want_you

New Member

Download Đồ án Động cơ đốt trong miễn phí

MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I:Giơí thiệu về động cơ
1/Giới thiệu động cơ thiết kế và lựa chọn phương án
1.1/Đặc điểm động cơ thiết kế 2
1.2/TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CHÁY:
1.2.1/Loại nhiên liệu 2
1.2.2/Buồng đốt 2
1.2.3/Hệ thống nhiên liệu:
a/Hệ thống nhiên liệu 3
b/Hệ thống điều khiển 4
c/Hệ thống nạp khí 5
1.3/CƠ CẤU PHỐI KHÍ:
1.3.1/Công dụng 5
1.3.2/Yêu cầu 5
1.3.3/Cơ cấu phối khí sử dụng 5
1.3.4/Phương pháp dẫn động 7
1.3.5/Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt 7
1.4/HỆ THỐNG LÀM MÁT:
1.4.1/Lý do phải làm mát động cơ 7
1.4.2/Phân tích chọn hệ thống làm mát:
a/Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi 8
b/Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên 8
c/Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức 9
1.4.3/Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức kiểu kín 10
1.4.4/Dung dịch làm mát 11
1.4.5/Làm mát pittông,làm mát vòi phun 11
1.5/HỆ THỐNG BÔI TRƠN:
1.5.1/Lý do phải bôi trơn động cơ 11
1.5.2/Chọn hệ thống bôi trơn 11
a/Bôi trơn bằng phương pháp vung té dầu 12
b/Bôi trơn cưỡng bức 12
1.5.3/Cấu tạo ,sơ đồ ,Nguyên lý hoạt đông 13
1.6/HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG:
1.6.1/Nhiệm vụ 15
1.6.2/Yêu cầu 15
1.6.3/Phân loại 16
1.6.4/Cấu tạo máy khởi động loại giảm tốc 17
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN NHIỆT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1/CHỌN CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC CỦA ĐỘNG CƠ:
1.1/Loại động cơ
1.2/Công suất (Ne) 18
1.3/Số vòng quay (n) 18
1.4/Số xy lanh (i) 18
1.5/Tỉ số nén ( ) 18
1.6/Thông số kết cấu 18
2/CHỌN CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN NHIỆT:
2.1/Áp suất không khí nạp p0 19
2.2/Nhiệt độ không khí nạp mới T0 19
2.3/Áp suất khí nạp trước xuppap nạp (pk) 19
2.4/Nhiệt độ khí nạp trước xuppap nạp (T0) 19
2.5/Áp suất cuối quá trình nạp pa 19
2.6/Áp suất khí sót (pr) 19
2.7/Nhiệt độ khí sót Tr 20
2.8/Độ tăng nhiệt độ khí nạp mới 20
2.9/Hệ số nạp thêm 20
2.10/Hệ số quét buồng cháy 20
2.11/Hệ sô dư lượng không khí 20
2.12/Hệ số hiệu đính tỷ nhiệt 21
2.13/Hệ số lợi dụng nhiệt tại điểm z ( ) 21
2.14/Hệ số lợi dụng nhiệt tại điểm b ( ) 21
2.15/Hệ số điền đầy đồ thị công ( ) 21
2.16/Tỷ số tăng áp ( ) 21
3/TÍNH TOÁN NHIỆT:
3.1/Qúa trình nạp 22
3.2/Qúa trình nén 24
3.3/Qúa trình cháy 24
3.3.1/Giai đoạn tính toán tương quan nhiệt hóa 25
3.3.2/Giai đoạn tính toán tương quan nhiệt động 26
3.4/Qúa trình giãn nở 27
4/CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH CÔNG TÁC VÀ SỰ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ:
4.1/Các thông số chỉ thị:
4.1.1/Áp suất chỉ thị trung bình lý thuyết 29
4.1.2/Áp suất chỉ thị trung bình thực tế 29
4.1.3/Suất tiêu hao nhiên liệu chỉ thị 29
4.1.4/Hiệu suất chỉ thị 30
4.2/Các thông số có ích 30
4.2.1/Áp suất tổn hao cơ khí trung bình 30
4.2.2/Áp suất có ích trung bình 30
4.2.3/Hiệu suất cơ
4.2.4/Suất tiêu hao nhiên liệu có ích 31
4.2.5/Hiệu suất có ích 31
4.2.6/Công suất có ích của động cơ ở số vòng quay tính toán 31
4.2.7/Momen xoắn có ích của động cơ ở số vòng quay tính toán 32
CHƯƠNG III: DỰNG ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA ĐỘNG CƠ
1/Khái quát 33
2/Dựng đồ thị đặc tính ngoài của động cơ 33
CHƯƠNG IV: ĐỘNG HỌC CƠ CẤU KHUỶU TRỤC THANH TRUYỀN
1/Quy luật chuyển động của pittông 35
2/Tốc độ chuyển động của pittông 36
3/Gia tốc chuyển động của pittông j 37
CHƯƠNG V: ĐỘNG LỰC HỌC CƠ CẤU KHUỶU TRỤC THANH TRUYỀN
1/Lực khí thể tác dụng lên pittông 39
2/Lực quán tính:
2.1/Lực quán tính chuyển động tịnh tiến 39
2.2/Lực quán tính chuyển động quay 41
2.3.1/Thành phần lực tiếp tuyến T 42
2.3.2/Thành phần lực pháp tuyến Z 43
2.3.2/Thành phần lực dọc tác dụng lên thanh truyền 44
Tài liệu tham khảo 45
Mục lục 46

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay đã và đang phát triển một cách nhanh chóng và đang trên đà phát triển thành một nước công nghiệp trong thời gian sắp tới, thì vai trò của ngành động cơ đốt trong nói chung và nền công nghiệp ôtô nói riêng rất là quan trọng. Cụ thể hơn thì nền công nghiệp ôtô đã góp phần rất nhiều trong các ngành nông nghiệp ,công nghiệp ,dịch vụ…,và đặc biệt là khả năng di chuyển rất linh động đã làm cho phần lớn người dân Việt Nam đã chọn ôtô xe máy làm phương tiện di chuyển qua đó thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô phát triển.Qua đó bản thiết kế “ĐỒ ÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” đã giúp chúng ta phần nào có thể hình dung ra được cách tính toán,trình tự thiết kế ra một động cơ đốt trong.Và dưới đây là bản thiết kế đồ án động cơ đốt trong mà chúng em đã áp dụng những kiến thức về tính toán động cơ,nguyên lý động cơ đốt trong,Kết cấu động cơ…để thiết kế. Chúng em xin chân thành Thank thầy Hoàng Ngọc Dương đã chỉ dẫn chúng em trong quá trình làm đồ án.Hi vọng thầy có thể có góp ý giúp chúng em để chúng em có thể rút kinh nghiệm trong những bản thiết kế tiếp theo.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ
1/GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN:
1.1/ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ THIẾT KẾ:
-Động cơ thiết kế là động cơ 4 kì,4 xy lanh được bố trí thẳng hàng (I4)
+Công suất danh nghĩa: Nen=90Kw
+Tốc độ vòng quay danh nghĩa :nn=3800 (v/ph)
Được sử dụng trên xe ôtô KIA BONGO III/TC-J3TK
1.2/TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CHÁY:
1.2.1/Loại nhiên liệu:
-Nhiên liệu được sử dụng cho động cơ là nhiên liệu diesel.
-Các thành phần có trong nhiên liệu là: C=0,87;H=0,126 ;O=0,004([2],39)
1.2.2/Hệ thống nhiên liệu:
a/Hệ thống nhiên liệu:
Nhiên liệu được bơm điện hút nhiên liệu từ bình chứa qua lưới lọc trên bơm đẩy nhiên liệu tới bộ lọc nhiên liệu và đi tới ống phân phối sau đó đi vào từng kim phun.Trong quá trình hoạt động nếu bộ lọc bị tắc nghẽn làm cho áp suất trong ống dẫn tăng thì lúc này bộ điều áp sẻ mở làm cho nhiên liệu quay trở lại bình chưa.
b/Hệ thống điều khiển:
c/Hệ thống nạp khí:
Không khí Bộ lọc khíĐo lưu lượng khí nạpBướm gabuồng đốt
1.3/CƠ CẤU PHỐI KHÍ:
1.3.1/Công dụng:
Cơ cấu phối khí có nhiệm vụ nạp đầy hòa khí vào các xy lanh và thải sạch khí cháy ra khỏi các xy lanh sau khi bị đốt cháy
1.3.2/Yêu cầu:
-Nạp đầy và thải sạch muốn vậy xuppap phải mởi sớm và đóng muộn
-Đảm bảo kín buồn đốt trong thì nén và nổ
-Đóng mở đúng thời gian quy định
-Độ mở để dòng khí dễ lưu thông
-Ít mòn tiếng kêu bé
-Dễ điều chỉnh và sữa chữa giá thành chế tạo rẻ
1.3.3/Cơ cấu phối khí sử dụng:
Sử dụng cơ cấu phối khí dạng trực tiếp cam đội xuppap ( hai trục cam rời)
-Ưu điểm: đơn giản,làm việc êm không gây tiếng ồn vì lúc này không còn tiếng ồn gây ra bởi cò mổ,đũa đẩy,con đội.
-Nhược điểm: khó chế tạo
Cơ cấu phân phối khí có xupáp treo, trục cam đặt trên nắp xupáp.
1–xupáp xả; 2–lò xo xupáp; 3–trục cam; 4–đĩa tựa; 5–bulông điều chỉnh;
6–thân xupáp rỗng; 7–vành tựa; 8–mặt trụ; 9–đĩa tựa lò xo
Cơ cấu phân phối khí có trục cam truyền động trực tiếp cho xupáp thể hiện trên hình vẽ trên. Khi trục cam đặt trên nắp xylanh và cam trực tiếp điều khiển việc đóng, mở xupáp, không thông qua con đội, đũa đẩy, đòn gánh... Loại này có xupáp rỗng, ghép.
1.3.4/Phương pháp dẫn động:
Phương pháp dẫn động trục cam là phương pháp dẫn động gián tiếp sử dụng dây curoa để truyền chuyển động từ trục khuỷu tới hai cốt cam.
Vì những ưu điểm sau:
-Truyền động êm không gây tiếng ồn
-Dễ tháo lắp
-Gía thành rẽ
1.3.5/Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt:
Bulông 5 đằng sau đuôi xuppap giúp ta điều chỉnh chiều dài xupáp, sẽ cho phép điều chỉnh khe hở nhiệt (giữ mặt tựa của cam và đuôi xupáp). Tuy nhiên, đối với xupáp xả thường làm việc ở nhiệt độ tới (300 – 400)0C. vì vậy các đường ren dễ bị kẹt do han rỉ và điều kiện áp lực lớn điều chỉnh bu lông 5 rất khó. Lò xo xupáp ở đây có hai chiếc có độ cứng khác nhau, chiều quấn nguợc nhau và có chiều dài bằng nhau. Nhờ vậy tránh được sự cộng hưởng nên bền lâu hơn. Với máy nhỏ đôi khi người ta đúc liền một khối, như vậy không điều chỉnh được khe hở nhiệt. Trong trường hợp này, nhà chế tạo để khe hở nhiệt lớn một chút, khi mòn càng lớn hơn, nên có thể có tiếng gõ khi máy làm việc, nhưng cấu tạo đơn giản, làm việc an toàn.
1.4/HỆ THỐNG LÀM MÁT:
1.4.1/Lý do phải làm mát động cơ:
Trong quá trình làm việc tại thì nổ thì nhiệt độ của buồng đốt khoảng 2500 0C.Nhiệt đó sẽ được truyền đến các chi tiết tiếp xúc với khí cháy như (pittông,xec măng,xuppap,thành xy lanh,nắp xy lanh) khoảng 25-35% nhiệt do buồng đốt tạo ra.Vì vậy các chi tiết này bị đốt nóng mãnh liệt: nhiệt độ của đỉnh pittông khoảng 6000C,nhiệt độ nấm xuppap 9000C. Nhiệt độ các chi tiết cao sẽ gây ra các hậu quả như:
-Phụ tải nhiệt các chi tiết lớn làm giảm sức bền ,giảm độ cứng vững và tuổi thọ của chúng
-Nhiệt độ cao dẫn đến nhiệt độ dầu bôi trơn cũng cao do đó dẫn tới độ nhớt giảm khả năng nôi trơn kém làm tăng ma sát.
-Có thê gây bó kẹt pittông do hiện tượng giản nỡ
-Giảm hệ số nạp
-Có thể gây hiện tượng kích nổ
Vì vậy để khắc phục hiên tượng trên cần thiết phải làm mát động cơ giữ cho động cơ làm việc ở một mức độ nhiệt ổn định.
1.4.2/Phân tích chọn hệ thống làm mát:
a/Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi:
Hệ thống làm mát kiểu này là đơn giản nhất không cần bơm,quạt,phương pháp làm mát là khi động cơ làm việc nước bao bọc xung quanh sẽ sôi và bốc hơi thoát ra ngoài và một lượng nước khác phải được bổ sung kịp thời.Nhưng vấn đề ở đây là nếu không có nguồn nước bổ sung kịp thời thì lượng nước làm mát sẽ giảm dữ dội vì vậy phương pháp này không phù hợp với ô tô,máy kéo.
b/Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên:
-Với hệ thống làm mát loại này nước lưu động tuần hoàn được hoàn toàn là do sự chênh áp giữa 2 cột nước nóng và lạnh.
-Sự chênh áp giữa 2 cột nước nóng và lạnh thì phụ thuộc vào
+Nhiệt độ của 2 cột nước nóng và lạnh (khi mới khởi động t bé,khi tốc độ tăng t tăng)
+Độ chênh lệch chiều cao giữa 2 cột nước
Vì vậy mà trên động cơ luôn phải đảm bảo rằng bình chứa nước phải cao hơn đầu nước ra của động cơ.
Nhưng vấn đề ở đây là khi tốc độ động cơ tăng dẫn tới sự chênh lệch nhiệt độ của đầu vào và đầu ra lớn ,trong khi đó vì kết cấu của động cơ mà chiều cao đặt bình chứa nước bị hạn chế nên vận tốc tuần hoàn bé dẫn tới chỉ một lượng ít nước đi qua quạt để tản nhiệt,vì vậy tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ ở đầu vào và đầu ra lớn làm thành xy lanh làm mát không đều .Nếu muốn tăng chiều cao đặt bình chứa nước thì kết cấu lại lớn không phù hợp với ô tô, máy kéo.

Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên
c/Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức:

Link download cho anh em:
 
Top