lo_lem_lam_chieu248
New Member
Download miễn phí Luận văn Định hướng phát triển và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ tại Công ty vật tư- vận tải- xi măng
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM, TĂNG DTTT SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ 1
1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và DTTT sản phẩm, hàng hoá 1
1.1.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm : 4
1.1.3. Ý nghiã của tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm 5
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. 6
1.1.4.1. Các nhân tố chủ quan: 7
1.1.4.2. Các nhân tố khách quan 11
1.2. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM, TĂNG DTTT SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP 14
1.2.1. Sự cần thiết phải thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp 14
1.2.1.1. Xuất phát từ mục đích sản xuất của các doanh nghiệp
là sản xuất sản phẩm để tiêu thụ chứ không phải để tiêu dùng: 14
1.2.1.2. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của việc thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm đối với sự tồn tại, phát triển
của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung 15
1.2.1.3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực trạng tiêu thụ
sản phẩm, DTTT sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam trong điều kiện hiện nay. 16
1.2.2. Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm,
tăng DTTT và một số biện pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm, tăng DTTT 18
1.2.2.1.Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp 18
1.2.2.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm của doanh nghiệp 20
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VẬT TƯ -
VẬN TẢI- XI MĂNG 25
2.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY VẬT TƯ-
VẬN TẢI- XI MĂNG 25
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty vật tư- vận tải- xi măng 25
2.1.2. Đặc điểm tổ chức, quản lý. 26
2.1.3. Đặc điểm tổ chức SXKD. 28
2.1.4. Đặc điểm công tác hạch toán kế toán của Công ty. 29
2.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DTTT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VẬT TƯ- VẬN TẢI- XI MĂNG 31
2.2.1. Một số đặc điểm về công tác tiêu thụ sản phẩm và DTTT sản phẩm
tại Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng 31
2.2.1.1.Về đặc điểm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ và thị trường tiêu thụ 31
2.2.1.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty. 33
2.2.1.3. Đặc điểm về nguồn hàng của Công ty. 33
2.2.2. Tình hình lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng 34
2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
của Công ty 34
2.2.2.2. Tình hình thực hiện Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
và DTTT của Công ty. 36
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP
THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ TĂNG DTTT
TẠI CÔNG TY VẬT TƯ- VẬN TẢI- XI MĂNG 58
3.1. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2002 VÀ NHỮNG NĂM TỚI. 58
3.1.1. Đặc điểm tình hình tiêu thụ trong những năm tới. 58
3.1.2. Định hướng kế hoạch phát triển của Công ty trong năm 2002
và những năm tới. 60
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TIÊU THỤ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ VÀ TĂNG DTTT TRONG THƠÌ GIAN TỚI TẠI CÔNG TY VẬT TƯ- VẬN TẢI - XI MĂNG 61
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-25-luan_van_dinh_huong_phat_trien_va_cac_bien_phap_th.urOwMj6Dn5.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47050/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
nói, đây là mặt hàng Công ty độc quyền cung cấp cho các nhà máy. Tuy nó chưa được sử dụng nhiều, lãi suất kinh doanh chưa cao nhưng về phía Công ty đã mở rộng được mặt hàng kinh doanh mới, tạo công ăn việc làm cho trên 40 người.Ngoài các loại vật tư chủ yếu này Công ty còn kinh doanh một số loại vật tư khác cũng phục vụ cho sản xuất xi măng như: quặng sắt, đá bô xít, cát tiêu chuẩn.... Các mặt hàng này tuy khối lượng kinh doanh không lớn nhưng cũng đã góp phần trong việc mở rộng các mặt hàng tiêu thụ, mở rộng DTTT và giải quyết các vấn đề khác cho Công ty.
* Đối với dịch vụ vận tải: lĩnh vực vận tải không chỉ được thực hiên bằng đương bộ (với gần 250 đầu xe) mà còn thực hiện cả vận chuyển bằng đường sông, biển bằng các doàn xà lan mà Công ty đã đầu tư.
Với các nhiệm vụ vận chuyển:
+ Vận chuyển clinker Bắc- Nam.
+ Vận chuyển thuê các hàng hoá khác cho xã hội.
* Đối với kinh doanh, đại lý xi măng:
Ngày 25/05/1998 TCTXMVN giao thêm nhiệmvụ tổ chức tiêu thụỗi măng trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng. Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội.
Đối với việc kinh doanh này Công ty tổ chức đặt các cửa hàng, đại lý tại chi nhánh Lào Cai, chi nhánh Phú Thọ, chi nhánh Thái Nguyên, chi nhánh Vĩnh Phúc, Trung tâm I- Đông Anh, Trung tâm II- Gia lâm.
Mặt hàng xi măng mà Công ty kinh doanh cũng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như: xi măng trắng, xi măng PCB30, xi măng PCB40, xi măng rời. Các loại xi măng này được lấy từ các nhà máy như Hải phòng, Hoàng Thạch, Bút Sơn.
Khi được giao nhiêm vụ kinh doanh mặt hàng này, doanh thu mang lại lớn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng DTTT sản phẩm hàng năm của Công ty. Chỉ tính trong 7 tháng cuối năm 1999, doanh thu của mặt hàng này đạt 167. 701 triệu đồng, chiếm 46,75% tổng DTTT năm 1999.
Do việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động SXKD trong TCTXMVN, nên kể từ 01/04/2001, nhiệm vụ kinh doanh xi măng được giao cho Công ty Vật tư - kỹ thuật - xi măng, hiện nay Công ty chỉ thực hiện đại lý một số loại xi măng như: xi măng Hải Phòng, xi măng ChinFon.
Nhìn chung các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà Công ty cung cấp đều là những loại sản phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng cuả các NMXM. Do đó, sự lớn mạnh hay tụt hậu của ngành công nghiệp xi măng, đặc biệt là các NMXM trong TCTXMVN sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty.
2.2.1.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhìn chung là phân tán, không tập chung, nằm rải rác ở nhiều địa bàn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là khu vực phía Bắc: Thanh Hoá, Hà Nam, Hải phòng...
Về khách hàng của Công ty, đó là các nhà máy sản xuất xi măng, là những khách hàng quen thuộc và là thành viên trong TCTXMVN. Đây là những nhà máy sản xuất xi măng chủ lực của TCTXMVN nên khối lượng vật tư mà Công ty cung cấp cho họ là tương đối lớn và ổn định.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực kinh doanh khác khách hàng của Công ty là các đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
2.2.1.3. Đặc điểm về nguồn hàng của Công ty.
Nguồn hàng của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ theo từng loại hàng hoá:
- Đối với mặt hàng than cám, được nhập chủ yếu từ Quảng Ninh.
- Các loại phụ gia chủ yếu mua ở Quảng Ninh và một phần được lấy từ Lạng Sơn.
- Xỉ được lấy từ Lâm Thao và một phần do chi nhánh Phả Lại của Công ty sản xuất.
- Vận chuyển clinker: vận chuyển từ Bút Sơn vào Sài Gòn.
- Mặt hàng xi măng được lấy từ các NMXM như: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng.
Nhìn chung trong việc tìm kiếm các nguồn hàng của các đơn vị tại các địa điểm trên luôn được Công ty caan nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn ra đơn vị có giá mua hợp lý nhất, góp phần mang lại hiệu quả cao cho Công ty.
2.2.2. Tình hình lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng
2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Công ty
Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là một trong những kế hoạch được Công ty lập vào cuối năm báo cáo, đây là một mảng trong kế hoạch tài chính của Công ty. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là việc đoán trước số lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ, đơn giá bán hàng hoá trong kỳ kế hoạch, từ đó dự kiến DTTT sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để có thể chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá cho mình. Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ được lập một cách cụ thể, chính xác sẽ tạo điều kiện cho Công ty tổ chức hoạt động nói chung và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúng hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ không được kế hoạch hoá cụ thể, chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị rơi vào thế bị động, hàng hoá nhập mua không phù hợp với nhu cầu, cung không phù hợp với cầu dẫn đến hiệu quả kinh doanh mang lại sẽ thấp. Hơn nữa, do kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là một phần của kế hoạch tài chính của Công ty nên nếu thiếu kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hay không chính xác sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác như: kế hoạch lao động, kế hoạch vốn, kế hoạch lợi nhuận... khiến cho hoạt động kinh doanh diễn biến bất thường, mất cân đối, xa rời thực tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch này, mà Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng rất chú trọng đến công tác này, thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhằm đưa ra kế hoạch sát thực tế nhất. Công tác này do phòng kinh tế kế hoạch của Công ty đảm nhận.
Để đảm bảo kế hoạch lập ra sát thực tế, Công ty không chỉ tiến hành lập kế hoạch cho cả năm mà còn lập kế hoạch theo quý, tháng, các kế hoạch này được lập ra trên cơ sở kế hoạch năm cà có các điều chỉnh phù hợp với biến động thực tế, do đó kế hoạch tháng bao giờ cũng được đánh giá là sát thực tế nhất.
Công tác lập Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Công ty Vật tư- Vận tải- xi măng được tiến hành theo hai bước cụ thể:
- Phòng kinh tế kế hoạch lập kế hoạch khối lượng tiêu thụ cho cả năm sau đó gửi kế hoạch này lên TCTXMVN.
- TCTXMVN xem xét kế hoạch khối lượng tiêu thụ của Công ty, kết hợp với kế hoạch khác của TặNG CôNG TY, điều chỉnh nếu cần thiết và gửi kế hoạch khối lượng chính thức về Công ty. Trên cơ sở kế hoạch chính thức này và đơn giá bình quân của một số mặt hàng đã ký trên các HĐKT và các đơn giá kế hoạch của một số mặt hàng khác để lập ế hoạch tiêu thụ của toàn bộ các mặt hàng.
Phương pháp lập Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ :
* Căn cứ lập:
+ Số lượng xi măng mà các NMXM sẽ sản xuất trong năm kế hoạch và định mức kinh tế kỹ thuật, định mức vật tư tính cho một tấn xi măng sản xuất.
+ Khả năng của Công ty :
- Khả năng khai thác các nguồn hàng.
- Nguồn vận tải bốc xếp.
- Tiềm lực của Công ty : tiền vốn và nhân lực.
* Thời điểm lập:
Công ty tiến hành lập kế hoach tiêu thụ sản phẩm cả năm vào cuối năm báo cáo. Các kế hoạch quý, tháng được lập vào những ngày cuối quý, tháng trước quý, tháng ...