duhi_295

New Member

Download miễn phí Luận văn Định canh, định cư với xoá đói giảm cùng kiệt ở Hà Giang





 
MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ 5
1.1. Nhận thức chung về định canh định cư 5
1.2. Vai trò của công tác định canh, định cư đối với xoá đói giảm nghèo 8
1.3. Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác định canh, định cư 17
1.4. Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước về định canh, định cư 19
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ GIANG 27
2.1. Thực trạng công tác định canh định cư 27
2.2. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang 44
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ GẮN VỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ GIANG 57
3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng của công tác định canh, định cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến 2010 57
3.2. Những giải pháp chủ yếu gắn định canh định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang 62
KIẾN NGHỊ 84
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cao dân trí, tạo điều kiện cho người dân tiếp thu dần với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo cho họ làm quen với những cách sản xuất tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.
* Những hạn chế trong việc thực hiện định canh, định cư
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng mừng trên đây, nhưng so với nội dung của công tác định canh, định cư và yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm cùng kiệt thì quá trình tổ chức thực hiện công tác định canh, định cư của tỉnh Hà Giang trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Kinh tế - xã hội vùng định canh, định cư tuy có chuyển biến tiến bộ nhiều mặt, nhưng chưa ổn định và vững chắc; trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ. Sản xuất còn mang tính quảng canh, năng suất thấp, một bộ phận đồng bào còn thiếu đói, nhất là lúc giáp hạt; kinh tế hộ tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng do nhiều nguyên nhân nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Định canh định cư cho đồng bào còn nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, song có lúc lại đầu tư chưa đồng bộ, vẫn còn giải quyết theo kiểu "cấp bách tình thế"; chưa tập trung nghiên cứu, tổ chức thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với lợi thế của từng vùng để tạo ra các sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao; chưa mở rộng các ngành nghề dịch vụ phục vụ trong vùng đồng bào định canh, định cư; điều kiện cho sản xuất, đời sống chưa ổn định, tỷ lệ đói cùng kiệt còn cao, nguy cơ tái du canh vẫn có thể xảy ra.
- Tuy đã định cư, nhưng nhiều nơi đồng bào dân tộc vẫn còn sống rải rác, phân tán hay quá tập trung theo kiểu quần cư tự phát; chưa thực hiện tốt việc quy hoạch bố trí dân cư và sắp xếp lại sản xuất như quy hoạch được duyệt.
- Nguồn vốn cấp phát không đáp ứng yêu cầu của dự án, dẫn đến các dự án định canh, định cư kéo dài thời gian ảnh hưởng tới mục tiêu dự án; vốn đầu tư cấp ít lại nhỏ giọt gây khó khăn cho việc thực hiện dự án, không những thế, quy mô đầu tư chưa thật sự tập trung, công tác quản lý, giám sát ở các đơn vị còn yếu kém, nhiều công trình không phát huy được hiệu quả gây thiệt hại lãng phí tiền của Nhà nước; việc giao kế hoạch hàng năm nhiều khi còn chậm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kế hoạch; công tác kế hoạch đôi khi còn bị động từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Tính khả thi của kế hoạch chưa cao nên có năm vẫn phải điều chỉnh kế hoạch, đặc biệt là việc chuẩn bị đầu tư còn yếu và chậm, các chỉ tiêu thực hiện ở cơ sở chưa sát, đúng với quy trình hướng dẫn của Nhà nước.
- Về việc sử dụng vốn vay: ở Hà Giang trong những năm qua gặp một số khó khăn nhất là cho vay trồng cây công nghiệp và kinh tế vườn hộ. Một mặt do nông dân Hà Giang rất nghèo, lại chưa định hướng được cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý cho nên đồng bào không muốn vay sợ đến hạn không trả được, phát sinh thêm lãi dẫn đến nợ càng nợ thêm. Mặt khác thời hạn cho vay 3 năm đối với các cây trồng lâu năm như cây ăn quả và cây công nghiệp là ngắn, vì vậy khi đến hạn trả nợ thì nông dân chưa có sản phẩm để bán, trả nợ ngân hàng.
Một số đơn giá đầu tư nếu áp dụng chung theo quy định của Nhà nước thì rất khó thực hiện ở tỉnh Hà Giang do điều kiện khó khăn về địa hình, đi lại vận chuyển... chẳng hạn như định mức đầu tư cho khai hoang ruộng nước theo quy định là 2 triệu đồng/ha, trong khi thực tế cần 6 - 8 triệu/ha; làm nương xếp đá vốn cấp 2 triệu/ha, thực tế cần 6,8 triệu/ha.
- Cơ chế quản lý điều hành còn chồng chéo, phân công, phân cấp, cơ chế phối hợp chưa được đồng bộ giữa tỉnh, huyện và xã giữa cơ quan chuyên môn làm công tác định canh, định cư và các ban ngành khác, dẫn đến sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương và một số ngành đi đối với công tác định canh, định cư.
- Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá các dự án chưa thực hiện kịp thời nhằm đánh giá ảnh hưởng của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm cùng kiệt và đời sống của đồng bào của vùng hưởng dự án, đánh giá hiệu quả thực tế của dự án để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho công tác định canh, định cư.
* Nguyên nhân
Với những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện công tác định canh, định cư ở Hà Giang nói trên do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được:
+ Một là: Trong quá trình chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết và chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách đối với công tác định canh, định cư nói riêng ở Hà Giang đã có sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù của một tỉnh cùng kiệt nhất cả nước; đồng thời đã tập trung vào những khâu đột phá như phát triển kinh tế là trọng tâm, xoá đói giảm cùng kiệt là quan trọng trên cơ sở đó xác định: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục đào tạo làm cơ sở thúc đẩy các mặt sản xuất và đời sống phát triển. Đây là nhân tố có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện thành công công tác định canh, định cư ở Hà Giang.
+ Hai là: Tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng việc thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn, do một chủ thể có trách nhiệm chuyên lo đầu tư đã hạn chế việc trùng lắp hay bỏ sót, đồng thời tập trung đầu mối để có cơ sở để kiểm tra, chỉ đạo trong quá trình thực thi chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Ba là: Cục Định canh định cư - kinh tế mới thuộc Ban Dân tộc tôn giáo - Định canh định cư đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, chỉ dạo các phòng Dân tộc tôn giáo - Định canh định cư; đồng thời cũng phối hợp và tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở và các ngành trong tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, nhất là những chỉ tiêu đầu tư hỗ trợ đến hộ.
+Bốn là: Đội ngũ cán bộ làm công tác định canh, định cư núi chung, nhất là cán bộ Chi cục định canh, định cư thuộc Ban dõn tộc-tụn giỏo, định canh định cư và các phòng Dân tộc tôn giáo - Định canh định cư về cơ bản có trình độ chuyên môn vững, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác định canh, định cư. Đây là một thuận lợi để Chi cục có thể thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình nhằm góp phần hoàn thành công tác định canh, định cư.
- Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Nguyên nhân khách quan: Du canh du cư là một tồn tại mang tính lịch sử, là tập quán lâu đời của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn về điều kiện sản xuất và đời sống.
Đối tượng định canh, định cư phân bố trên phạm vi rộng, phân tán, vùng vận động định canh, định cư là vùng khó khăn về mọi mặt: Địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; điều...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai) Văn hóa, Xã hội 2
T Định canh định cư và biến đổi kinh tế xã hội của người Khơ Mú ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Văn hóa, Xã hội 0
M [Word] Hướng dẫn định dạng, canh lề, ngắt trang, thêm bìa Văn phòng - Office 0
X hoàn thành công tác định canh định cư ứng dụng tại Chi cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới tỉnh Thái Nguyên Tài liệu chưa phân loại 0
B Nghiên cứu hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn TP Hà Nội và định hướng phát triển bền vững Tài liệu chưa phân loại 0
M Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện điện biên tỉnh Điện Biên - Vụ xuân năm 2007 Tài liệu chưa phân loại 0
R Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến của khách hàng ở TPHCM Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng dụng điện thoại thông minh tại TP.HCM Luận văn Kinh tế 0
R Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Quản trị Chiến Lược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top