trangkhuyet_ty

New Member
Download Đề tài Điều tra và qui tập bảo tồn các loài hoa lan Bù Gia Mập

Download Đề tài Điều tra và qui tập bảo tồn các loài hoa lan Bù Gia Mập miễn phí





1. Việt Nam
Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người
chúng ta, hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora
được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của
loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bêlem
(The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm.
Việt nam, quê hương của chúng ta cũng là quê hương của khoảng trên 140 loại hoa lan
chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi
Cao bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Ban mê thuột, Phan Rang, Đà
lạt, Di linh v.v. Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước
kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng
do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền thượng du Bắc Việt vào năm 1913 sau đó
người ta cũng tìm thấy tại Trung Việt vào năm 1922 và rồi mãi cho đến năm 1990-1991 mới
tìm lại được ở Khánh Hòa.
Nhiều cây lan Việt Nam, hoa thực là xinh đẹp, hương thơm ngào ngạt mà tên gọi lại
thanh nhã, mỹ miều như: Bạch ngọc, Giáng xuân, Hạc đính, Long tu, Giã hạc, Kim điệp,
Bạch phượng, Hoàng thảo, Ngọc điểm v.v.
Tại VQG Bù Gia Mập theo điều tra của Phân viện quy hoạch rừng II thì có khoảng 39
loài lan như: Lan thuỷ tiên vàng, hoàng thảo báo hỷ, đoản kiếm, chuỗi ngọc, .
III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI LAN
Các loài lan có hình dạng bên ngoài rất đa dạng. Là các loài thân cỏ nhiều năm,
thường tự dưỡng, đôi khi sống hoại sinh trên đất (địa lan), ở vùng nhiệt đới thường sống phụ
sinh trên cây khác (phong lan) hay bám vào đá (thạch lan).
Cấu trúc một đoá hoa Lan thực là độc nhất vô nhị trong số các loài thực vật có hoa.
Hoa Lan tiêu biểu có 3 phía ngoài, 3 cánh phía trong và một trụ nhuỵ hoa ở giữa bao gồm tiểu
nhị đực gắn liền với nhị cái. Phía ngoài cùng là 3 cánh đài thường dạng cánh hoa. Nằm bên
trong và xen kẽ 3 cánh đài là 3 cánh hoa. Cánh hoa bảo vệ và bao bọc nụ hoa. So với hai cánh
hoa bên sườn cánh hoa phía dưới gọi là cánh hoa môi thường to lớn khác hẳn với hai cánh kia.
Cánh môi có màu sắc sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hay dưới dạng một cái túi trang hoàng
bởi những mũ mào, những cái đuôi, cái sừng, những nốt màu, lông. Cơ quan sinh sản hợp
thành một trụ đơn, ở trên đầu trụ hoa là bao phấn bao gồm nhiều túi phấn, phía dưới túi phấn
là nhuỵ cái.
Trong giai đoạn nụ, cánh mội là cánh hoa trên cùng. Hầu hết hoa Lan khi nở hoa xoay
180o chung quanh cuống hoa và cánh hoa môi quay xuống phía dưới, lan có bao hoa kép
K3C3, bầu hạ 3 ô. Quả nang, hạt nhiều và rất nhỏ.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

1I. TỔNG QUAN VỀ VQG BÙ GIA MẬP
1. Vị trí hành chính
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn hành chính
các xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Ranh giới tiếp giáp:
- Phía Tây và Tây Bắc giáp sông Đăk Huýt và là ranh giới giữa Việt Nam và
Campuchia.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông.
- Phía Nam giáp Ban QLRPH Đăk Mai và Ban QLRPH Đăk Ơ.
Tọa độ địa lý:
- Từ 12o8'30" đến 12o7'3" vĩ độ Bắc.
- Từ 107o3'30" đến 107o4'30" kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia là 25.926 ha.
2. Địa hình, địa mạo
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, là khu chuyển
tiếp giữa vùng đồi núi và vùng núi thấp. Độ cao giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
và từ Đông sang Tây. Theo phân vùng địa lý thì Vườn quốc gia Bù Gia Mập là vùng sườn đồi
Tây Nam của cao nguyên Bù Rang thuộc Đăk Nông ở độ cao 850 – 950m.
Độ cao nhất của là 738m ở phía Bắc giáp Đăk Nông, độ thấp nhất khoảng 200m ở phía
Tây Nam tại suối Đăk Huýt. Đặc điểm địa mạo của vùng có dạng đồi lượn sóng cho tới dạng
đồi núi thấp với dạng địa hình bóc mòn phong hoá mà chủ yếu có vở phong hoá dày tại các
sườn và đỉnh đồi. Dạng địa hình tích tụ dọc theo các suối.
3. Đặc điểm đất đai
VQG Bù Gia Mập thuộc nhóm đất đỏ vàng phát triển trên vỏ phong hoá bazan và một
phần nhỏ phát triển trên đá phiến, được phân biệt qua cường độ feralit hoá là nhóm tự hình.
Đất nâu đỏ có quá trình feralit hoá mạnh và đất nâu vàng có quá trình feralit hoá yếu. Trong
phân vùng địa lý thổ nhưỡng, đất ở Bù Gia Mập thuộc loại đất đồi cao – núi thấp. Thành phần
cơ giới thuộc nhóm thịt tới sét nặng, đất chặt, độ ẩm cao vào mùa mưa và xuống thấp vào mùa
khô.
4. Khí hậu - Thuỷ văn
+ Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm: 24,10C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 22,40C. Nhiệt
độ trung bình tháng cao nhất: 250C từ tháng 3 đến tháng 6.
Lượng mưa trung bình năm >2700mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11,
nhiều nhất vào tháng 7 – 8; độ ẩm trung bình 95%.
+ Thuỷ văn
Mạng lưới sông suối trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm hoàn toàn trong lưu vực
tả ngạn suối Đăk Huýt (cấp III). Các suối thuộc hệ thống cấp II bao gồm Đăk Ca, Đăk Sam,
Đăk Sá, Đăk Me và một suối khe ngòi thuộc cấp I mà hầu như chỉ có nước vào mùa khô.
Nhìn chung, mực nước ngầm trong toàn lưu vực đều có mực thuỷ cấp thấp: Mùa mưa: 8
– 10m; mùa khô: 15 – 20m tuỳ vào vị trí đỉnh hay sườn đồi của khu vực đó.
25. Hệ động thực vật tại VQG Bù Gia Mập
5.1. Tài nguyên thực vật rừng
Thực vật rừng VQG Bù Gia Mập rất đa dạng và phong phú, được quy tụ từ nhiều
luồng di cư thực vật trong vùng Đông Nam Á, thảm thực vật rừng rất đa dạng, các ưu hợp đặc
trưng.
Kết quả điều tra ghi nhận trong VQG Bù Gia Mập có 724 loài thực vật thuộc 326 chi,
109 họ, 70 bộ. Có nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Cẩm lai (Dalbergia
bariaensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamensis), Trầm hương (Dó bầu),
Kim giao Wallich (Decussocarpus wallichianus), Dáng hương (Pterocarpus pedatus)...Các
loài thực vật quý hiếm, bản địa có trên 50 loài, trong đó 18 loài thuộc nhóm thực vật quý hiếm
và 32 loài thực vật bản địa.
Thảm thực vật trong rừng VQG Bù Gia Mập bao gồm các kiểu rừng sau:
1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới.
2. Kiểu rừng nửa thường xanh ẩm nhiệt đới.
5.2. Tài nguyên động vật rừng
Hệ động vật rừng VQG Bù Gia Mập mang tính đặc trưng của hệ động vật rừng Đông
Nam Bộ và có mối liên hệ với hệ động thực vật rừng của nước bạn Campuchia và Lào. Kết
quả điều tra thành phần động vật có xương sống trên cạn là 359 loài thuộc 32 bộ, 104 họ, 240
chi. Có nhiều loài động vật được ghi vào sách đỏ như Hổ, Chà vá chân đen, Gà lôi hông tía,
Gà tiền mặt đỏ...
6. Tình hình dân sinh kinh tế
Dân số: Theo nguồn của Phòng phát triển vùng đệm và PCCCR – VQG Bù Gia Mập
tính đến tháng 5/2007. Dân số các xã xung quanh Vườn quốc gia Bù Gia Mập gồm xã Đăk Ơ,
Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước và xã Quảng Trực tỉnh Đăk Nông. Tổng số nhân khẩu
18.376 trong đó chủ yếu là người Kinh, S'tiêng và M'nông. Bình quân thu nhập đầu người
400kg thóc/ người/ năm. Nhìn chung mức sống thấp do thu nhập cũng như năng suất hoa màu
thấp và diện tích đất canh tác hạn chế.
II. TỔNG QUAN
Trên thế giới
Phong lan (tên khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Phong lan
(tên khoa học: Orchidales), lớp thực vật một lá mầm. Họ Orchideceae là một trong những họ
lớn nhất của thực vật và có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực; có
cây hoa lan sống dưới mặt đất và chỉ nở hoa trên mặt đất cũng như có cây hoa lan sống tại
vùng cao nguyên của dãy Himalaya; hoa lan có thể tìm thấy tại các vùng có khí hậu nhiệt đới
như trong rừng già của Brasil đến các vùng có tuyết phủ trong mùa đông như tại bình nguyên
của Manitoba, Canada; hoa lan có loại mọc trong đất (terrestrial), có loại mọc trên cây cao
(epiphyte) và có loại mọc trên đá (lithophyte). Lan thuộc vào một loài hoa đông đảo với
khoảng chừng 8000 loài và 30,000 giống nguyên thủy và chừng độ một triệu đã được lai
giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì
sau hoa cúc (Asteraceae).
Hoa lan, đa số thường mọc tại các vùng nhiệt đới và đã được các thuyền trưởng, các
lái buôn, các nhà truyền giáo, các khách du lịch mang về, cho nên người Âu châu biết đến rất
muộn. Năm 1510 họ mới biết đến lan qua những trái Vanilla dùng cho bánh kẹo. Cây lan đầu
tiên mang về Anh quốc là cây Disa uniflora do thuyền trưởng John Ray lấy về từ mũi Hảo
vọng - Cape of Good Hope. Nhưng thực ra Âu châu cũng có nhiều giống lan như
Dactylorhiza tại Anh, Gymnadenia rất thơm và nhiều hoa tại Pháp và Đức v.v...
3Hoa Kỳ cũng có những loại lan nữ hài xinh đẹp như Cypripedium acaule mọc tại miền
White Mountains thuộc tiểu bang New Hampshire. California cũng có thứ lan nữ hài mang
tên tiểu bang thường thấy mọc tại công viên quốc gia Yosemite. Bắt đầu từ năm 1731 các nhà
khoa học và thảo mộc gia Âu - Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu về lan và tìm cách phân loại theo
các tiêu chuẩn: điều kiện tăng trưởng, sự sinh sản, và hình dáng.
1. Việt Nam
Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người
chúng ta, hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora
được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của
loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê-
lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm.
Việt nam, quê hương của chúng ta cũng là quê hương của khoảng trên 140 loại hoa lan
chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi
Cao bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Ban mê thuột, Phan Rang, Đà
lạt, Di linh v.v... Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước
kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Pa...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và triển khai bản vẽ bằng phần mềm Revit Công nghệ thông tin 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
C Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ tại phường Mỹ Thạnh thành phố Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
0 Điều tra hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp đông-Keo tụ xử lý nước rích Luận văn Kinh tế 3
A Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Luận văn Kinh tế 2
D ĐIỀU TRA VÀ XÂY DỰNG BẢN ðỒ DỊCH TỄ HỘI CHỨNG HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM NUÔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top