hô hấp
3.3. Tần số tim mạch
4. Bệnh thường gặp ở chó, mèo
4.1. Bệnh Carre
4.2. Hội chứng tiêu chảy ở chó
4.3. Bệnh viêm phổi
4.4. Bệnh do xoắn trùng
4.5. Bệnh dại
4.6. Bệnh giun đũa
4.7. Bệnh sán dây
Phần III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Nội dung nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
Phần IV. Kết quả và thảo luận
1. Điều tra cơ bản
1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của quận Hoàng Mai
* Vị trí địa lý
* Điều kiện kinh tế – xã hội
1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi chó, mèo tại quận Hoàng Mai
1.2.1. Tình hình chăn nuôi
1.2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh
* Công tác vệ sinh thú y
* Công tác tiêm phòng
2. Điều tra, tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi ở quận Hoàng Mai
2.1. Số lượng đàn chó mèo tại tháng 4/2007
2.2. Giống chó mèo được nuôi ở quận Hoàng Mai
* Giống chó
* Giống mèo
2.3. Thức ăn chăn nuôi chó, mèo
+ Thức ăn cho chó của hãng Pedigree
+ Thức ăn cho mèo của hãng Wiskas
2.4. cách chăn nuôi chó, mèo
2.5. Công tác tiêm phòng
3. Kết quả khám và điều trị bệnh của chó, mèo
3.1. Kết quả khám và điều trị bệnh cho chó
3.2. Kết quả khám và điều trị bệnh cho mèo
Phần V. Kết luận
1.1. Tình hình chăn nuôi
1.2. Công tác vệ sinh thú y
1.3. Tình hình dịch bệnh
1. 4. Công tác điều trị
2. Đề nghị
Tài liệu tham khảo

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển và có sự đổi mới về mọi mặt, trong đó ngành chăn nuôi cũng không phải là một ngoại lệ. Cùng với sự phát triển chung của ngành chăn nuôi, chăn nuôi chó, mèo đã ngày càng được quan tâm và phát triển.
Từ buổi sơ khai chó, mèo đã trở thành người bạn đồng hành với con người, người ta nuôi chúng với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, giữ nhà, trông nom gia súc, đi săn, phục vụ an ninh quốc phòng. Đặc biệt, ở các nước Âu Mỹ, người già thường sống độc thân, không ở chung với con cái, chó mèo nuôi trong nhà là con vật hết sức gần gũi đối với họ. Các thành phố lớn ỏ Việt Nam như Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hộ gia đình khá giả có khuynh hướng chọn nuôi các giống chó quý, nhập ngoại nhân giống và kinh doanh.
Chó, mèo là loài ăn thịt, đặc biệt là các giống ngoại nhập đòi hỏi một chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh đặc biệt nhằm thích nghi với điều kiện ở Việt Nam, nhưng trong thực tế với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc còn nhiều hạn chế làm phát sinh nhiều dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại, tổn thất lớn cho người nuôi và cả người yêu thích chúng.
Hiện nay trên thế giới hệ thống bệnh viện chó, mèo rất phát triển. Ở nước ta, tại một số thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, các bệnh viện, phòng mạch chữa bệnh cho chó mèo được lập lên ngày càng nhiều. Song hoạt động cụ thể của các phòng mạch còn chưa được nhiều người biết đến.
Hoàng Mai là một quận mới ở Hà Nội, người dân có tập quán chăn nuôi và dịch bệnh của chó khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều bệnh của chó mèo.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội”.

2. MỤC ĐÍCH
- Điều tra tình hình chăn nuôi chó, mèo và tình hình dịch bệnh ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai.
- Điều tra công tác vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở đàn chó, mèo trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội.
- Đưa ra một số biện pháp phòng và điều trị để khuyến cáo cho người chăn nuôi chó, mèo.



















PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC CHÓ, MÈO.
1.1. Nguồn gốc loài chó, mèo.
Bằng những thành tựu khoa học tự nhiên và xã hội, căn cứ vào những tài liệu về khảo cổ lịch sử, thông qua việc so sánh về hình thái cơ cấu, cấu tạo của bộ xương, bộ não và các khí quan trong cơ thể loài chó các nhà sinh học trên thế giới đều cho rằng: Tổ tiên của giống chó ngày nay là chó sói. Theo các nhà khoa học thì chó nhà được sinh ra từ sự tạp giao giữa chó sói, cáo và được con người nuôi dưỡng thuần hoá, chọn lọc để trở thành chó nhà thuần chủng.
Nhiều nhà sinh học cho rằng: Chó nhà được con người thuần dưỡng từ 30 - 40 nghìn năm trước đây vào giữa thời kỳ đồ đá. Trải qua nhiều thế hệ, với sự tác động tích cực của con người trong việc thuần dưỡng, lai tạo, chọn lọc cho tới nay con người đã tạo ra trên 500 giống chó khác nhau, phân bố khắp thế giới. (Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Phạm Anh Tuấn (1989). Kỹ thuật nuôi dạy và phòng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ. NXB Nông nghiệp.)
1.2. Một số giống chó hiện đang được nuôi ở Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới có nhiều giống chó, đa dạng về chức năng, chiều cao, kích thước, bộ lông, sắc lông. Trong những năm gần đây nhiều giống chó ngoại, chó quý đã được nhập vào Việt Nam để nhân giống, kinh doanh. Việc tham khảo đặc điểm của một số giống chó trước khi mua là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó việc nắm được những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giúp kéo dài đời sống của chó. Giống chó đang được nuôi tại quận Hoàng Mai - Hà Nội có đặc điểm sau:
- Japenese Chin (Chó Nhật)
Là giống chó có nguồn gốc từ Nhật Bản. Bộ lông có màu trắng đốm đen, đốm đỏ. Có mõm ngắn, lông dài. Khi đến tuổi trưởng thành chó có trọng lượng
trung bình từ 2 – 4 kg và có chiều cao trung bình 23 cm.
Japanese Chin là giống chó cảnh đựơc yêu quý nhất ở Nhật Bản. Vào ba ngàn năm trước, khi tổ tiên của chúng đến từ Trung Quốc (hay Hàn Quốc), các nhà quý tộc đã cho ăn gạo và saki nhằm giữ cho chó đủ nhỏ để đựng trong những lồng chim bằng vàng. Japanese Chin thích được tham gia các hoạt động cùng với gia đình chủ, từ những bữa ăn trong những chuyến đi nghỉ hè và có thể hờn dỗi chút ít nếu bị bỏ rơi. Cũng giống như những giống chó khác, Japanese Chin cũng cần sự chăm sóc dịu dàng, quan tâm. Những cử chỉ dịu dàng mà chúng nhận được từ chủ nhân sẽ tránh được những thói xấu mang tính bản năng của chúng. Cần chải lông hàng ngày để kiểm tra lông rụng và giữ cho chó có bộ lông rực rỡ.
- Giống Berger Đức (German sheperd)
Là giống chó có nguồn gốc từ Đức, trước kia được nuôi vào việc chăn cừu. Berger có sức khỏe tốt, thông minh, hình dáng “tao nhã”, có đôi tai và chiếc đầu rất linh hoạt, lanh lợi. Bốn chân chắc khỏe nhanh nhẹn. Hiện nay giống chó này được phân bố ở rất nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là ở Châu Âu.
Tùy theo quá trình thích nghi với từng môi trường thuần hóa mà chó có bộ dài lông, màu sắc lông thay đổi như màu đen, đen vàng, đen xám…
Khi trưởng thành thân hình chó cao trung bình từ 57 - 62 cm, thường có trọng lượng khoảng 35 - 40 kg.
Giống chó Berger Đức là loại chó vui vẻ điềm tĩnh, biết vâng lời, dễ thân thiện với đồng loại và con người, thuộc loại thông minh, dễ huấn luyện nhưng lại rất dũng cảm khi làm nhiệm vụ. Giống chó này được dùng nhiều trong an ninh quốc phòng. Đặc biệt trong việc đánh hơi truy lùng tội phạm, ngoài ra chúng còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hải quan, kiểm lâm, bảo vệ kho tàng, cứu hộ,…
- Giống Rottweiler
Năm 1800 phát hiên tại thành phố nhỏ thuộc nước Đức. Trước kia Rottweiler được nuôi chủ yếu vào việc chăm sóc, chăn thả gia súc, bảo vệ tài sản. Trong lĩnh vực quân sự Rottweiler đáng được khâm phục: nó tham gia nhảy dù cùng quân đội Brazin; lục địa châu Âu bị ngập lụt, những con chó đã di cư cùng đoàn người Ronan, những con chó lớn lại tham gia bảo vệ lương thực, chăn thả gia súc sau đó chúng kết bạn với giống chó địa phương và sinh ra các giống chó khác như Brnard và Rottweiler.
Với thân hình chắc và 4 chân vững chắc không cao lắm, đầu to, mắt sáng, khoảng cách 2 mắt khá xa, chó này trở thành giống chó bảo vệ tốt và dần được chăn nuôi rộng rãi.
Chó có mầu lông đem sẫm, hình dáng cao trung bình khoảng 58 – 70 cm, trọng lượng từ 41 - 50 kg.
- Giống xù Bắc Kinh
Là giống có nguồn gốc từ Tây Tạng - Trung Quốc, sau đó được nuôi cải tạo ngoại hình theo yêu cầu thị hiếu làm cảnh tại khu vực Bắc Kinh và dần được gọi là giống chó xù Bắc kinh.
Đâylà giống chó có ngoại hình nhỏ, dài khoảng 40 cm, cao khoảng từ 20 – 25 cm, trọng lượng từ 4 – 5 kg. Chó có bộ lông dài, trắng mượt, lượn sóng, phủ kín toàn thân, xung quanh mõm có màu nâu (hay đen), đầu nhỏ, mũi gãy, tai cụp, lông xù ở 4 chân như đi ủng và được rất nhiều người ưa thích.
- Chó Fook
Là giống chó có nguồn gốc từ Pháp, chó trưởng thành có độ cao trung bình từ 15 – 23 cm và có trọng lượng từ 2 – 4 kg.
Có tất cả các màu trên chó. Chó có thân hình nhỏ, lông ngắn, tai to vểnh, mắt to xinh xắn mõm nhỏ dài. Với 2 đôi chân cao nó có vẻ nh¬ư nhảy dựng lên. Mặc dù có kích th¬ước nhỏ, nh¬ưng chú chó săn chuột nàylại rất khẻo mạnh, dẻo dai, thông minh và nhanh nhẹn. Chó này trông nhà rất tốt và cũng đáp ứng với các nhu cầu huấn luyện. Không cần tốn nhiều diện tích để nuôi chó, nó là một con chó nội thành tuyệt vời, một người bạn đồng hành tốt.
- Dalmatian (chó Đốm)
Là giống chó có nguồn gốc từ Nam Tư. Chó trưởng thành có độ cao trung bình từ 56 – 61 cm và có trọng lượng trung bình từ 23 – 25 kg. Có lông màu trắng đốm đen, dáng cao, eo thon. Được dùng trong việc chuyên chở.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ tại phường Mỹ Thạnh thành phố Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
G Điều tra, đánh giá bổ sung các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra dịch tễ học tình hình nhiễm HPV của phụ nữ tại Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ Y dược 0
T Nêu ví dụ về một vụ án với tình huống mà khi tiến hành điều tra cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành các hoạt động điều tra sau Luận văn Luật 0
G Điều tra tình hình dịch tể bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở xã Xuân Mỹ huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh Tài liệu chưa phân loại 2
T Điều tra tình hình một số bệnh thường gặp ở thỏ nuôi tại trại thỏ giống Đồng Nai Tài liệu chưa phân loại 0
J Báo cáo chuyên đề: Điều tra tình hình dịch bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản ở địa bàn Đồng Hới-Quảng Bình Tài liệu chưa phân loại 0
W ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ TẠI QUẢNG NGÃI Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top