Download miễn phí Định giá trị cổ phiếu và trái phiếu
Chúng ta đã phân biệt giữa các loại rủi ro nhưrủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản và rủi ro sức mua trong đầu tưvào trái phiếu. Trong phần này chúng ta sẽlần lượt đánh giá
rủi ro khi đầu tưvào cổphần thường. Tuy nhiên, trước khi nghiên cứu rủi ro, chúng ta phải xem
xét vềtỷsuất lợi nhuận.
Vì cổphần thường không có thời gian đáo hạn, nên tỷsuất sinh lời được tính toán theo
thời hạn sởhữu chúng (một tháng, một quý hay một năm v.v.). Tỷsuất sinh lời được đo lường
bằng tỷlệphần trăm (%) lợi nhuận (hay thua lỗ) so với khoản tiền đầu tưban đầu. Cổ đông nhận
được lợi tức cổphần và khoản thu nhập (hay thua lỗ) do chênh lệch giữa giá bán so với tiền vốn
đầu tưban đầu. Tóm lại, tỷsuất sinh lời được cấu tạo bởi hai thành phần: tỷlệlợi tức cổphần và
tỷlệsinh lời trên vốn đầu tư. Chẳng hạn, một người mua một cổphiếu với giá 58 USD, sau một
năm bán được 64,38 USD và nhận được 0,87 USD lợi tức cổphần. Tỷsuất sinh lời của cổphiếu
đó là:
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-02-25-dinh_gia_tri_co_phieu_va_trai_phieu.qIvNmY3mI6.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-59784/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ủa trái phiếu ngắn hạn nếu chỉ duy nhất dựa trên cơ sở độ nhạy về giá trị của trái phiếu đối vớinhững thay đổi về tỷ suất sinh lời. Trong những phân tích trên, chúng ta đã so sánh những thay
đổi về giá trị trái phiếu dựa trên sự thay đổi đã định trước của tỷ suất YTM. Nhưng trong thực tế,
qua tiến hành khảo sát theo dõi trong nhiều năm các nhà kinh tế thấy rằng lãi suất của trái phiếu
dài hạn ổn định hơn lãi suất của trái phiếu ngắn hạn. Hay độ lệch chuẩn của lãi suất trái phiếu
ngắn hạn lớn hơn trị số này của trái phiếu dài hạn.
Vì lẽ đó, khi tiến hành so sánh rủi ro lãi suất của trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu dài hạn,
chúng ta phải luôn quan tâm đến hai yếu tố:
- Lãi suất ngắn hạn biến động nhiều hơn lãi suất dài hạn.
- Trái phiếu dài hạn nhạy cảm hơn đối với những thay đổi về tỷ suất sinh lời.
b3. Rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản còn được hiểu là rủi ro về khả năng chuyển đổi trên thị trường. Một
chứng khoán sẽ có rủi ro thanh khoản thấp, nếu nó được bán nhanh chóng mà không chịu những
nhượng bộ quan trọng về giá cả. Một số chứng khoán được giao dịch nhiều sẽ đem lại cho chúng
mức rủi ro thanh khoản tối thiểu, trong khi đó nhiều chứng khoán khác có rủi ro thanh khoản đáng
kể. Trái phiếu kho bạc là một loại tích sản tài chính có tính thanh khoản cao, còn chứng chỉ tiền
gửi ngân hàng có thời hạn là loại tích sản tài chính có tính thanh khoản thấp hơn - tức rủi ro thanh
khoản cao hơn trái phiếu kho bạc.
b4. Rủi ro sức mua hay rủi ro do lạm phát gây ra
Đây là loại rủi ro xảy ra đối với tất cả các loại chứng khoán, rủi ro này do trái chủ chịu. Do
đó, khi chuẩn bị đầu tư mua chứng khoán, người mua thường có những dự kiến về tỷ lệ lạm phát
trong khoảng thời gian dự định sẽ đầu tư. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát thực tế thường khác với tỷ lệ
dự báo trước. Bởi vậy, sức mua đối với các loại chứng khoán sẽ cao hơn dự kiến tại thời điểm
cuối của đợt phát hành nếu tỷ lệ lạm phát thực tế thấp hơn đoán và ngược lại. Tính không chắc
chắn này được gọi là rủi ro sức mua hay rủi ro lạm phát.
b5. Rủi ro chung của trái phiếu.
Mỗi loại rủi ro đã nêu trên góp một phần nào đó vào rủi ro chung của những chứng khoán
có thu nhập cố định. Những lợi nhuận trả thêm cho rủi ro của thị trường phản ánh mức độ rủi ro
chung của nhiều loại chứng khoán khác nhau và thị giá của chúng được hình thành dựa trên
những yếu tố này.
5 6 7 8 9 10 11 Lãi suất danh nghĩa
YTM (%)
8
9
10
11
12
Thị giá của trái
phiếu (tr.VND)
B4
B10
Hình 3.3 - Độ nhạy về giá trị của trái phiếu dài hạn đối với những thay đổi về tỷ suất YTM
Chương III: Giá trị của cổ phiếu trái phiếu trên thị trường chứng khoán
36
3.2. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
3.2.1. Lợi nhuận và giá trị của cổ phần thường.
a. Nhận định chung.
Không giống các loại chứng khoán có thu nhập cố định, cổ phần thường không có kỳ hạn
đáo hạn và doanh nghiệp không có bổn phận định trước phải trả bất cứ khoản lợi tức cổ phần nào
cho các cổ đông. Điều này tạo cho mỗi cổ phần một dòng lưu kim không thể dự tính trước khác
với dòng lưu kim của một trái phiếu, do đó làm cho việc xác định giá trị của cổ phần gặp rất nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng mô hình DCF để định giá cổ phiếu vì lẽ trong
trường hợp này, chúng ta cũng đánh giá từng giá trị kỳ vọng, đơn lẻ của dòng lưu kim hỗn hợp.
Công thức để xác định giá trị của cổ phiếu là:
P0 = ( ) ( ) ( ) ...k1
P
k1
d
...
k1
d
k1
d
n
n
n
n
2
21 ++++++++
⇒ P0 = ( ) ( )∑= +++
n
t
t
1
n
bt
k1
P
k1
d
(3.3)
Với : P0 = Giá bán cổ phần ở thời điểm hiện tại
Pn = Giá bán cổ phần trên thị trường tại thời điểm kết thúc kỳ hạn thứ n.
dt = Lợi tức cổ phần kỳ vọng của mỗi cổ phần tại thời điểm kỳ hạn thứ t.
Công thức (3.3) có thể được phát biểu như sau:
“Giá bán của một cổ phiếu bằng giá trị chiết khấu dòng lưu kim kỳ vọng của cổ phiếu.
Nghĩa là giá trị chiết khấu của những khoản lợi tức cổ phần đã nhận được và giá bản cổ phiếu tại
thời điểm kỳ vọng mà nó được bán”.
Thí dụ 1: Một cổ phiếu kỳ vọng được chia lợi tức cổ phần trong năm là 2,20 USD, giá bán
kỳ vọng của nó ngay sau thời điểm chia cổ tức là 60,50 USD và tỷ suất sinh lời cần thiết trên cổ
phần là 14% (tỷ lệ chiết khấu), thì giá bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại là:
Po =
14,1
50,6020, +2
= 55 USD
Thí dụ 2: Một người sử dụng một cổ phần và có ý định bán nó vào cuối năm thứ 10. Nếu
cổ phần có kỳ vọng được chia lợi tức cổ phần mỗi năm là 1,50 USD, thị giá của nó ở thời điểm
cuối năm thứ 10 là 53 USD và tỷ suất sinh lời cần thiết theo thị trường là 10%/năm. Thị giá ở thời
điểm hiện tạo của cổ phần là:
P0 = ( ) ( )∑= +++
10
1t
t 10k1
53
k1
1.50
Po = 1.50 PVFA ( 10%. 10) + 53 PFV ( 10%.10)
Po = 1.5 . 6,1446 + 53. 0,3855 = 29.65 USD
Nhưng những kỳ vọng của người cổ động về giá bán trong tương lai của cổ phiếu được dựa
trên cơ sở nào? Tại sao người cổ đông lại có thể hy vọng cổ phiếu được bán với giá nào đó mà
không phải là một giá khác?
Vì lẽ giá trị của cổ phiếu đối với một người mua tại bất cứ thời điểm nào trong tương lai
cũng đều dựa trên dòng lưu kim mà người đó kỳ vọng sẽ nhận được từ cổ phiếu do đó giá bán cổ
phiếu ở thời điểm hiện tại phải bằng với giá trị hiện giá về thời điểm bán tất cả mọi khoản thu
Chương III: Giá trị của cổ phiếu trái phiếu trên thị trường chứng khoán
37
nhập kỳ vọng trong tương lai. Hay nói cách khác, giá trị của cổ phiếu bằng giá trị hiện tại của tất
cả mọi khoản lợi tức cổ phần kỳ vọng trong tương lai của nó.
Bởi vậy, cần sử dụng mô hình DCF để định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu tất cả mọi
khoản tiền lợi tức cổ phần tương lai của nó.
P0 = ( ) ( ) ...k1
d
k1
d
k1
d
3
3
2
21 ++++++
P0 = ( )∑= +
x
1t
t
t
k1
d
(3.4)
Công thức (3.4) là mô hình định giá lợi tức cổ phần.
Thí dụ 3: Nếu một cổ phần kỳ vọng mỗi năm được chia 2 USD lợi tức cổ phần, khoản cổ
tức này không có thời hạn chấm dứt và tỷ suất sinh lời cần thiết theo thị trường là 10%/năm. Giá
bán của cổ phần này được tính như sau:
P0 = ( )∑= +
x
1t
t01
2
1,
=
1,0
2
= 20 USD
Việc tính toán trên được thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên thật là khó khăn khi áp dụng
mô hình DCF nằm ở trong việc xác định các khoản lợi tức cổ phần tương lai và tỷ suất sinh lời
cần thiết của cổ phần với độ chính xác hợp lý.
b. Mô hình dòng lưu kim lợi tức cổ phần gia tăng không đổi.
Việc thực hiện những đánh giá riêng rẽ về mỗi khoản tiền lợi tức cổ phần tương lai là một
công việc rất khó khăn.
Trong thực tế thường có những dòng lưu kim bao gồm những khoản lợi tức cổ phần có tỷ
lệ gia tăng không đổi trong tương lai.
Nếu ký hiệu lợi tức cổ phần ở thời điểm hiện tại của mỗi cổ phần là d0 và tỷ lệ gia tăng kỳ
vọng hàng năm trong nhữ...