Download Khóa luận Một số định hướng và giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Download Khóa luận Một số định hướng và giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí





Nếu như môi trường kinh tế là nền tảng thì môi trường pháp lý, nếu phù hợp và đồng bộ, sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lý quỹ cũng như các quỹ đầu tư hoạt động lành mạnh, có hiệu quả và ngày càng phát triển. Môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Có hệ thống văn bản pháp quy mang tính tổng thể quy định cụ thể và rõ ràng về địa vị pháp lý, phạm vi hoạt động, quyền và trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động của các định chế trên nhằm mục đích của pháp luật là bảo vệ người đầu tư.
+ Tạo ra các cơ chế đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động của các định chế như cơ chế thuế, ngoại hối,
Ngành chứng khoán tại Việt Nam hình thành chậm hơn rất nhiều so với các ngành khác. Vì vậy khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán dường như chưa được đề cập nhiều tới trong các bộ Luật trước đây từ Luật Dân sự đến Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp Riêng công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư lại là các đối tượng hoàn toàn mới chưa từng được đề cập đến trong bất lỳ văn bản pháp lý nào trước đây ngoài Nghị định 48/1998/CP – NĐ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Vì văn bản điều chỉnh hoạt động của các đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lý quỹ cũng như quỹ đầu tư chỉ ở cấp độ Nghị định, do đó các đối tượng này đồng thời phải chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan trong khi các luật này lại chưa đưa ra các quy phạm điều chỉnh cụ thể và đầy đủ. Điều đó dẫn đến nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ trong hệ thống các văn bản điều chỉnh về các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán. Sự ra đời Luật Chứng khoán năm 2005 đã đảm bảo hiệu lực pháp lý cao hơn, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như của các định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

y mang hình thái của quỹ tư nhân nhưng nó lại rất khác biệt là không uỷ thác hoạt động đầu tư cho một tổ chức nào mà tự tiến hành đầu tư cho mình. Điều đó có thể lý giải bởi một trong những hạn chế cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư hầu như chưa cao. Ngay cả đội ngũ những người hành nghề kinh doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Từ sự phân tích trên đâycó thể thấy rằng các quỹ tự phát không có nét tương đồng về bản chất hoạt động với quỹ đầu tư chứng khoán hay các quỹ đầu tư tập thể là đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài.
Điều kiện và nhân tố tác động tới việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ ở Việt Nam:
Điều kiện vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm ổn định từ 8% - 9% trong giai đoạn từ năm 1992 -1997. Giai đoạn 1998 -1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước trong khu vực, mức tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm. Sang năm 2000 lại có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng trên 6% . Lạm phát giảm từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990, từ năm 1998 xuống dưới 5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, từ năm 1990 bắt đầu có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế , truy cập lúc 20:46’ ngày 22/04/2009
.
Các chính sách tiền tệ, vấn đề lãi suất, tỷ giá ngoại hối, chỉ số chứng khoán là những vấn đề nhạy cảm, luôn có tác động đối với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán nói chung cũng như đối với nền kinh tế thị trường nói chung. Về cơ bản, sự điều hành vĩ mô về các chính sách này ngày càng mang tính thị trường hơn. Đứng dưới giác độ của người đầu tư, lãi suất tiền gửi cũng như tỷ giá hối đoái là những yếu tố tác động đến việc di chuyển luồng tiền dùng để đầu tư của công chúng từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán và ngược lại. Các biến động về lãi suất cũng như tỷ giá trên thị trường tiền tệ có tác động đáng kể tới thị trường chứng khoán.
Từ tháng 8/2000, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã thực hiện bước đổi mới căn bản về điều hành lãi suất, thay cơ chế cũ bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý đối với cho vay bằng đồng ngoại tệ. Theo đánh giá chung, với việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đã đi vào nề nếp, mặt bằng lãi suất đã hình thành một cách hợp lý theo xu hướng có lợi cho lãi suất VNĐ, hạn chế được vòng chu chuyển vốn từ VNĐ sang ngoại tệ; lãi suất cho vay được hình thành theo hướng tích cực, đáp ứng được chủ trương kích cầu của Chính phủ. Hôm 21/10/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa lãi suất cơ bản từ mức 14% về 13%. Đây được xem là bước nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên sau nhiều tháng thắt chặt. Để chống lạm phát, hôm 1/2/2008, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 8,75%, sau hơn hai năm duy trì ở mức 8,25%. Tiếp đó, ngày 19/5, lãi suất cơ bản tăng mạnh lên ngưỡng 12% và chạm đỉnh 14% vào ngày 11/6. Trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, từ tháng 11/2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm mức lãi suất cơ bản từ 13%/năm xuống còn 12%/năm. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ 2 trong năm 2008 , 15:16 ngày 5/11/2008 truy cập lúc 21:4’ ngày 22/04/2009
. Lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong năm qua của các ngân hàng thương mại đều giảm so với năm trước, mức lãi suất cao nhất chỉ còn 3,4 – 3,7%/năm so với 6%/năm của cùng kỳ năm trước ngày 28/11/2008 truy cập lúc 21:29’ ngày 22/04/2009
.
Môi trường kinh tế ổn định làm cho nhu cầu về vốn cho sản xuất và kinh doanh tăng lên, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn, do đó tạo ra cơ hội cho việc tham gia của các quỹ đầu tư vào nền kinh tế nói chung.
Theo một kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về vốn đầu tư cho phát triển của toàn xã hội trong hai năm 2007 – 2008, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006, trong đó vốn khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 187,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% và tăng 17,1%.Trong vốn nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sánh nhà nước (gồm vốn dự án và chương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạch năm, trong đó vốn do địa phương quản lý 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 107,2%, vốn trung ương quản lý đạt thấp hơn so với dự toán, chỉ bằng 92,2%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ước tính 40,3 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch năm và vốn của các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức nhà nước khác khoảng 62,7 nghìn tỷ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD , 17:38 31/12/2007 truy cập 22:18’ ngày 25/04/2009
. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao. Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007 ,14:08 31/12/2008 truy cập 22:30’ ngày 25/04/2009
.
Số liệu trên cho thấy nhu cầu vốn đầu tư của xã hội rất lớn và nhu cầu đó sẽ ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Để tạo điều kiện cho các định chế tài chính trong đó có thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán phát triển và hoạt động hiệu quả cũng như người dân có thể an tâm bỏ vốn đầu tư qua các tổ chức trên, cần tạo ra các cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách phát triển kinh tế một cách hợp lý, đổi mới cơ chế tài chính cho hệ thống tài chính quốc gia và tài chính doanh nghiệp.
Chính sách
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng Y dược 0
D Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Môn đại cương 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D SKKN Gợi động cơ cho việc hình thành định lý và định hướng giải bài tập ở chương 2, 3. hình học lớp 11 Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mỡ định hướng ghép tự thân trong điều trị vết thương mạn tính Y dược 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
T Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top